I) MỤC TIÊU:
Học sinh biết thế nào là chế phẩm bảo vệ thực vật
Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virút và nấm trừ sâu
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tham khảo các tài liệu có liên quan
Vẽ hình phóng to: 20.1, 20.2, 20.3
Hình vi khuẩn và virút
- Học sinh: xem SGK trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:1’ - Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ:5’ Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết
Ngày soạn:
BÀI 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I) MỤC TIÊU:
Học sinh biết thế nào là chế phẩm bảo vệ thực vật
Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virút và nấm trừ sâu
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tham khảo các tài liệu có liên quan
Vẽ hình phóng to: 20.1, 20.2, 20.3
Hình vi khuẩn và virút
- Học sinh: xem SGK trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:1’ - Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ:5’ Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5’
Hiện nay, tình hình sử dụng thuốc hoá học ngày càng nhiều, vì thế dẫn đến sự thiếu hụt, tăng giá thành bên cạnh đó thuốc hoá học BVTV còn gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và môi trường. Trước tình hình đó việc tìm ra một loại thuốc hoá học thân thiện với môi trường và giá thành rẻ là một vấn đề cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó chế phẩm bảo vệ thực vật từ vi sinh vật ra đời. Các chế phẩm đó là gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật 3’
- Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là sản phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật, không độc hại cho người và môi trường
- Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là gì?
- Chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại có đặc điểm gì được ưa chuộng?
- Ngày nay người ta sử dụng công nghệ vi sinh để khai thác sử dụng như vi khuẩn, virút, nấm gây bệnh cho sâu hại không gây hại cho con người lại có tác dụng lâu dài. Đầu tiên sẽ nghiên cứu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
- Là sản phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật
- Không độc hại cho con người và môi trường
Hoạt động 3: Tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: 10’
I) Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu:
- Vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là vi khuẩn Bacillus thuringiensis, có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử
- Tinh thể protein độc có hình quả tram hoặc hình lập phương. Vào cơ thể sâu bọ→ tê liệt→ chết sau 2-4 ngày
- Chế phẩm Bt trừ được sâu róm thông, sâu tơ, sâu khoang hại các cây rau củ, súp lơ,
- Vi khuẩn dung sản xuất chế phẩm trừ sâu tên là gì?
- Có đặc điểm gì?
- Nêu hình thái và tính chất của tinh thể protein độc ở vi khuẩn Bacillus thuringiensis
- Từ loại vi khuẩn trên người ta chế tạo ra phân bón tên gì?
- Vậy qui trình sản xuất chế phẩm Bt như thế nào?
- Treo hình 20.1 phóng to
- Diễn giảng: Quá trình sản xuất giống và chuẩn bị môi tr7ờng được tiến hành song song, môi trường được khử trùng và cấy giống vi khuẩn. Sau đó ủ cho môi trường lên men và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Giai đọan cuối là thu hoạch và tạo dáng chế phẩm bằng cách nghiền, lọc, bổ sung phụ gia, sấy rồi đóng gói
- Chừa tập vẽ hình 20.1
- Là vi khuẩn Bacillus thuringiensis
- Có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử
- Có hình quả tram hay hình lập phương. Khi vào cơ thể sâu bọ, làm chúng tê liệt chết sau 2-4 ngày
- Bt
- Quan sát qui trình
Hoạt động 4: Tìm hiểu chế phẩm virus trừ sâu 10’
II) Chế phẩm virus trừ sâu:
- Giai đoạn sâu non rất dễ nhiễm virút. Khi bị nhiễm vitrú cơ thể sâu trở nên mềm nhũn do các mô bị tan rã
-
- Vì sao khi nhiễm virus cơ thể sâu trở nên mềm nhũn?
- Đưa hình virus và giải thích: Khi sâu non ăn phải thức ăn có virus, ở trong ruột các virus đột nhập tế bào thành ruột giải phóng nucleocapsid. Nucleocapsid này sẽ chuyển AND của virus vào nhân tế bào ruột nhân lên ở đó, phá vỡ tế bào thành ruột, tiếp tục xâm nhập vào các tế bào khác làm cho ác tế bào và mô bị tan rã, cơ thể sâu trở nên mềm nhũn
- Treo hình 20.2. yêu cầu học sinh nêu quy trình
- Chừa tập vẽ qui trình 20.2
- Do các mô tan rã
-Tạo môi trường để nhiễm virút bằng cách nuôi sâu giống( là vật chủ cho virút kí sinh) bằng thức ăn nhân tạo, tạo ra nguồn sâu đủ nhiều để cấy virút NPV vào sâu. Sau đó lấy sâu bị bệnh, nghiền nát, pha với nước, lọc lấy nước dịch bằng phương pháp li tâm, pha thêm phụ gia, sấy khô, kiểm tra chất lượng, đóng gói
Hoạt động 5: Tìm hiều chế phẩm nấm trừ sâu: 5’
III) Chế phẩm nấm trừ sâu:
- Có 2 nhóm: nấm túi, nấm phấn trắng
- Chế phầm Beauveria bassiana ( phấn trắng) có thể trừ được sâu róm thông, sâu đục thân ngô, rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng,
- Lập bảng so sánh
Nôi dung so sánh
Nấm túi
Nấm phấn trắng
Đối tượng diệt trừ
Đặc điểm sâu nhiễm nấm
- Treo hình 20.3
- Từ nấm phấn trắng ( Beauveria bassiana) nhân giống lên trên môi trường nhân tạo gồm cám , ngô, đường để nấm phát triển rồi thu hoạch sinh khối( trong sinh khối chủ yếu là các bào tử nấm). cuối cùng là xử lý sản phẩm với các thao tác sấy khô, đóng gói bảo quản để sử dụng
- Chừa tập vẽ 20.3
Nội dung so sánh
Nấm túi
Nấm phấn trắng
Đối tượng diệt trừ
Sâu bọ và các loại rệp
200 loài sâu bọ
Đặc điểm sâu nhiễm bệnh
Cơ thể sâu trương lên, sâu suy yếu, chết
Cơ thể sâu cứng lại và trắng như rắc bột
- Vẽ bảng vào tập
IV) CỦNG CỐ:5’
- Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
- Thế nào là chế phẩm virút trừ sâu
V) DẶN DÒ: 1’
- Xem trước bài tiếp theo
File đính kèm:
- BAI16CN.DOC