1/ Kiến thức:
- Hiểu được 1 số yêu cầu và kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được tiêu chuẩn ao nuôi cá và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 30: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 34: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
Tuần 25
Tiết 30
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được 1 số yêu cầu và kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được tiêu chuẩn ao nuôi cá và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Để chăn nuôi gia súc hoặc nuôi thủy sản được tốt thì cần phải đảm bảo yếu tố mt sống ra sao?
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (4’) : Trình bày cơ sở khoa học của ứng dụng CN vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi? Trình bày nguyên lí và choVD ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn trong chăn nuôi?
3/ Tiến trình bài mới:
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
GV y/c HS đọc nội dung & phân tích sơ đồ 34.1/ SGK trang 99 để trả lời câu hỏi: Để xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần phải bảo đảm những yêu cầu kỹ thuật nào? Đảm bảo các yếu tố đó có lợi gì?
+ Hướng chuồng như thế nào là tốt nhất?
HS đọc nội dung & phân tích sơ đồ 34.1/ SGK trang 99 để trả lời câu hỏi:
- Xây dựng nơi yên tĩnh a hạn chế stress cho vật nuôi , không gây ô nhiễm mt a hạn chế dịch bệnh, thuận tiện giao thông a vận chuyển TĂ, sản phẩm dễ dàng.
- Hướng chuồng: đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp (đông ấm – hè mát) a đảm bảo vật nuôi st & phát triển tốt. Hướng Đông Nam.
- Nền chuồng: Chắc, khô ráo, có độ dốc vừa phải a chuồng trại sạch sẽ a hạn chế dịch bệnh.
-Kiến trúc xây dựng: phù hợp đặc điểm sinh lí vật nuôi, có hệ thống xử lí chất thải.
HĐ1: TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU KĨ THUẬT XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI (10’)
I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi:
1.Yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi:
- Địa điểm: Xây dựng nơi yên tĩnh, không gây ô nhiễm khu dân cư, thuận tiện giao thông.
- Hướng chuồng: đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp (đông ấm hè mát).
- Nền chuồng: Chắc bền, khô ráo, sạch sẽ, không trơn trợt. Có độ dốc vừa phải, không đọng nước.
- Kiến trúc xây dựng: thuận tiện chăm sóc – quản lí, phù hợp đặc điểm sinh lí vật nuôi, có hệ thống xử lí chất thải.
GV y/c HS đọc phần 2/ SGK trang 100 – 101 để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Tại sao phải xử lí tốt chất thải chăn nuôi?
- Thực tế gia đình thường xử lí chất thải như thế nào?
- Hiện nay công nghệ nào thường được áp dụng để xử lí chất thải chăn nuôi? Nguyên lí công nghệ biogas là gì?
- Xử lí công nghệ Bioga có lợi gì?
- Mô tả hệ thống biogas?
HS đọc phần 2/ SGK trang 100 – 101 & thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nếu không xử lí tốt chất thải chăn nuôi thì gây ra hậu quả: chất thải làm ô nhiễm nguồn nước, kk, gây hại sức khỏe con người, dễ lây lan dịch bệnh.
- Ủ thành đống hay chứa thành hố dùng bón ruộng.
- Dùng bể lên men VSV yếm khí sinh gas (túi ủ biogas).
- Giảm ô nhiễm mt, cung cấp nhiên liệu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
- Hoàn thành phiếu học tập.
HĐ2: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP & LỢI ÍCH CỦA VIỆC XỬ LÍ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI ( 10’)
2. Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
a) Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải: Các khu vực chăn nuôi có nhiều chất thải làm ô nhiễm nguồn nước, kk, gây hại sức khỏe con người, dễ lây lan dịch bệnh. Do đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi là y/c không thể thiếu trong khâu thiết kế chuồng trại chăn nuôi.
b) Phương pháp xử lí chất thải: tốt nhất hiện nay là công nghệ Biogas (Dùng bể lên men VSV yếm khí sinh gas) .
c) Lợi ích: Giảm ô nhiễm mt, cung cấp nhiên liệu, tăng hiệu quả nguồn phân bón trồng trọt.
GV y/c HS đọc kĩ 2 sơ đồ 34.5 & 34.6 để trình bày các nội dung sau:
- Nêu các tiêu chuẩn chọn ao nuôi cá. Trong các tiêu chuẩn ao nuôi cá, tiêu chuẩn nào quan trọng nhất?
- Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá là gì ?
-Tóm tắt quy trình chuẩn bị ao nuôi cá? Nêu tác dụng của từng công đoạn.
HS đọc kĩ 2 sơ đồ 34.5 & 34.6 để trình bày:
Diện tích, độ sâu, đáy ao, nguồn nước & chất nước.Nguồn nước và chất lượng nước là quan trọng nhất vì không có nước cá không thể sống được.Tuy nhiên, các yếu tố cũng rất quan trọng, phải đảm bảo tốt các y/c kĩ thuật đó yhì ao nuôi cá mới cho năng suất & sản lượng cao.
- Tạo môi trường thuận lợi cho cá (đảm bảo TĂ tự nhiên, tránh dịch bệnh, các loài địch hại) sinh sống, phát triển. Giảm thiểu tối đa sự hao hụt cá nuôi.
-Tu bổ ao: Sửa hệ thống lấy và thoát nước, lấp hang hốc, chống rò rỉ.
- Vét bùn a Cải tạo đáy ao, loại bỏ các khí độc đáy ao, tạo độ dày bùn ao hợp lí. Rắc vôi bột a Diệt cá tạp, diệt mầm bệnh cho cá, khử chua.
-Bón phân chuồng, phân xanh a Tạo nguồn TĂ tự nhiên cho cá.
-Lấy nước vào ao (2 lần) phải được lọc qua đăng lưới a Loại cá tạp & các loài địch hại của cá.
-Kiểm tra nước và thả cá.
HĐ3: TÌM HIỂU CÁC TIÊU CHUẨN & QUY TRÌNH CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ (16’).
II/ Chuẩn bị ao nuôi cá:
1. Tiêu chuẩn ao nuôi cá:
- Diện tích: 0,5 – 1 ha (tùy đk).
- Độ sâu: 1,8 – 2 m nước.
- Đáy ao bằng phẳng, bùn dày 20 – 30 cm.
- Nguồn nước có thể chủ động được cấp thoát.
- Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, độ pH & lượng oxi hòa tan thích hợp.
2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá:
-Tu bổ ao: Tháo cạn nước ao, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước, lấp hang hốc, chống rò rỉ.
- Diệt tạp, khử chua: Vét bùn, rắc vôi bột, phơi ao.
- Bón phân chuồng, phân xanh.
- Lấy nước vào ao phải được lọc qua đăng lưới (loại cá tạp & các loài địch hại của cá).
-Kiểm tra nước nếu có màu xanh lá chuối non thì thả cá.
PHIẾU HỌC TẬP: Mô hình túi ủ biogas
Cấu tạo
Vai trò
Bể nạp chất thải
Là 1 hố để đưa chất thải vào.
Bể phân hủy
Nơi chứa chất thải, xảy ra hoạt động phân hủy chất thải. Kích thước phụ thuộc vào số lượng vật nuôi.
Bể điều áp
Bể chứa khí do phân hủy chất thải sinh ra đưa từ bể phân hủy sang, điều hòa áp suất khí sinh ra trong túi ủ.
Hệ thống ống dẫn khí
Là hệ thống ống từ bể điều áp đến nơi sử dụng.
4/ Củng cố: (3’) Tóm tắt lại các y/c kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi. Các bước của quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi cuối bài SGK trang 102. Chuẩn bị bài mới: Các đk nào làm cho vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh.
File đính kèm:
- t30cn10.doc