Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

I) MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống,củ giống

- Rèn luyện ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất. Vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương

II) CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học

 Tranh, ảnh có liên quan đến bài giảng

- Học sinh: Đọc trước nội dung bài

III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

* Ổn định lớp: Kiềm tra sỉ số

* Kiểm tra bài cũ:5’ Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

 Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 , tiết 35 Ngày soạn: 22/2/2009 BÀI 41: BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG I) MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống,củ giống - Rèn luyện ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất. Vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương II) CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học Tranh, ảnh có liên quan đến bài giảng - Học sinh: Đọc trước nội dung bài III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG * Ổn định lớp: Kiềm tra sỉ số * Kiểm tra bài cũ:5’ Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 5’ - Sau khi thu hoạch nông sản, người ta thường tiến hành phân loại để chọn ra những nông sản đạt tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau và được cất giữ, bảo quản chu đáo. Phương pháp bảo quản cần có những yêu cầu gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động bảo quản hạt giống 20’ I) Bảo quản hạt giống * Mục đích: - Giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt để tái sản xuất - Góp phần duy trì tính đa dạng sinh học 1) Tiêu chuẩn: - Có chất lượng cao - Thuần chủng - Không bị sâu, bệnh 2) Các phương pháp bảo quản - Để bảo quản hạt giống phải chú ý tới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm * Nếu bảo quản ngắn hạn (dưới 1 năm) : giữ hạt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường * Nếu bảo quản trung hạn (dưới 20 năm) cần giữ ở 00C, độ ẩm 35-40% * Nếu bảo quản dài hạn (trên 20năm) giữ ở điều kiện lạnh đông -100C, độ ẩm 35-40% 3) Qui trình bảo quản hạt giống Thu hoạch ’ tách hạt’ phân loại và làm sạch’ làm khô ’xử lí bảo quản ’đóng gói’ bảo quản ’sử dụng - Các phương pháp bảo quản hạt giống: + Phương pháp truyền thống: đựng trong chum, vại, bao túi treo nơi khô ráo + Phương pháp tiên tiến: bào quản trong kho mát, kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp * Chú ý: + Các phương tiện bảo quản phải được làm sạch + Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt - Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì? - Tất cả hạt củ có sức sống mà ở trong trạng thái không nảy mầm gọi là trạng thái ngủ, nghỉ của hạt,củ. Đây là hình thức baỏ tồn nòi giống - Tùy vào mục đích hạt giống có thể bảo quản ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (dưới 20năm), dài hạn (trên 20năm) - Hạt giống đưa vào bảo quản cần có những tiêu chuẩn nào? - Để bảo quản hạt giống tốt cần chú ý đến vấn đề gì? -Tùy theo thời gian cần bào quản mà có chế đô nhiệt độ và độ ẩm khác nhau - VD: Lúa sau khi thu hoạch có độ ẩm 25%. Phơi nắng sao cho hạt có độ ẩm 12% là được. Sau đó cho vào bao nilon và buộc kín, bỏ toàn bộ túi nilon vào bao bố, bỏ vài cục vôi sống dưới đáy để hút ầm. Để nơi khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải được kê bằng gỗ không nên kê gạch - Hãy nêu qui trình bảo quản hạt giống - Thời gian thu hoạch rất quan trọng khi thu hoạch cần chú ý thu đúng thời điểm. VD: Thu hoạch đậu nành khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số trái trên cây chuyển sang màu nâu xám - Sau khi thu hoạch tiến hành tách, tuốt cần thận - Hạt được phân loại và loại bỏ các tạp chất như rơm, lõi, rễ, lá, hạt bị sâu phá hỏng, - Làm khô đối với thóc ở nhiệt độ 40-450C, đối với đậu nành, đậu phộng ở nhiệt độ 30-400C - Tại sao ở dậu nành, đậu phộng cần sấy ở nhiệt độ thấp? - Nông dân thường bào quản theo phương pháp nào? - VD: đối với dậu nành thường dùng lu, chum,sành, keo lọ rửa sạch, phơi khô Dưới đáy lót 1 lớp tro, lá chuối khô, cho hạt vào, trên mặt lót 1 lớp tro, lá chuối khô để chống ẩm - Khi bào quản cần chú ý đến vấn đề gì? - Giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt để tái sản xuất - Góp phần duy trì tính đa dạng sinh học - Có chất lượng cao, thuần chủng, không bị sâu bệnh - Nhiệt độ, độ ẩm - Thu hoạch’ tách hạt ’ phân loại và làm sạch ’ làm khô ’ xử lí bảo quản’ đóng gói ’ bào quản ’ sử dụng - Vì sấy ở nhiệt độ cao hơn sẽ làm chất béo trong hạt biến tính làm hạt bị hư - Bỏ trong chum, vại, đóng vào bao hoặc treo nơi khô ráo Hoạt động 3: Tìm hiểu bảo quản củ giống 10’ II) Bảo quản củ giống - Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày, nhiệt độ từ 0-50C, độ ẩm 85-90% 1) Tiêu chuẩn củ giống: - Chất lượng cao - Đồng đều, không gìa quá, không non quá - Không bị sâu bệnh - Không bị lẫn với các giống khác - Còn nguyên vẹn - Khả năng nảy mầm cao 2) Qui trình bảo quản củ giống Thu hoạch ’làm sạch và phân loại ’xử lí phòng chống vi sinh vật hại’ xử lí ức chế nảy mầm’ bảo quản ’sử dụng Ở các nước phát triển thường dùng phương pháp làm lạnh, phương pháp nuôi cấy mô để lưu giống một số cây trong đó có cả cây có củ - Về thời gian, bảo quản củ giống có gì khác với bảo quản hạt giống? - Tiêu chuẩn củ làm giống như thế nào? - Hãy nêu qui trình bảo quản củ giống - Qui trình bảo quản củ giống có gì khác với qui trình bảo quản hạt giống? - Vì nếu làm khô, củ giống sẽ mất khả năng nảy mẩm - Vì lớp vỏ củ mỏng, vi sinh vật đễ xâm nhập - Vì lượng nước trong củ nhiều, sau thời gian ngủ nghỉ, củ sẽ nảy mầm nên muốn bảo quản được lâu phải xử lí bằng cách xịt thuốc ức chế lên củ - Củ không thể bảo quản trung hạn và dai hạn - Đồng đều, chất lượng cao, không già quá, không non quá, không bị sâu bệnh, không bị lẫn với các giống khác, còn nguyên vẹn, khả năng nảy mầm cao - Không có bước làm khô - Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại - Xử lí ức chế nảy mầm IV) CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 5’ * Củng cố: Nêu mục đích cuả công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất Hãy cho biết một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống * Dặn dò: Học bài và đọc trước nội dung bài 42

File đính kèm:

  • docbai41cn.doc