I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học sinh biết được tính chất chính của đất mặn, đất phèn
Biết được biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn và đất phèn
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về đầt mặn và đất phèn
Vẽ sơ đồ 10.3
- Học sinh: Xem SGK trước ở nhà, tìm hiểu về một số biện pháp cải tạo đất ở địa phương
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định lớp: 2’- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu nguyên nhân hình thánh đất xám bạc màu
- Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
- Nêu những biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 7234 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8, tiết 8
Ngày soạn
Bài 10: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học sinh biết được tính chất chính của đất mặn, đất phèn
Biết được biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn và đất phèn
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về đầt mặn và đất phèn
Vẽ sơ đồ 10.3
- Học sinh: Xem SGK trước ở nhà, tìm hiểu về một số biện pháp cải tạo đất ở địa phương
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định lớp: 2’- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu nguyên nhân hình thánh đất xám bạc màu
- Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
- Nêu những biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (2’)
Vào mùa khô hạn thi ở các vùng đồng bằng ven biển đất thường bị hoá chua hoặc hoá mặn. Tại sao có sự hình thành các loại đất đó, tính chất của đất đó như thế nào?, người ta làm thế nào để cải tạo 2 loại đất đó. Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn ( 15’)
I) Cải tạo và sử dụng đất mặn:
1) Nguyên nhân hình thành:
- Do nước biển tràn vào
- Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn
2) Đặc điểm tính chất của đất mặn:
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50-60%
- Chứa nhiều muối tan ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng
- Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
- VSV hoạt động yếu
3) Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng:
* Biện pháp cải tạo:
- Làm thuỷ lợi: đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống kênh mương, tưới tiêu hợp lý
-Bón vôi
-Bổ sung chất hữu cơ
- Trồng cây chịu mặn
* Hướng sử dụng:
- Sau khi cải tạo có thể trồng lúa, đặ biệt là lúa cao sản
- Thích hợp trồng cói
- Nuôi trồng thuỷ sản
- Vùng đất mặn ngoài đê trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường
- Thế nào là đất mặn?
- Đất mặn ở nước ta phổ biến ở vùng nào?
- Tác nhân chủ yếu hình thành đất mặn ở VN là gì?
- Để có biện phápcải tạo thích hợp với đất mặn ta cần tìm hiểu về tính chất của đất
- Hãy nêu tóm tắt tính chất của đất mặn
- Do đất nghèo chất dinh dưỡng và có thể gây độc cho cây trồng vì thế có những biện pháp cải tạo gì?
- Cho học sinh làm bảng phụ:
Biện pháp
Tác dụng
-
-
-
-
- Nhận xét giảng thêm:
+ Khi bón vôi
KĐ
Na+
Na+ + Ca2+ →
KĐ
Ca2+
+ 2Na+
- Quá trình rửa mặn là quá trình lâu dài cần tiến hành theo từng bước
Khi trồng cây chịu mặn nên trồng các lọai cây nào?
- Theo em biện pháp trên biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất? Vì sao?
- Hướng sử dụng đất mặn
- Ở vùng đồng bằng ven biển còn 1 loại đất cần cải tạo đó là đất phèn
- Là đất chứa nhiều cation Na hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất
- Phổ biến ở vùng đồng bằng ven biển
- Do nước biển và nước ngầm
- Có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50-60%
-Có nhiều muối tan
- Phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu
- Nghèo mùn, nghèo đạm
- VSV hoạt động yếu
- Thảo luận và đưa ra đáp án
Biện pháp
Tác dụng
- Thuỷ lợi
-Bón vôi
-Bón chất hữu cơ
- Trồng cây chịu mặn
- Ngăn mặn, dẫn nước ngọt vào để rửa mặn
-Giải phóng cation Na tạo thuận lợi cho rửa mặn
- Tăng lượng mùn cho đất, giúp VSV phát triển làm đất tơi xốp
- Giảm bớt lượng cation Na trong đất
- Cây sú, vẹt, đước,
- Làm thuỷ lợi, bón vôi, rửa mặn
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn: (15’)
II) Cải tạo và sử dụng đất phèn:
1) Nguyên nhân hình thành đất phèn:
Hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác VSV chứa lưu huỳnh
2) Đặc điểm tính chất của đất phèn:
- Thành phần cơ giới nặng. Tầng mặt khi khô thì cứng và nứt nẻ
- Đất rất chua, trong đất chứa nhiều chất độc hại
- Độ phì thấp, VSV hoạt động kém
3) Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng:
* Biện pháp cải tạo:
- Thuỷ lợi: xây dựng hệ thống kênh mương tưới để thau chua, rửa mặn, rửa phèn và hạ thấp mạch nước ngầm
- Bón vôi khử chua
- Bón phân hữư cơ: đạm, lân , kali, và phân vi lượng nâng cao độ phì
- Cày sâu, phơi ải, làm luống
* Hướng sử dụng:
- Trồng lúa: Cần phối hợp các biện pháp: Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Trồng cây chịu phèn
- Nguyên nhân gây ra đất phèn?
- Lưu huỳnh sẽ kết hợp với Fe trong đất sét tạo thành hợp chất pirit sắt FeS2. Trong điều kiện thoáng khí và thoáng nước hợp chất này sẽ bị oxi hoá thành H2SO4 làm cho đất rất chua. Tầng chứa Pirit sắt gọi là tầng sinh phèn
KĐ
H+
+ Ca(OH)2→
KĐ
Al3+
2Ca2+
+ H2O + Al(OH)3
- Bón vôi ở đất mặn và đất chua có gì khác nhau?
- Đưa hình 10.3 giái thích hình
- Cày nông làm cho các chất độc hại lắng sâu, bừa sục làm đất mặt thaóng, rễ cây hô hấp được
- giữ nước cho tấng đất mặt không bị khô cứng, nứt nẻ. Thay nước thường xyên làm giảm chất độc hại đối với cây
- Hãy cho ví dụ về một số cây chịu phèn
Ở vùng ven biển có nhiều xác VSV chứa lưu huỳnh
- Đất mặn thì giải phóng ion Na thuận lợi cho rửa mặn, còn ở đất phèn thì xảy ra phản ứng trao đổi làm Al(OH)3 kết tủa
- Khóm, khoai mì,tràm, điều, khoai mỡ,
IV) CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: 3’
- Học bài và xem tiếp bài kế
- Tìm hiểu về các loại phân thường dùng ở đia phương
V) RÚT KINH NGHIỆM: 3’
File đính kèm:
- BAI8CN.DOC