Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 14 đến bài 19

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức: Học sinh trồng được cây trong dung dịch .

2-Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.

 3-Thái độ:

 - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 - Có ý thức tìm tòi sáng tạo trong khoa học, yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất .

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1/Dụng cụ, vật mẫu: - Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích 0,5-5 lít.

 -Dung dịch dinh dưỡng Knốp. - Cây thí nghiệm:Lúa, cà chua hoặc các loại rau xanh.

 -Máy đo pH. - Cốc thủy tinh dung tích 1000ml.

 -Ống hút dung tích 10ml - Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0.2%.

 2/Bảng theo dõi sinh trưởng của cây:

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 14 đến bài 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt: ......... NS: ...................... TuÇn: ........ ND: ..................... Bài14: Thực hành: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: Học sinh trồng được cây trong dung dịch . 2-Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. 3-Thái độ: - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Có ý thức tìm tòi sáng tạo trong khoa học, yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất . II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/Dụng cụ, vật mẫu: - Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích 0,5-5 lít. -Dung dịch dinh dưỡng Knốp. - Cây thí nghiệm:Lúa, cà chua hoặc các loại rau xanh. -Máy đo pH. - Cốc thủy tinh dung tích 1000ml. -Ống hút dung tích 10ml - Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0.2%. 2/Bảng theo dõi sinh trưởng của cây: Chỉ tiêu theo dõi Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần n Chiều cao của phần trên mặt nước Màu sắc lá Sự phát triển của rễ Hoa Quả III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội Dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: + Ổn định tổ chức lớp: + Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ . - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - Phân vi sinh vật cố định đạm: Chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc hội sinh với cây lúa và cây trồng khác. - Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơà lân vô cơ hoặc lân khó tan à dễ tan. - Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ : Chứa các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. * Hoạt động 2: I/GIỚI THIỆU BÀI THỰC HÀNH : II/TỔ CHỨC PHÂN CÔNG NHÓM: - GV giới thiệu nội dung thực hành. - GV chia nhóm học sinh thực hành, phân công vị trí thực hành cho các nhóm. - Lắng nghe ,theo dõi các thao tác GV thực hiện. - Ghi chép tóm tắt quy trình kỹ thuật và những điểm GV nhấn mạnh. * Hoạt động 3: III/QUY TRÌNH THỰC HÀNH: Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng: Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây. Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng : Mỗi loại cây trồng thích hợp với độ pH nhất định: Lúa, cà chua:5,5-6,5; Ngô, đậu đỏ: 6,5-7,0; Bắp cải; 7,0. Dùng mấy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch . Bước 3: Chọn cây khỏe mạnh có rễ mọc thẳng. Bước 4: Trồng cây trong dung dịch : Luồn rễ cây qua lỗ ở nắp đậy sao cho một phần rễ ngập vào dung dịch hút chất dinh dưỡng . Phần rễ phía trên hút oxiàhô hấp. Bước 5 :Theo dõi sinh trưởng của cây theo mẫu1. IV/HỌC SINH TIẾN HÀNH THỰC HÀNH:theo các bước (20ph) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - GVHướng dẫn học sinh thực hiện quy trình theo từng bước. - Kết hợp với diễn giải và thao tác mẫu : + Bước một: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng: dung dịch Knôp. + Bước hai : Điều chỉnh độ pH .Dùng máy đo pH để kiểm tra (Lưu ý cách sử dụng máy đo).Khi điều chỉnh độ pH phải rất cẩn thận ,dùng H2SO4 hoặc NaOH từ từ ,chính xác . - Nhắc nhở HS kiểm tra dụng cụ hoá chất trước khi thực hành. - Điều chỉnh độ pH :Lưu ý HS dùng thang màu chuẩn hoặc máy đo độ pH. - GV Đo kiểm tra lại độ pH HS đã đo,nếu chưa khớp yêu cầu điều chỉnh lại Cho HS mang cây về nhà để theo dõi sự sinh trưởng. - Sử dụng máy đo pH :Để đầu điện cực của máy ngập vào giữa khối dung dịch cần đo.Đặt máy cố định trên bàn. - Điều chỉnh độ pH: dùng NaOH 0,2 % hoặc H2SO4 0,2% để diều chỉnh độ độ pH theo yêu cầu của loại cây trồng.Lưu ý nhỏ giọt hoá chất từ từ cho tới khi trị số pH vừa đúng yêu cầu. - Chọn cây. - Luồn bộ rễ cây trên nắp hộp sao cho rễ không bị gãy dập. - Điều chỉnh cây sao cho Một nữa bộ rễ ngập vào dung dịch ,một nữa trong nước HS thực hiện tuần tự các bước. - Làm thong thả ,cẩn thận , tránh đùa nghịch ,đi lại nhiều trong lớp. - Điều chỉnh độ pH dựa vào yêu cầu của cây trồng cụ thể. - Ghi tên,ngày trồng ngoài bao giấy để tiện theo dõi. * Hoạt động 4 : IV/ CỦNG CỐ: - Học sinh tự đánh giá theo mẫu: Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình - Gọi HS trả lời một số câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng KNốp? 2. Dựa vào đâu để điều chỉnh độ pH trong dung dịch dinh dưỡng ? 3. Vì sao khi trồng cây trong dung dịch không để ngập bộ rễ vào nước? V/ DẶN DÒ: - Nhắc nhỡ vệ sinh sau thực hành. - Xem trước bài 15,17. Sưu tầm tranh ảnh về sâu, bệnh hại cây trồng. Sưu tầm tranh, ảnh một số loại thiên địch. TiÕt: ......... NS: ...................... TuÇn: ........ ND: ..................... Bài15, 17: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được điều kiện phát sinh ,phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng . - Học sinh hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng . - Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng . 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng. - Có ý thức phòng trừ dịch hại cây trồng kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: + Giáo viên : -Tranh ảnh một số sâu bệnh cây trồng . - Mẫu sâu và bộ phận cây trồng bị sâu hại. - Mẫu bọ phận cây trồng bị bệnh. - Phiếu học tập: + Học sinh : - Đọc trước bài mới ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội Dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: + Ổn định tổ chức lớp: + Kiểm tra bài cũ: - Đặt vấn đề : Trong sản xuất nông nghiệp ,sâu bệnh là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng nông sản .Vì vậy phòng trừ sâu bệnh là việc làm hết sức cần thiết .Muốn phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cần phải hiểu các lọai sâu bệnh và điều kiện phát sinh phát triển của chúng? . - HS chú ý nghe GV nêu vấn đề của bài học ,mục tiêu phải đạt được sau khi học. - HS đọc SGK và liên hệ thực tế trả lời: - Nguồn sâu, bệnh. - Điều kiện khí hậu, đát đai. I/NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI: - Có sẵn trên đồng ruộng: +Trứng, nhộng côn trùng gây hại. +Bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất , trong các bụi cây cỏ, ở bờ ruộng. - Sử dụng hạt giống cây con nhiễm bệnh, sâu là nguyên nhân dẫn đến sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng. - Biện pháp ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển : + Cày, bừa, ngâm đất ,phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng. + Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh. II/ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI: 1-Nhiệt độ môi trường: -Ảnh hưởng đến sự phát sinh ,phát triển của sâu, bệnh: mỗi loài sâu haị sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. - Ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan bệnh hại. 2-Độ ẩm không khí và lượng mưa: -Ảnh hưởng đến phát dục và sinh trưởng côn trùng: Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.Nếu độ ẩm không khí thấp, lượng mưa giảmà côn trùng sẽ chết. -Ảnh hưởng gián tiếp đến phát sinh, phát triển của sâu, bệnh thông qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu, bệnh: nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn phong phú cho chúng. 3-Điều kiện đất đai: Đất thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng , cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ bị sâu, bệnh phá hoại. -Trên đất giàu mùn , cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bạc lá. -Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa. III/ĐIỀU KIỆN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC: -Sử dụng hạt giống , cây con bị nhiễm sâu, bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển trên đồng ruộng. -Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón làm cho sâu, bệnh phát triển mạnh. -Bón nhiều phân (đạm) àtăng tính nhiễm bệnh của cây trồng . -Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng . - Theo em sự phát sinh phát triển của sâu bệnh phụ thuộc những yếu tố nào. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn sâu bệnh hại . - Giới thiệu một số tranh ảnh về cây trồng bị sâu bệnh gây hại và vấn đáp. - Em hãy cho biết loài sâu bệnh nào thường gây gây hại trên đồng ruộng Việt Nam? - Các loài sâu đó tiềm ẩn ở đâu? - Theo em muốn ngăn chặn nguồn sâu bệnh hại trên đồng ruộng cần phải làm gì? GV gợi ý để HS giải thích tác dụng của từng biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh?. - Hãy nêu những yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của nguồn bệnh ? - Tác động của từng yếu tố ? - Vì sao độ ẩm không khí và mưa có ảnh hưởng đến sự phát sinh phất triển của sâu bệnh? - Khi gặp điều kiện to ,độ ẩm cao ,chúng ta cần làm gì để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh? - Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh ? Cho ví dụ cụ thể? - Ngoài những điều kiện nêu trên theo em còn có điều kiện nào khác ảnh hưởmg đến phát sinh và phát triển của sâu hại trên đồng ruộng ? - Phân tích những việc làm nào của nông dân dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh ,phát triển ? - Cần làm gì để khắc phục và hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu hại? - Giống cây trồng và chế độ chăm sóc. - HS quan sát tranh ảnh đọc phần I SGK tham gia thảo luận trả lời câu hỏi của GV - Có hai nguồn chính : + Cây trồng ,các tàn dư thực vật ,đất tiềm ẩn nguồn sâu bệnh + Hạt giống ,cây con giống bị nhiễm sâu bệnh - Biện pháp ngăn chặn là : + Biện pháp canh tác. + Dùng giống sạch bệnh . - Đọc SGK thống kê các yếu tố như: Khí hậu ,nhiệt độ ,độ ẩm ..... - Trao đổi nhóm về tác động của từng yếu tố lưu ý yếu tố độ ẩm và lượng mưa. - Thảo luận cả lớp bổ sung: Sâu hại là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường)à to môi trường quyết định hoạt động sống của sâu. - Sâu cắn gié ,đẻ trứng ở to thích hợp là 19 – 23 oC ,ở 30 oC sức đẻ kém, 35 oC không đẻ được. - Ngoài hai yếu tố trên điều kiện đất đai cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh. - Tăng cường kiểm tra đồng ruộng sớm phát hiện và có biện pháp phòng trừ. - Đọc SGK tham gia thảo luận các câu hỏi GV đưa ra. + Bón nhiều phân (đạm) àtăng tính nhiễm bệnh của cây trồng . + Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng . * Hoạt động 2: IV/ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH: -Bắt đầu bằng ổ dịch. -Điều kiện; đủ thức ăn ; nhiệt độ , độ ẩm thích hợp, sâu, bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh khắp ruộng sau vài ngày. à diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt. V/ KHÁI NIỆM VỀ PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG: 1-Khái niệm: Là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. 2-Lí do: Mỗi biện pháp phòng trù dịch hại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. VI/ NGUYÊN LÍ CƠ BẢN PHÒNG TRƯ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG : (3ph) 1-Trồng cây khỏe. 2-Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu , bệnh. 3-Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng. 4-Nông dân trở thành chuyên gia: Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người nông dân để họ không những nắm kiến thức, vận dụng vào thực tiễn sản xuất m còn có khả năng phổ biến cho người khác cùng áp dụng. - GV cho HS đọc sách , liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: - Thế nào là ổ dịch? - Khi nào thì sâu, bệnh phát triển thành dịch? - Để ngăn chặn sâu bệnh phát triển thành dịch cần áp dụng những biện pháp gì? - Chúng ta đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh hại .Nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh chúng ta có thể xây dựng một hệ thống các phương pháp phòng trừ .Hệ thống đó gồm nhữnh biện pháp nào? - GV cho HS thảo luận các câu hỏi : + Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại? + Vì sao phải áp dụng phòng trừ tổng hợp dịch hại? + Em hãy nêu nguyên lý cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ? + Vì sao phải bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh phát triển ? + Cho biết các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Bắt đầu bằng ổ dịch. - Điều kiện; đủ thức ăn ; nhiệt độ , độ ẩm thích hợp, sâu, bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh khắp ruộng sau vài ngày. à diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt. - Chú ý nghe Gv nêu vấn đề và giới thiệu phần tiếp theo. - Mỗi biện pháp phòng trù dịch hại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Nghiên cứu SGK và trả lời. + Trồng cây khỏe. + Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu , bệnh. +Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng. + Nông dân trở thành chuyên gia: Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người nông dân để họ không những nắm kiến thức, vận dụng vào thực tiễn sản xuất m còn có khả năng phổ biến cho người khác cùng áp dụng. * Hoạt động 3: VII/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG : 1-Biện pháp kỹ thuật ( chủ yếu): -Nội dung: Cày, bừa,tiêu hủy tàn dư cây trồng , tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng , gieo trồng đúng thời vụ... -Ưu điểm: Đơn giản ,dễ thực hiện , ít tốn công, có nhiều hiệu quả. -Nhược: Sâu, bệnh thành dịchà ít tác dụng. 2-Biện pháp sinh học ( tiên tiến nhất): -Nội dung: sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra. -Ưu điểm: Hiệu qủa cao, không gây ô nhiễm môi trường . 3-Sử dụng giống chống sâu, bệnh: -Nội dung: sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại. -Ưu điểm: Hiệu quả triệt để 4-Biện pháp hóa học( quan trọng nhất) -Nội dung: sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng , chỉ sử dụng khi dịch hại tới ngưỡng gâyn hại, mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả . -Ưu điểm: Hiệu quả cao, dập tắt dịch nhanh. -Nhược: ô nhiễm môi trường , ngộ độc cho người và gia súc, gây hiện tượng quen thuốc và phá vỡ sự cân bằng sinh thái. 5-Biện pháp cơ giới, vật lí:(( quan trọng) -Nội dung: Bẫy ánh sáng, mùi vị...;bắt bằng vợt, bằng tay... -Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường -Nhược: Hiệu quả chậm, tốn công. 6-Biện pháp điều hòa: Là sự phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định cây trồng . * Tóm lại :Muốn phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cần phối hợp các biện pháp một cách hợp lý ,trong đó cần quan tâm phát triển và bảo vệ các thiên địch. - GV cho HS ngiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập: - Nêu tác dụng của các biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh: Biện pháp Tác dụng Cày bừa Vệ sinh đồng ruộng. Tưới tiêu ,bón phân hợp lý Luân canh Gieo trồng đúng thời vụ - Vì sao nói biện pháp sinh học là tiên tiến nhất đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi? - Thế nào là biện pháp sinh học? - Nêu một số ví dụ ? GV có thể cho HS quan sát tranh ảnh hoặc băng hình. - Để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học chúng ta cần phải làm gì? - Ưu ,nhược điểm của biện pháp sinh học? GV cho HS thảo luận các câu hỏi: - Thế nào là biện pháp hoá học? - Sử dụng thuốc hoá học vừa có tác dụng tốt vừa không tốt ,điều đó đúng không? Vì sao? - Thế nào là biện pháp cơ giới vật lý - Nêu ưu nhược điểm của biện pháp nầy? - Thế nào là biện pháp điều hoà? - Vì sao phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lý ? - Đọc SGk và trả lời: Có 6 biện pháp chủ yếu: - Biện pháp kỹ thuật . - Sinh học - Hoá học , - Sử dụng giống chống sâu bệnh - Cơ giới vật lý , - Biện pháp điều hoà. HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. Biện pháp Tác dụng Cày bừa Diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng tồn tại trong đất. Vệ sinh đồng ruộng. Phá huỷ nơi ẩn nấp của sâu bệnh Tưới tiêu ,bón phân hợp lý Giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nâng cao khả năng kháng bệnh. Luân canh Cách li cô lập nguồn thức ăn của sâu bệnh. Gieo trồng đúng thời vụ Tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh mạnh. - Thảo luận nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi GV nêu ra. Ví dụ : Ong mắt đỏ diệt trứng sâu đục thân ,bọ rùa diệt rệp sáp hại cam.... - Bảo vệ các loài thiên địch gây nuôi và bảo vệ các loài côn trùng có ích. HS thảo luận và trả lời những em khác lắng nghe và bổ sung: Khi sâu bệnh xâm nhập vào cây trồng ,nhiều cây trồng thường có các phản ứng tự vệ như tiết ra chất xua đuổi hoặc gây ngứa ,ngăn chặn hoặc hạn chế sự phát triển của sâu hại các giống lúa : N203, P6 ,CH15 hoặc ngô lai LVN4... - Sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng , chỉ sử dụng khi dịch hại tới ngưỡng gâyn hại, mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả . - Bẫy ánh sáng, mùi vị...;bắt bằng vợt, bằng tay... - Đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường. - Hiệu quả chậm, tốn công. - Là sự phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định cây trồng . HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời: - Khai thác những ưu điểm của từng phương pháp và hạn chế tác hại của chúng. - Phòng trừ được toàn diên ,triệt để. - Hiệu quả cao ,chi phí ít. * Hoạt động 4: IV/ Củng cố và luyện tập: Cho HS làm các bài tập sau: 1/ Giải thích câu: “ Trồng lúa mà hoá ra năn. Trồng cây hoá cỏ em ăn bằng gì? “ 2/Chọn câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng thường tiềm ẩn ở: A/ Trong đất ,trong các bụi cây ,trong cỏ rác. B/ Trong bụi cây cỏ ven bờ ruộng . C/ Trên hạt giống cây con. D/ Kết quả khác. Câu 2: Những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển ngoài độ ẩm cao ,nhiệt độ thích hợp còn có : A/Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ,ngậpúng . B/ Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ,chăm sóc không hợp lý. C/ Đất chua hoặc thừa đạm ,ngập úng ,chăm sóc không hợp lý ,hạt giống mang mầm bệnh ,cây trồng bị xây xước. D/ Cây trồng bị xây xước ,hạt giống mang nhiều mầm bệnh ,bón quá nhiều phân đạm, Câu 3: Ổ dịch là : A/ Nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển ra đồng ruộng. B/ Nơi có nhiều sâu bệnh hại. C/ Nơi cư trú của sâu bệnh . D/ Cả A, B và C. Câu 4:Nội dung nào thuộc biện pháp sinh học phòng trừ sâu , bệnh? A. Dùng bả độc. B. Dùng ánh sáng C. Cả A và B. D.Dùng chế phẩm BT Câu5: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào gây ô nhiễm môi trường? A. Biện pháp kỹ thuật. B. Biện pháp sinh học. C. Biện pháp Hóa học. D. Biện pháp cơ giới, vật lí . V Dặn dò: - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 16, 18 chuẩn bị thực hành. TiÕt: ......... NS: ...................... TuÇn: ........ ND: ..................... Bài 16,18: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ SÂU, BỆNH HẠI LÚA PHA CHẾ DUNG DỊCH BOÓC ĐÔ PHÒNG, TRỪ NẤM HẠI I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Học sinh nhận dạng và phân loại được 1 số loại sâu hại phổ biến gây hại cho cây trồng.. - Học sinh pha chế được dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại. 2-Kỹ năng: - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong hoạt động khoa học. - Nhận xét chính xác, vẽ hình đúng và đẹp. 3-Thái độ: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự. - Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: * Giáo viên : + Dụng cụ: *-Đồng sunphat. -Vôi tôi. -Que tre. -Cốc chia độ. -Chậu. -Cân kỹ thuật. -Nước sạch. -Giấy quỳ, thanh sắt(đinh ) được mài sạch. *Thước kẻ, kính lúp cầm tay, panh, kim mũi mác. + Tranh: *Tranh ảnh về các loại sâu bệnh hại lúa. *Các bước quy trình thực hành. + Mẫu vật: Do học sinh sưu tầm ở địa phương. + Phiếu thực hành : Bảng kết quả quan sát nhận biết, xác định tên các mẫu vật thực hành: Mẫu tiêu bản Đặc điểm hình thái sâu hại Đặc điểm gây hại Tên gọi Trứng Sâu non Nhộng Bướm * Học sinh : - Đọc trước bài mới ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội Dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: + Ổn định tổ chức lớp: + Kiểm tra bài cũ: + Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ? + Những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ? + Giáo viên nhận xét và đánh giá. + Vì mỗi biện pháp phòng trừ dịch hại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên cần phải phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. + Các biện pháp phòng trừ dịch hại: Biện pháp kỹ thuật ; biện pháp sinh học; sử dụng giống chống sâu bệnh; biện pháp cơ giới, vật lý; biện pháp điều hòa. I/ GIỚI THIỆU NỘI DUNG THỰC HÀNH: - Giới thiệu mục tiêu bài học. II/ TỔ CHỨC PHÂN CÔNG NHÓM: - Phân nhóm học sinh thực hành. - Phân công vị trí thực hành. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * GV giới thiệu bài học: - Nêu vấn đề: Sâu, bệnh hại cây trồng có rất nhiều loài và chủng loại khác nhau. Việc điều tra, dự báo tình hình sâu, bệnh hại trên đồng ruộng là rất cần thiết để chủ động phòng trừ. * Muốn vậy đòi hỏi phải nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại một cách chính xác. - Nêu mục tiêu bài học - Chia lớp thành 4 nhóm và phân công vị trí thực hành. Chú ý nghe GV giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt -Sắp xếp nhóm thực hành theo sự phân công của GV. * Hoạt động 2: III/ QUY TRÌNH THỰC HÀNH: A/ NHẬN BIẾT MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI LÚA: 1-Bước 1: Lần lượt quan sát các mẫu bệnh, mô tả vết bệnh, xác định tên bệnh. 2-Bước 2: Đỗ mẫu sâu ra khay, dùng panh gạt các loại trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành thuộc cùng một loài vào một nhóm. Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của chúng và xác định tên sâu. 3-Bước 3: Ghi kết quả vào bảng: “Đặc điểm hình thái, gây hại của một số loại sâu, bệnh” theo mẫu trong SGK. - GV làm mẫu: + Tay phải cầm kính lúp, tay trái cầm hộp đựng mẫu vật đã xử lí cồn, dùng kim mũi mác dính lên giá đỡ. Soi kính lúp và quan sát tuần tự theo SGK từ trứngà sâu non à nhộng à con trưởng thành. + GV vừa làm vừa giới thiệu từng bước thực hiện. - Từng nhóm kiểm tra dụng cụ , mẫu vật. - Quan sát kĩ thao tác GV làm mẫu theo trình tự cộng việc: Quan sát, nhận xét à vẽ hình à đối chiếu tiêu bản mẫu à xác định tên à kiểm tra kết quả. * Hoạt động 3: B/ PHA CHẾ DUNG DỊCH BOÓC ĐÔ PHÒNG, TRỪ NẤM HẠI: 1.Bước 1:Cân 10g đồng sunphat(a), 15g vôi tôi (b). 2.Bước 2: Hòa 15g vôi tôi với 200ml nước, chắt bỏ sạn, sau đó đổ vào chậu. 3.Bước 3: Hòa tan10g đồng sunphat trong 800ml nước. 4.Bước 4: Đổ từ từ dung dịch đồng sunphat vào dung dịch vôi(bắt buộc phải theo trình tự này), vừa đổ vừa khuấy đều. 5.Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: + Dùng giấy quỳ để thử pH (a) và dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng (b), quan sát màu sắc dung dịch. Sản phẩm có màu xanh nước biển và có phản ứng (pH) kiềm. Dung dịch thu được là dung dịch Boóc đô 1% dùng để phòng trừ nấm. IV/ THỰC HÀNH: - Học sinh thực hiện quy trình thực hành. - Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mẫu sau: + GV giới thiệu : Dung dịch Boóc đô là một loại thuốc phòng trừ nấm hại mà việc pha chế đơn giản ,có thể tự pha chế tại gia đình để sử dụng.Vì vậy chúng ta cần biết để pha chế và sử dụng. + GV vừa giới thiệu ,vừa làm mẫu quy trình thực hành pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ bệnh - Quán xuyến các nhóm HS trong quá trình làm ,luôn nhắc nhở HS phải làm đúng quy trình - Từng nhóm kiểm tra dụng cụ hoá chất - Chú ý các bước : B1: Cân đồng và vôi để riêng. B2: Cho 15 g vôi tôi vào cốc chia độ cộng thêm 200ml nước ,khuấy đều để lắng ,chắt bỏ phần sạn,nước vôi đổ ra chậu - Học sinh báo cáo kết quả thực hành theo mẫu. Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình Kết quả thực hành * Hoạt động 4: IV/ Củng cố và luyện tập: - GV nhận xét giờ thực hành. - GV đánh giá cho điểm thực hành. V/ Dặn dò: - Nh nhỡ vệ sinh sau thực hành. - Xem trước bài19. - Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng quy định. TiÕt: ......... NS: ...................... TuÇn: ........ ND: ..................... Bài 19: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰCVẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: Học sinh biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường . 2-Kỹ năng: Rèn luyện tính thận trọng khi tiếp xúc với thuốc hóa học. 3-Thái độ: - Có thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. - Tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: * Giáo viên : - Tranh ảnh về những tác hại do thuốc hóa học gây nên. - Sơ đồ đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người. - Phiếu học tập: Đối tượng bị ảnh hưởng Quần thể sinh vật Môi trường Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học Nguyên nhân Biện pháp * Học sinh : - Đọc trước bài mới ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội Dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: + Ổn định tổ chức lớp: + Kiểm tra bài cũ: + Giới thiệu bài mới: + Kể tên các loại thuốc hóa học địa phương em thường sử dụng? + Nêu những hiểu biết của em về tác hại do sử dụng thuốc hóa học gây nên? + Giáo viên nhận xét và đánh giá. * Nêu được 3 loại thuốc Ví dụ:Thuốc trừ sâu Bi 58, Vôphatốc, Boóc đô... *Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường, gây độc cho con người v

File đính kèm:

  • docGA TRON BO HK II.doc