Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

I) MỤC TIÊU:

 -Học sinh biết được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này

 -Biết nguyên nhân gây xói mòn, tính chất của đất xói mòn mạnh, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này

II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: Hình ảnh về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

 - Học sinh: Xem bài trước ở nhà

III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 * Ổn định lớp: 3’

 - Ổn định trật tự

 - Kiểm tra sĩ số

 * Kiểm tra bài cũ: 5’

 - Công bố điểm thực hành của học sinh

 - Nhận xét đánh giá

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7, tiết 7 Ngày soạn Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ I) MỤC TIÊU: -Học sinh biết được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này -Biết nguyên nhân gây xói mòn, tính chất của đất xói mòn mạnh, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ - Giáo viên: Hình ảnh về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Học sinh: Xem bài trước ở nhà III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định lớp: 3’ - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Công bố điểm thực hành của học sinh - Nhận xét đánh giá NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (3’) Hiện nay do tình hình chặt phá rừng bừa bãi nhà nước ta không kiểm soát được dẫn đến đất trống đồi trọc ngày càng nhiều. Do không còn sự che phủ của rừng đất sẽ bị rửa trôi, xói mòn làm đất mất hết các chất dinh dưỡng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại đất đó Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu I) Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu: 1) Nguyên nhân hình thành -Miền núi trung du: địa hình dốcàrửa trôi - Trồng lúa lâu đời, canh tác lạc hậu 2) Tính chất của đất xám bạc màu - Tầng lớp đất mặt mỏng, tỉ lệ cát lớn và khô hạn - Đất chua, nghèo dinh dưỡng, mùn - Vi sinh vật ít và hoạt động yếu 3) Biện pháp cải tạo và sử dụng * Biện pháp cải tạo: - Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý - Cày sâu, bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý, bón vôi - Thực hiện luân canh * Sử dụng đất xám bạc màu Ở địa hình dốc nên trồng cây cạn II) Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 1)Nguyên nhân gây xói mòn Địa hình dốc và lượng mưa lớn gây rửa trôi, xói mòn 2) Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có khi mất hẳn tầng mùn - Trong đất chỉ còn cát sỏi chiếm ưu thế - Đất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng - vi sinh vật ít, hoạt động yếu 3) Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Biện pháp công trình: Làm ruộng bậc thang Thềm cây ăn quả - Biện pháp nông học: Canh tác theo đường đồng mức Bón phân hữu cơ kết hợp với phân NPK Bón vôi, luân canh và xen canh Canh tác nông, lâm kết hợp - Đất xám bạc màu là đất như thế nào? - Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu. - Hình 9.1 - Tầng mặt của đất như thế nào? - Khi đất chứa nhiều cát, cát không giữ được nước nên đất thường bị khô hạn - Vai trò của vi sinh vật đất là gì? - Cho học sinh thảo luận: Biện pháp Tác dụng cải tạo đất - - - - - Đánh giá câu trả lời của học sinh, ghi tóm tắt ý lên bảng - Hãy kể tên một số cây trồng trồng trên đất xám bạc màu - Xói mòn đất là gì? - Xói mòn thường xảy ra ở vùng nào? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn? Tại sao? -Độ dốc càng lớn, càng dài tốc độ dòng chảy càng mạnh, tốc độ xói mòn càng lớn - So sánh tính chất của đất xói mòn trơ sỏi đá với đất xám bạc màu. - Nhận xét và bổ sung, ghi tóm tắt ý lên bảng - Cho học sinh thảo luận về tác dụng của các biện pháp - Là đất không còn hoặc còn rất ít các chất dinh dưỡng - Do sự rửa trôi, do tập quán canh tác lạc hậu ( 3 vụ trong năm, phá rừng làm rẫy,) - Quan sát hình - Tầng đất mặt mỏng - Phân huỷ các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho đất Biện pháp Tác dụng cải tạo đất -Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý - Cày sâu -Bón phân hữu cơ, phân hoá học, bón vôi - Thực hiện luân canh - Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vsv hoạt động - Tăng dần độ dày của tầng đất mặt - Khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuận lợi cho vsv hoạt động - Tăng cường vsv cố định đạm - lúa, ngô, khoai mì, lạc đậu, mè, - Là quá trình phá huỷ lớp dất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, gió, - Thường xảy ra ở vùng đồi núi nơi có độ dốc lớn. Đất lâm nghiệp chịu tác động mạnh hơn vì đất lâm nghiệp thường ở vùng đồi nuí có độ dốc lớn - Giống nhau: Đất chua nghèo chất dinh dưỡng, vsv ít,tầng mặt mỏng thường bị khô hạn - Khác nhau: + Đất xám bạc màu: có thành phần cơ giới nhẹ + Đầt xói mòn mạnh trơ sỏi đá: cát sỏi chiếm ưu thế - Hạn chế dòng chảy rửa trôi - Nâng độ che phủ - Hạn chế dòng chảy -Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động - Giảm độ chua, hạn chế sự bạc màu - Tăng độ che phủ, hạn chế dòng chảy IV) CỦNG CỐ VÀ CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: * Củng cố : Trả lời các câu hỏi: - Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn trơ sỏi đá có gì chung? -So sánh tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu * Công việc về nhà: Trả lời các câu hỏi cuồi SGK

File đính kèm:

  • docBAI7CN.DOC
Giáo án liên quan