Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản

I)MỤC TIÊU:

-Giúp học sinh biết được tên và đặc điểm cuả các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá

- Biết các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá

- Kể tên và nêu được các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo của cá

- Biết và có thể trình bày được qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản

II) CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Tham khảo các tài liệu liên quan

 Phóng to các hình 31.1 và 31.2

 Sưu tầm một số loại thức ăn hỗn hợp dành cho cá

- Học sinh: Đọc nội dung bài trước

III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết Ngày soạn: BÀI 31: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN I)MỤC TIÊU: -Giúp học sinh biết được tên và đặc điểm cuả các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá - Biết các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá - Kể tên và nêu được các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo của cá - Biết và có thể trình bày được qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản II) CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Tham khảo các tài liệu liên quan Phóng to các hình 31.1 và 31.2 Sưu tầm một số loại thức ăn hỗn hợp dành cho cá - Học sinh: Đọc nội dung bài trước III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số * Nhận xét tiết thực hành và cho điểm 5’ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (5’) - Nghề nuôi cá hiện nay là một nghề rất phát triển ở nước ta đặc biệt là ở ĐBSCL, vì thế vấn đề thức ăn cho thủy sản là một vấn đề quan trọng được nhiều người tìm hiểu. Vậy thức ăn cho cá bao gồm các loại thức ăn gì? Làm thế nào tạo ra thức ăn dầy đủ chất dinh dưỡng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên: 15’ I) Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên 1) Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên Hình 31.1 2) Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá Hình 31.2 - Quan sát hình 31.1, hãy kể tên các loại thức ăn tự nhiên của cá? - Cho ví dụ về các loại thức ăn tự nhiên - Hình ảnh một số động vật , thực vật - Thực vật phù du là những thực vật sống trôi nổi trong nước, chủ yếu là tảo lục, tảo lam, tảo vàng, vi khuẩn - Động vật phù du gồm các động vật nhỏ di động kém, sống trôi nổi trong nước, luân trùng, chân bèo - Động vật đáy sống ở đáy, ao hồ như trai, ốc, ấu trùng - Thực vật bậc cao như rong,bèo,cỏ, - Chất vẫn gồm các vật thể mùn bã hữu cơ, sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ từ xác chết động, thực vật - Mùn đáy là các chất hữu cơ trong đất do xác thực vật, động vật mục nát phân hủy nhưng chưa thành mảnh nhỏ thường có màu nâu tối đến đen sẫm - Yêu cầu học sinh ghi các đặc điểm của các loại thức ăn vào SGK - Nhấn mạnh thêm đường nét liền chỉ sự cung cấp, đường nét đứt chỉ sự phân hủy - Nêu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn thức ăn của cá? - Con người có vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn trong ao hồ vì con người có thể góp phần làm thay đổi các yếu tố lí, hóa,sinh học để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thủy sản phát triển tốt nhất - Để có nhiều thức ăn tự nhiên trong môi trường nước cần áp dụng các biện pháp gì? - Bón phân cho nước nhằm mục đích gì? - Cá có ăn được phân đạm, phân lân không? - Bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá có tác dụng gì? - Tại sao quản lý, bảo vệ nguồn nước lại làm phát triển nguồn thức ăn tự nhiên? - Thực vật phù du, vi khuẩn, thực vật bậc cao, động vật phù du, động vật đáy, chất vẫn, thực vật bậc cao - Các loại tảo, rong, ốc, tép, cỏ, - Trực tiếp: nhiệt độ, ánh sáng, các yếu tố hóa học trong nước như khí O2, CO2, CH4, pH, - Gián tiếp: Các sinh vật trong nước và con người - Bón phân cho vực nước, quản lý và bảo vệ nguồn nước - Nhằm tăng cường hợp lý thức ăn cho cá như bón phân hữu cơ hoai mục, vô cơ,.. nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh quan trọng nhất là các loài tảo phát triển - Cá không ăn trực tiếp. Bón các loại phân này để duy trì và phát triển các loài tảo làm nguồn thức ăn cho động vật nổi tiếp tục lại làm thức ăn cho cá - Tăng cường chất mùn bã hữu cơ, chất vẫn, hàm lượng các chất dinh dưỡng -Quản lý tốt là giữ cho nước không bị ô nhiễm, đảm bảo cân bằng hợp lý các yếu tố nhiệt độ, độ trong, tốc độ dòng chảy, khí CO2, O2, pH,.. Hoạt động 3: Tìm hiểu sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản 15’ II) Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản 1)Vai trò của thức ăn nhân tạo -Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá giúp cá mau lớn, nhanh béo, tăng năng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch 2) Các loại thức ăn nhân tạo: Gồm 3 nhóm (hình 31.3 SGK) 3) Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản (hình 31.4 SGK) - Thức ăn nhân tạo có vai trò như thế nào trong nuôi thủy sản? - Hãy kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường được sử dụng ở địa phương em - Thức ăn nhân tạo chia mấy nhóm? Nêu đặc điểm mỗi nhóm - Làm thế nào để sản xuất được nhiều thức ăn hỗn hợp? - Hình 31.4 phóng to - Nhấn mạnh bước 1, 2 là quan trọng vì đây là 2 bước để đảm bảo chất lượng tốt. Các bước 3,4,5 chủ yếu để bảo quản, vận chuyển thuận lợi, và khi cho cá ăn giảm bớt hao hụt - Hãy so sánh qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản và qui trình sản xuất thức ăn cho vật nuôi - Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá giúp cá mau lớn nhanh béo, mau thu hoạch - Cám, bột, củ, lá, giun, tùy cỡ cá mà thay đổi thành phần thức ăn phù hợp, cá ăn động vật cho ăn tôm, tép, giun, cá nhỏ, ốc, - Thức ăn tinh giàu đạm, tinh bột. VD: cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ - Thức ăn thô: phân chuồng, phân xanh - Thức ăn hỗn hợp dùng cho cá nuôi lồng bè - Tận dụng đất, kênh, mương, phế phụ phẩm lò mổ, thức ăn thừa. Phát triển sản xuấ theo mô hình VAC - Giống: đều thực hiện từ bước 1 đến bước 4 hoặc bước 5, đếu có 2 khâu là lựa chọn nguyên liệu, xay nghiền, phối trộn - Khác: do thức ăn cho thủy sản phải cho vào trong nước nên có thêm công đoạn hồ hóa nhằm làm thức ăn bền chắc hơn IV) CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ: 5’ * Củng cố: -Trình bày cơ sở và các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá - Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá * Dặn dò: Đọc trước bài 33

File đính kèm:

  • docBAI 31CN.doc
Giáo án liên quan