Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loaị phân bón thông thường

I) MỤC TIÊU:

 Học sinh biết được đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân thường dùng trong nông, lâm nghiệp

II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Chuẩn bị một số mẫu phân hoá học

 Tham khảo các tài liệu liên quan

 - Học sinh: Xem bài trước

 Tìm hiểu một số loịa phân hoá học mà địa phương thường dung

III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 * Ổn định lớp: 2’ - Ổn định trật tự

 - Kiểm tra sĩ số

 * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu tính chất của đất mặn và biện pháp cải tạo

 - Nêu tính chất của đất phèn và biện pháp cải tạo

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loaị phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, tiết 9 Ngày soạn: 5/10/08 Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOAỊ PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I) MỤC TIÊU: Học sinh biết được đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân thường dùng trong nông, lâm nghiệp II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị một số mẫu phân hoá học Tham khảo các tài liệu liên quan - Học sinh: Xem bài trước Tìm hiểu một số loịa phân hoá học mà địa phương thường dung III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: * Ổn định lớp: 2’ - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu tính chất của đất mặn và biện pháp cải tạo - Nêu tính chất của đất phèn và biện pháp cải tạo NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: 3’ - Bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được ở dạng khoáng. Để sử dụng phân bón có hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm, tính chất và kỉ thuật sử dụng một số loại phân bón. Đó là nội dung của bài hôm nay Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại phân bón thường dung: 5’ I)Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: 1) Phân hoá học: Là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp VD: Đạm, lân, kali, urê, NPK, 2) Phân hữu cơ: Là loại phân do các chất hữu cơ vùi lấp trong đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất 3) Phân vi sinh vật: Là loại phân chứa các vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân hoặc vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ. - Hãy cho biết một số loại phân bón mà nông dân ta thường dùng? - Có 3 loại phân là phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật. Phân hoá học gồm các phân nào? - Tại sao phân đạm, lân, kali gọi là phân hoá học? - Thử nêu định nghĩa về phân hữu cơ và phân vi sinh vật - Đạm, lân, kali, phân bắc, phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh vật - Do được sản xuất bằng quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp - Phân hữu cơ là loại phân được tạo từ các phân của súc vật, phân người, xác thực vật, - Phân vi sinh vật là loại phân chứa các vi sinh vật Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dung trong nông, lâm nghiệp:15’ II) Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón dung trong nông, lâm nghiệp: 1) Phân hoá học: - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao VD: Urê chứa 46%N - Dễ tan ( trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh - Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và Kali đất bị chua 2) Phân hữu cơ: - Chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định - Không dùng được ngay mà phải qua quá trình khaóng hoá nên hiệu quả chậm - Không làm hại đất, làm tăng chất mùn cải tạo đất 3) Phân VSV: - Chứa VSV sống - Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định - Bón phân VSV không làm hại đất - Thảo luận nhóm: Loại phân bón Đặc điểm chính Phân hoá học Phân hữu cơ Phân VSV - Diễn giảng : VD: phân urê ( phân lạnh) chứa 46% N Loại phân bón Đặc điểm chính Phân hoá học - Chứa ít chất dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao - Dễ tan( trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh - Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua Phân hữu cơ - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định - Không dung được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá, nên hiệu quả chậm - Không làm hại đất , làm tăng chất mùn cải tạo đất Phân VSV - Là loaị phân chứa VSV sống - Mỗi loài phân chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cạy trồng nhất định Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng:10’ III) Kỹ thuật sử dụng: 1) Sử dụng phân hoá học: - Đạm, kali dùng bón thúc là chính, có thể dùng bón lót nhưng với lượng nhỏ - Phân lân khó hoà tan nên dung bón lót - Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót và bón thúc 2) Sử dụng phân hữu cơ: Dúng bón lót là chính, trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục 3) Sử dụng phân VSV: - Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng, bón trực tiếp vào đất - Phân hoá học nào dễ tan và bón như thế nào là hợp lý? - Vì sao chỉ bón với lượng nhỏ? Nếu bón nhiều thì sao? - Phân lân có đặc điểm gì? Sử dụng như thế nào? - Hiện nay có rât nhiều phân NPK với các tỉ lệ khác nhau. VD: 20-20-15; 16-16-8; 5-10-13,Tại sao lại sản xuất với lượng khác nhau như vậy? - Phân hữu cơ được sư dụng như thế nào? Vì sao phải ủ cho hoai mục? -Vì sao phân hữu cơ dung bón lót là chính? Dùng phân hữu cơ để bón thúc được không? - Phân đạm, kali dung bón lót và bón thúc với lượng nhỏ - Vì đó là các loại phân dễ tan nên cây không hấp thụ hết sẽ bị rửa trôi gây lãng phí, làm đất chua Khó hoà tan, dung bón lót - Cho phù hợp với nhu cẩu của từng loaị cây, loaị đất - Dùng bón lót là chính, trước khi dung phải ủ cho hoai, mục - Thúc đẩy nhanh quá trình phân giái chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mầm bệnh: nấm, trứng, giun sán - Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ p[hải qua quá trình khoáng hoá mới chuyển thành chất dinh dưỡng hấp thụ được cho cây. Vì vậy bón lót để có thời gian cho phân chuyển hoá IV) CỦNG CỐ, CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: 3’ * Củng cố: Thế nào là phân hoá học và phân vi sinh vật, phân hữu cơ? Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hoá học * Công việc về nhà: Xem bài trước V) RÚT KINH NGHIỆM: 2’

File đính kèm:

  • docBAI9CN.DOC