Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 21: Ôn tập chương I

I) MỤC TIÊU:

 - Giúp học sinh hệ thống lại và khắc sâu một số kiến thức phổ thông cơ bản nhất về giống cây trồng đất, phân bón, và bảo vệ cây trồng nông, lâm, nghiệp

II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: - Phóng to bảng hệ thống hoá kiến thức

 - Học sinh: Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức của các bài trong chương

III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 * Ổn định lớp:2’ - Ổn định trật tự

 - Kiểm tra sĩ số

 * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 21: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết Ngày soạn: BÀI 21: ÔN TẬP CHƯƠNG I I) MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hệ thống lại và khắc sâu một số kiến thức phổ thông cơ bản nhất về giống cây trồng đất, phân bón, và bảo vệ cây trồng nông, lâm, nghiệp II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ: - Giáo viên: - Phóng to bảng hệ thống hoá kiến thức - Học sinh: Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức của các bài trong chương III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định lớp:2’ - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - Thế nào là chế phẩm virút trừ sâu? NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 2’ Trong chương I chúng ta đã nghiên cứu những nội dung cơ bản về trồng trọt cây nông, lâm nghiệp. Hôm nay chúng ta cúng nhau hệ thống lại Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức: 7’ I) Hệ thống hoá kiến thức: - Bảng hệ thống hoá kiến thức - Trong trồng trọt cây trồng cần chú ý tới những nội dung nào? - Trình bày mối quan hệ thống nhất giữa các nội dung đó - Treo bảng hệ thống hoá kiến thức - Công tác bảo đảm giống cây trồng tốt phục vụ sản xuất có 3 hoạt động chính là khảo nghiệm giống cây trồng, sản xuất giống và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất giống cây trồng - Về đất: nghiên cứ các tính chất cơ bản của đất và các biện pháp cải tạo, sử dụng một số loại đất - Về phân bón, đã tìm hiểu tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón, đồng thời tìm hiểu công nghệ vi sinh vật sản xuất phân bón - Công tác bảo vệ thực vật đề cập tới các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại. Trong các biện pháp đó, đáng lưu ý là biện pháp sinh học an toàn cho môi trường và cho con người. Biện pháp hoà học tuy có ưu điểm là diệt trừ sâu bệnh nhanh nhưng gây ô nhiễm môi trường - Cần chú ý: Giống, đất trồng, phân bón, và bảo vệ thực vật - Giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng nông, lâm snả nhưng lại phụ thuộc vào đất trồng vì đất là môt trường sống của cây, cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Phân bón không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà có vai trò cải tạo đất. Ngoài ra năng suất cây trồng còn phụ thuộc vào hoạt dộng bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh hại Hoạt động 3: Trả lời các câu hỏi ôn tập: 25’ II) Trả lời câu hỏi : Học sinh tự trả lời các câu hỏi vào tập - Chia nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Giống cây trồng câu 1,2,3 + Nhóm 2: Đất trồng câu 4,5,6,7 + Nhóm 3: Phân bón câu 8,9 + Nhóm 4: Bảo vệ thực vật câu 10,11,12,13 - Hướng dẫn câu 7 nên lập bảng: Đất. Nguyên nhân Tính chất Biện pháp cải tạo Câu 8 lập bảng Phân. Đặc điểm, tính chất Cách sử dụng - Thảo luận trong 15 phút - Nhận xét câu trả lời: Câu 2: Lưu ý qui trình sản xuất giống theo sơ đổ duy trì ở cây tự thụ phấn và quy trình sản xuất giống theo sơ đồ cây thụ phấn chéo thực chất chỉ là một. Điểm khác nhau ở chỗ cây thụ phấn chéo phải thực hiện cách ly nghêm ngặt và chọn lọc chặt chẽ vì có thể xảy ra sự thụ phấn ở cây kém chất lượng. Trong sơ đồ phục tráng sau khi chọn lọc cá thể qua 2 vụ sang vụ thứ 3 còn thực hiện chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh Câu 3: Cần nhắc lại qui trình nuôi cấy mô tế bào Câu 12: Ành hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV và hạn chế: * Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật: Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nồng độ cao làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản. Diệt trừ cả sinh vật có ích làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Làm xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc * Ành hưởng đến môi trường: Thuốc theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất nước, thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo, thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngộ độc cấp tính Câu 13:Dựa trên các cơ sở khoa học: - Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là các bào tử vi khuẩn Bacillus thuringiensis có tinh thể protein độc đối với sâu hại nhưng không độc với người và động vật có xương - Chế phẩm virút trừ sâu hại: virút gây bệnh khi xâm nhập cơ thể sâu hại sẽ phát triển trong cơ thể sâu, phá huỷ tế bào, mô của sâu làm cho sâu chết - Chế phẩm nấm trừ sâu: nấm kí sinh phát triển trên cơ thể sâu non làm các tế bào của sâu bị phá hoại, sâu chết - Thảo luận - Trả lời các câu hỏi - Học sinh nghe giáo viên nhận xét và ghi các câu trả lời vào tập IV) TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: 3’ - Thái độ làm việc của các nhóm - Nhận xét kết quả của từng nhóm V) DẶN DÒ:1’ - Về nhà tiếp tục trả lời các câu hỏi và xem bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docBAI17C~1.DOC
Giáo án liên quan