I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
- Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thủy sản.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo tồn giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 23: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 23
BÀI 26: SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI
VÀ THỦY SẢN
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
- Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thủy sản.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo tồn giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị trước câu hỏi: Mô hình 26.1/ SGK trang 77 cho em biết điều gì ?
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (5’) : KN, mục đích nhân giống thuần chủng. Mục đích của lai giống. Phân biệt 2 pp lai kinh tế & lai gây thành.
3/ Tiến trình bài mới :
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
GV y/c HS quan sát mô hình hệ thống nhân giống hình tháp/ SGK trang 77 để trả lời câu hỏi:
Thế nào là đàn hạt nhân?
Thế nào là đàn nhân giống?
Thế nào là đàn thương phẩm?
-Nếu 3 đàn giống là thuần chủng thì năng suất, số lượng sắp xếp thế nào?
- Nếu đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì năng suất sắp xếp thế nào? Vì sao?
HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đàn hạt nhân: Là đàn giống có phẩm chất cao nhất, số lượng ít nhất.
- Đàn nhân giống: năng suất thấp hơn, số lượng nhiều hơn.
-Đàn thương phẩm: năng suất thấp nhất, số lượng nhiều nhất.
- Thứ tự về năng suất : Đàn hạt nhân > Đàn nhân giống > Đàn thương phẩm.
- Thứ tự về số lượng: Đàn thương phẩm > Đàn nhân giống > Đàn hạt nhân.
- Đàn thương phẩm > Đàn nhân giống > Đàn hạt nhân.
Do có ưu thế lai.
HĐ1: Tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi (20’)
I. Hệ thống nhân giống vật nuôi:
1/ Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống:
- Đàn hạt nhân: Là đàn giống có phẩm chất cao nhất, số lượng ít nhất.
- Đàn nhân giống: Được tạo ra từ đàn hạt nhân, năng suất thấp hơn, số lượng nhiều hơn.
-Đàn thương phẩm: Được tạo ra từ đàn nhân giống, năng suất thấp nhất, số lượng nhiều nhất.
2/ Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp:
-Khi cả 3 đàn giống đều thuần chủng thứ tự về năng suất trên đúng. Nếu đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì ngược lại do ưu thế lai.
-Thứ tự trong hệ thống nhân giống thuần chủng không được thay đổi.
GV y/c HS quan sát 2 sơ đồ quy trình SX gia súc giống & SX cá giống/ SGK trang 78 để trả lời câu hỏi:
Nêu các bước của quy trình SX gia súc giống & SX cá giống.
- Các công đoạn sản xuất cá giống và gia súc giống có gì giống và khác nhau?
HS quan sát 2 sơ đồ quy trình SX gia súc giống & SX cá giống/ SGK trang 78 để trình bày quy trình SX gia súc giống & SX cá giống.
-Giống: Phải tuân thủ chặt chẽ từ bước 1 đến 4.
-Khác:
+ Cá: Thụ tinh ngoài, nuôi cá con, cá giống cần phải tạo nhiều TĂ tự nhiên (bón phân gây màu nước).
+Gia súc: Thụ tinh trong, nuôi con bằng sữa a muốn con non tốt phải chăm sóc tốt cả mẹ lẫn con.
HĐ 2: Tìm hiểu quy trình SX gia súc giống & SX cá giống (15’)
II. Quy trình sản xuất con giống:
1. Quy trình sản xuất gia súc giống:
- Chọn giống bố mẹ.
- Phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang thai.
- Nuôi dưỡng gia súc đẻ và gia súc con.
- Cai sữa và chọn lọc để chuyển sang các giai đọan sau.
2. Quy trình sản xuất cá giống:
- Chọn giống bố mẹ.
- Cho cá đẻ.
- Ấp trứng và ương cá.
- Chọn lọc và chuyển sang nuôi các giai đoạn sau.
4/ Củng cố : (3’) Trắc nghiệm:
1. Khi cả 3 đàn giống là thuần chủng thì năng suất cao nhất thuộc về :
a. Đàn nhân giống. b. Đàn thương phẩm.
c. Đàn hạt nhân. d. a và c đúng.
2. Khi cả 3 đàn giống là thuần chủng thì số lượng vật nuôi trong đàn cao nhất thuộc về:
a. Đàn nhân giống. b. Đàn thương phẩm.
c. Đàn hạt nhân. d. a và c đúng.
3. Nếu đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì năng suất cao nhất thuộc về:
a. Đàn thương phẩm. b. Đàn nhân giống.
c. Đàn hạt nhân. d. Tất cả đúng.
ĐÁP ÁN: (1/c - 2/b -3/a).
5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ – Trả lời các câu hỏi SGK/ trang 78. Chuẩn bị bài mới: Em hiểu thế nào là cấy truyền phôi bò?
File đính kèm:
- t23cn10.doc