I) MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục
Hiểu được nôi dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tham khảo tài liệu liên quan và phóng to hình 22.1
Học sinh: Xem bài trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ồn định trật tự: Kiểm tra sĩ số (2’)
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết
Ngày soạn:
CHƯƠNG 2: CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
BÀI 22: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I) MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục
Hiểu được nôi dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tham khảo tài liệu liên quan và phóng to hình 22.1
Học sinh: Xem bài trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ồn định trật tự: Kiểm tra sĩ số (2’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
Mọi vật từ lúc còn là hợp tử đến lúc trưởng thành, già cỗi luôn tuân theo một quá trình liên tục, đó là sinh trưởng và phát triển. Quá trình đó tuân theo qui luật nào? Sinh trưởng, phát dục quan hệ với nhau như thế nào? Con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi được không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát dục: 10’
I) Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục:
* Khái niệm sự sinh trưởng: là sự gia tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể vật nuôi
VD: gà mới nở nặng 30g, 1 năm tuổi nặng 1kg
* Khái niệm sự phát dục:
- Là quá trình phân hoá để tạo ra các cơ quan, bộ phận cơ thể.
- Là sự hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lí
- Sinh trưởng và phát dục là 2 mặt của quá trình phát triển của cơ thể vật nuôi. Hai quá trình này diễn ra song song, liên tục và hỗ trợ nhau làm cho cơ thể lớn lên, hoàn chỉnh về cấu tạo, và chức năng sinh lý
- Ví dụ: gà mới nở nặng 30g, 1 năm tuổi đạt 1kg
Lợn mới sinh nặng 1.2kg khi xuất chuồng đem bán nặng 1 tạ
Nhận xét gì về khối lượng cơ thể của gà và lợn?
- Sự tăng khối lượng theo thời gian được gọi là gì?
- Sinh trưởng là gì?
- Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, chiều dài, chiều cao, chiều ngang, thể tích của các bộ phận, các cơ quan và cơ thể vật nuôi. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục do tế bào phân chia liên tục làm số lượng tế bào tăng lên, các cơ quan sẽ lớn lên, dài ra,
- Trong quá trình phát triển cơ thể vật nuôi luôn có 2 quá trình song song tồn tại, đó là sinh trưởng và phát dục. Sinh trưởng thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng, kích thước, phát dục thể hiện về mặt bản chất hoạt động của cơ thể vật nuôi, là sự thay đổi về chất lượng. Nêu ví dụ:
+ Vd1: lúc 50 ngày tuổi thai lợn nặng trung bình 100g, lúc 100 ngày tuổi nặng khoảng 400g, lúc 114 ngày tuổi nặng trên 1000g
+ Vd2: Luc trưởng thành, gà trống biết gáy, gà mái có buồng trứng hàon thiện, gà đẻ trứng, con bò cái tuyến vú phát tri6ẻn có khả năng sinh ra sữa để nuôi con
- Ví dụ nào nói về sinh trưởng, ví dụ nào nói về quá trình phát dục?
- Phát dục là gì?
- Quá trình sinh trưởng và phát dục liên quan với nhau như thế nào?
- Tăng lên theo thời gian
- Sự tăng trưởng của vật nuôi
- Là sự gia tăng về kích thước và khối lượng của vật nuôi
- Ví dụ 2 nói về phát dục
- Là quá trình phân hoá tế bào để tạo ra các cơ quan, bộ phận cơ thể. Là sự hoàn thiện của các cơ quan và thực hiện các chức năng sinh lí
- Là 2 mặt của quá trình phát triển cơ thể vật nuôi. Hai quá trình này xảy ra liên tục, song song và hỗ trợ nhau. Sinh trưởng làm cho khối lượng con vật tăng lên, tạo điều kiện cho cơ thể phát dục, hoàn thiện các chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể
Hoạt động 3: Tìm hiểu qui luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 15’
II) Quy luật sinh trưởng và phát dục:
1) Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn:
Trong quá trình phát triển, mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định
VD: Giai đoạn phát triển của cá
Thời kì phôi→ Cá bột→Cá hương→Cá giống→Cá trưởng thành
- Cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp→ vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt, cho nhiều sản phẩm
2) Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều:
Trong quá trình phát triển, sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều
Mỗi giai đoạn có cơ quan, bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lí khẩu phần dinh dưỡng
3) Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì:
Trong quá trình phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lí, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kì
Có thể điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi
- Treo các ví dụ:
+ Bào thai bò tháng thứ nhất phát triển gấp 600 lần hợp tử về khối lượng, tháng thứ 2 so với tháng thứ nhất tăng 43.3 lần Tháng thứ 6 gấp 2.5 lần tháng thứ 5 và tháng thứ 9 gấp 1.4 lần tháng thứ 8
+ Chu kì động dục của vật nuôi chia 4 giai đoạn: giai đọan trước động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn cân bằng sinh dục. Chu kì động dục của trâu là 25 ngày, bò 21 ngày, dê 20-21 ngày,
+ Các giai đọan phát triển của gà: Phôi trong trứng→ phát triển phôi khi ấp trứng( 21 ngày) → gà con (1-6 tuần)→ gà dò (4-14 tuần)→ gà trưởng thành→ già cỗi
- Hãy xác định ví dụ nào là qui luật sinh trưởng và phát dục theo giai đọan ?
- Biết được quy luật sinh trửơng và phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi?
- Ví dụ nào nói về sinh trưởng và phát dục không đồng đều?
- Học sinh ghi ví dụ 1 vào tập
- Vì sao cần nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều?
- Ví dụ nào nói về quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kì?
- Học sinh ghi ví dụ 2 vào tập
- Tính chu kì thể hiện rõ nhất ở vật nuôi cái đó là chu kì động dục
- Ví dụ 3 là qui luật sinh trưởng và phát dục theo giai đọan
- Mỗi giai đoạn trong chu kì sống của vật nuôi có những đặc điểm riêng và đều hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng, thời kì này nối tiếp thời kì khác không thể bỏ qua thời kì nào. Ở mỗi giai đoạn cần phải có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp thì vật nuôi mới có thể sinh trưởng, phát dục tốt, cho nhiều sản phẩm
- Ví dụ 1
- Mỗi giai đoạn có cơ quan, bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lí khẩu phần dinh dưỡng. Ví dụ nếu xương phát triển mạnh cần cung cấp nhiều khoáng, phát triển cơ cần protein,
- Ví dụ 2
Hoạt động 4: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục: 5’
III) Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục:
Năng suất chăn nuôi= giống( yếu tố di truyền) + yếu tố ngoại cảnh ( thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường
- Để vật nuôi và cá sinh trưởng , phát dục tốt cần tác động vào yếu tố nào?
- Chính vì thế hiện nay người chăn nuôi mua những giống ngoại và cho ăn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao
- Đặc tính di truyền của giống và các yếu tố như chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn,
IV) CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 8’
* Củng cố: - Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục cua vật nuôi?
- Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?
* Dặn dò: Xem bài tiếp theo
File đính kèm:
- BAI22CN.DOC