I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Học sinh biết được sự hình thành tính chất chính của đất mặn, đất phèn.
- Biết được biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn.
2- Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
3- Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
- Nhiệm vụ của con người là ngăn chặn hiện tượng ngập mặn để giữ diện tích đất trồng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đất trồng.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
&
Môn: CÔNG NGHỆ 10
Lớp: 10A
Ngày dạy: 10/2010
Số tiết dạy: 1
Tên bài giảng: Bài10:
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Học sinh biết được sự hình thành tính chất chính của đất mặn, đất phèn.
- Biết được biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn.
2- Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
3- Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
- Nhiệm vụ của con người là ngăn chặn hiện tượng ngập mặn để giữ diện tích đất trồng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đất trồng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to H 10.1; 10.2; 10.3;
- Phiếu học tập1:
TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT PHÈN
BIỆN PHÁP CẢI TẠO TƯƠNG ỨNG
- Thành phần cơ giới................
- Tầng đất mặt .........................
- Độ chua .................................
- Chất độc hại ..........................
- Độ phì nhiêu..........................
- Hoạt động sinh vật...............
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Thuyết trình kết hợp giảng giải, thảo luận nhóm.
IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn.
- Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn.
V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph)
2- Kiểm tra bài cũ:(4ph)
1/Để cải tạo đất xám bạc màu người ta dùng biện pháp nào?
A.Cày sâu. B.Bón phân hữu cơ. C.Tưới tiêu hợp lí. D.Cả 3 biện pháp trên.
2/Đói với đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, biện pháp quan trọng hàng đầu là:
A.Làm ruộng bậc thang. B.Bón phân hữu cơ.
C.Trồng cây phủ xanh đất D.Luân canh và xen canh.
Đáp án: 1/ D. 2/ C.
3- Nội dung bài mới: (35ph)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
17’
Trong các loại đất canh tác ở nước ta ngoài đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh còn hai loại đất khác tập trung ở vùng đồng bằng ven biển : đất mặn và đất phèn cũng cần cải tạo mới sử dụng được
GV cho HS quan sát tranh ảnh và thảo luận các câu hỏi sau:
Đất thế nào gọi là đất mặn?
Nguyên nhân nào làm cho đất mặn?
Liên hệ:
Nguyên nhân làm cho nước biển tràn vào?
Nguyên nhân biến đổi khí hậu?
Đất mặn thường phân bố ở những vùng nào?
Đất mặn có những đặc điểm tính chất nào cần chú ý?
Để cải tạo đất mặn cần áp dụng những biện pháp nào?
Sử dụng đất mặn như thế nào cho hợp lý?
Những cây trồng nào có thể sống trên đất mặn?
Đất mặn còn có thể làm gì?
- Đọc SGK phần cải tạo và sử dụng đất mặn chuẩn bị các câu hỏi và trả lời các câu hỏi của GV
- Lắng nghe bạn trình bày và bổ sung những phần còn thiếu.
Do khí hậu biến đổi
Hoạt động tiêu cực của con người
Đước, sú, vẹt
Nuôi tôm, cá, làm muối
I/ BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN: (17ph)
1- Nguyên nhân hình thành:
- Đất mặn là loại đất chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất.
- Nguyên nhân:
+ Do nước biển tràn vào.
+ Do ảnh hưởng của nước ngầm.Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn.
- Phân bố: vùng đồng bằng ven biển.
2- Đặt điểm, tính chất của đất mặn:
- Thành phần cơ giới nặng. Tỉ lệ sét từ 50%à60%. Đất chặt, thấm nước kém.Khi bị ướt,đất dẻo, dính. Khi bị khô, đất nứt nẻ, cứng.
- Chứa nhiều muối tan NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng .
- Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
- Hoạt động của vi sinh vật yếu.
3- Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn :
a- Biện pháp cải tạo :
- Biện pháp thủy lợi: Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lí.
- Biện pháp bón vôi:Khi bón vôi vào đất , cation canxi sẽ tham gia phản ứng trao đổi theo sơ đồ sau:
KĐ
Na+
+ Ca2+
Na+
KĐ
Ca2+
+ 2 Na+.
- Tháo nước rửa mặn.
- Bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
- Trồng cây chịu mặn: để giảm bớt lượng Na trong đất sau đó trồng các cây trồng khác.
b- Sử dụng đất mặn:
- Trồng lúa đặc sản sau khi đã cải tạo.
- Trồng cói.
- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Vùng đất mặn ngoài đê:Trồng rừng
để giữ đất và bảo vệ môi trường.
18’
GV giới thiệu một số tranh ảnh về đất phèn, sơ đồ làm liếp cải tạo đất phèn, nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
Nguyên nhân gây nên đất phèn?
Đất phèn có những đặc điểm nào không lợi cho sản xuất ?
Tính chất cơ bản của đất phèn?
Vì sao nói đất phèn là loại đất xấu cần cải tạo?
Tính chất của đất phèn có những điểm nào giống và khác với đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh?
GV tổ chức cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1
Sau khi HS trình bày GV hoàn chỉnh kiến thức bằng cách treo tờ nguồn:
- Đọc SGK chuẩn bị các câu hỏi và trả lời các câu hỏi của GV.
- Lắng nghe bạn trình bày và bổ sung những phần còn thiếu.
Hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnhà phân hủy giải phóng S
Dựa vào sự hiểu biết, SGK trả lời.
Liên hệ với kiến thức đã học đẻ trả lời.
HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập
số 1
II/ BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN:
1/ Nguyên nhân hình thành :
Hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnhà phân hủy giải phóng S
+ Trong điều kiện yếm khí, S+ Fe (trong phù sa)àFeS2.
+ Trong điều kiện thoát nước,thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa à H2SO4 Làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy tầng chứa FeS2 còn gọi là tầng sinh phèn.
2/Đặc điểm, tính chất của đất phèn:
- Thành phần cơ giới nặng.Tầng mặt khi khô cứng, nứt nẻ
- Đất rất chua. pH < 4. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng (Al3+ ; Fe3+ ; CH4 ; H2S...)
- Độ phì nhiêu thấp.
- Hoạt động của vi sinh vật yếu.
3- Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn:
a- Biện pháp cải tạo:
- Biện pháp thủy lợi:Xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu nước để thau chua, rửa mặn, xổ phèn và thấp mạch nước ngầm.
- Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do. Khi bón vôi vào đất sẽ xảy ra phản ứng sau :
- Bón phân hữu cơ , đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất .
- Cày sâu, phơi ải để cho quá trình chua hóa diễn ra mạnh, nhờ nước mưa, nước tưới để rửa phèn.
- Lên liếpà lớp đất phèn phía dưới được lật lên phía trên, gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống phía dưới à đệm hữu cơ, hai bên liếp có rãnh tiêu phèn. Khi tưới nước ngọt chất phèn được hòa tan và trôi xuống r ãnh ti êu .
b- Sử dụng đất phèn:
- Trồng lúa.
- Trồng cây chịu phèn
TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT PHÈN
BIỆN PHÁP CẢI TẠO TƯƠNG ỨNG
- Thành phần cơ giới..nặng....
- Tầng đất mặt .Khô cứng, nứt nẻ ....
- Độ chua..cao....
- Chất độc hại Al3+,H2S......
- Độ phì nhiêu..thấp, nghèo mùn và đạm......
- Hoạt động sinh vật..rất kém....
- Bón phân hữu cơ.
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu.
- Bón vôi.
- Cày sâu, phơi ải, lên liếp, xây dựng hệ thống tưới tiêu, rửa phèn.
- Bón phân hữu cơ, đạm, vi lượng.
-Bón phân hữu cơ
4- Củng cố và luyện tập: (4ph)
1/Tính chất của đất phèn có điểm nào giống với đất xám bạc màu , đất xói mòn .
2/Biện pháp cải tạo của 3 loại đất này?
Đáp án:
1/Đất chua , độ phì nhiêu thấp, vi sinh vật hoạt động yếu...
2/Bón vôi khử chua,bón phân, tưới tiêu hợp lí
5- Dặn dò: (1ph)
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 12.
- Sưu tầm nhãn các loại phân hóa học, mẫu phân và tìm hiểutình hình sử dụng phân bón ở địa phương:
+ Những loại phân địa phương đang dùng trong sản xuất .
+ Cách sử dụng từng loại.
File đính kèm:
- Bai 10.doc