1/ Kiến thức:
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn cho chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh.
- Hiểu được nguyên lí của việc sản xuất các chế phẩm prôtêin bằng công nghệ vi sinh.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 29: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Tuần 25
Tiết 29
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn cho chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh.
- Hiểu được nguyên lí của việc sản xuất các chế phẩm prôtêin bằng công nghệ vi sinh.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Người ta có những ứng dụng công nghệ vi sinh nào vào việc SX TĂ chăn nuôi?
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (5’) : Nguồn thức ăn tự nhiên của cá gồm những loại nào? Những biện pháp nào để phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá? Trình bày vai trò và quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo cho cá?
3/ Tiến trình bài mới :
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
GV y/c HS đọc phần I/ SGK trang 96 – 97 & hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
- Hoạt động sống của 1 số VSV có lợi gì mà người ta sử dụng nó để SX & chế biến TĂ chăn nuôi?
- Những điều kiện nào để VSV ủ lên men thức ăn phát triển thuận lợi?
HS đọc phần I/ SGK trang 96 – 97 & thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
-VSV sinh sản rất nhanh (tạo sinh khối lớn trong thời gian ngắn), ức chế sự phát triển của các VSV có hại (bảo quản TĂ), cung cấp: prôtein, axit amin, vitamin, các hoạt chất sinh học
- Độ ẩm vừa phải, thường môi trường kị khí, nhiệt độ thích hợp 27-30oC (có thể thay đổi tùy loại VSV & mt nuôi cấy).
HĐ1: TÌM HIỂU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG CHẾ BIẾN & SX TĂ CHĂN NUÔI (15’)
I. Cơ sở khoa học:
Dựa vào hoạt động sống của VSV để sản xuất, chế biến thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Bảo quản thức ăn: Cấy VK hoặc nấm men có ích vào thức ăn rồi ủ lên men, ngăn cản sự phát triển của VSV có hại.
- VSV lên men cung cấp cho thức ăn vật nuôi các chất: protein, axit amin, vitamin, các hoạt chất sinh học,
- Tốn ít thời gian để VSV tăng sinh khối.
GV y/c HS đọc nội dung II/ SGK trang 97 để trả lời câu hỏi:
- Vì sao khi lên men giá trị dinh dưỡng lại cao hơn?
- Dựa vào H33.1: Giải thích hiện tượng protein bột sắn tăng từ 1,7% lên 27 – 35%.
Dựa vào nội dung II/ SGK trang 97, HS hoạt động nhóm xây dựng bài:
- Dinh dưỡng có sẵn trong thức ăn + dinh dưỡng từ VSV tạo ra.
- Do nấm phát triển mạnh, hàm lượng protein tăng lên là do sự protein của VSV.
HĐ2: TÌM HIỂU CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG CHẾ BIẾN TĂ CHĂN NUÔI (10’)
II. Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Nguyên lí:
Cấy VSV có ích vào thức ăn, tăng sinh khối, thu sản phẩm giàu dinh dưỡng.
-VD: Để tăng hàm lượng protein cho bột sắn, ta cấy nấm vào hồ bột sắn theo quy trình hình 33.1/ SGK trang 97.
GV y/c HS dựa vào H33.2 để trình bày & phân tích quy trình SX TĂ chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh:
- Phân tích các bước của quy trình sản xuất thức ăn từ VSV?
+ Hãy cho biết nguyên liệu, ĐK sản xuất, sản phẩm của quy trình sản xuất thức ăn từ VSV?
Quy trình SX TĂ chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh:
- Xác định chủng VSV đặc thù với nguyên liệu.
- Tạo ĐK để VSV phát triển.
- Tách lọc, tinh chế, thu sản phẩm là thức ăn vật nuôi có chất lượng cao.
+ Nguyên liệu dầu mỏ, phế phẩm nhà máy giấy, đường, bột.
+ Điều kiện: nhiệt độ, không khí, độ ẩm thích hợp.
+ Sản phẩm: thức ăn giàu protein,vtm, aa,
HĐ3: TÌM HIỂU CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SX TĂ CHĂN NUÔI (10’)
III. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Sản xuất thức ăn giàu protein, vitamin, a.a, enzim từ các nguyên liệu rẻ tiền: dầu mỏ, phế phẩm nhà máy giấy, đường, bột bằng cách cấy VSV vào, cho tăng sinh khối.
- Quy trình: Hình 33.2/ SGK trang 98.
4/ Củng cố:(3’) Nêu lại cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến & SX TĂ chăn nuôi. Kể tên các loại TĂ gia súc lên men có ở địa phương.
5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi SGK/ trang 98. Chuẩn bị bài mới bằêng câu hỏi: Để chăn nuôi gia súc hoặc nuôi thủy sản được tốt thì cần phải đảm bảo yếu tố mt sống ra sao?
Hình: Quy trình chế biến bột sắn giàu prôtêin.
Cấy nấm
Aspergillus hemebergii
Bột sắn giàu prôtêin
(27 – 35 %)
Hồ bột sắn
+ N & P vô cơ
Bột sắn
(1,7 % prôtêin)
Nhiệt độ Nấm phát triển
Nước trên hồ bột sắn
Hình: Quy trình SX TĂ chăn nuôi từ VSV
Cấy chủng VSV đặc thù
VSV phát triển tạo nên sinh khối lớn
Sản phẩm
(thức ăn)
Nguyên
liệu
Điều kiện Tách lọc
thích hợp tinh chế
File đính kèm:
- t29cn10.doc