Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 21: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

 Học sinh biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường .

2-Kỹ năng:

 Rèn luyện tính thận trọng khi tiếp xúc với thuốc hóa học.

 3-Thái độ:

-Có thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

-Tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-Tranh ảnh về những tác hại do thuốc hóa học gây nên.

-Sơ đồ đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 21: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21, Tiết: 21. Ngày soạn: 30/12/2010. Bài 19: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: Học sinh biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường . 2-Kỹ năng: Rèn luyện tính thận trọng khi tiếp xúc với thuốc hóa học. 3-Thái độ: -Có thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. -Tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Tranh ảnh về những tác hại do thuốc hóa học gây nên. -Sơ đồ đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người. Người Thức ăn nước sinh hoạt Vật nuôi Rau ,cây lương thực Thuốc hoá học BVTV Tồn lưu Tồn lưu ĐấT NƯớC III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tìm tòi phát hiện vấn đề kết hợp giảng giải. IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phân bố đều ở cả 3 phần của bài. V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ(4ph) 1/Kể tên các loại thuốc hóa học địa phương em thường sử dụng? 2/Nêu những hiểu biết của em về tác hại do sử dụng thuốc hóa học gây nên? Đáp án: 1/Nêu được 3 loại thuốc Ví dụ:Thuốc trừ sâu Bi 58, Vôphatốc, Boóc đô... 2/ Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường , gây độc cho con người và gia súc, gây hiện tượng quen thuốc, phávỡ cân bằng sinh thái... 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GV : Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có nhiều hạn chế ảnh hưởng không tốt đến môi trường quần thể SV và vệ sinh an toàn thực phẩm .Muốn nâng cao hiệu quả của thuốc hoá học bảo vệ thực vật người dùng cần biết những mặt hạn chế và cách khắc phụcà vào bài GV: Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật . ? Vì sao sử dụng thuốc hoá học bảo vệ có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật ? ảnh hưởng xấu như thế nào? GV cho HS quan sát SGK và thảo luận liên hệ với thực tế ở địa phương ? Sử dụng nhiều thuốc hoá học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng gì tới môi trường? -Cho HS thảo luận sau khi đọc SGK -Gợi ý : +Nơi thuốc tiếp xúc khi dùng: Cây trồng, đất, nước, không trung + Ở những nơi nầy cũng có các loài động thực vật có ích. ? Theo em, người dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải làm gì để khắc phục những mặt hạn chế của thuốc? -Gợi ý : +Nên dùng thuốc khi nào ? +Loại gì ? Cách dùng ? Liên hệ với địa phương. Nghe GV đặt vấn đề cho bài học HS ghi nhanh câu hỏi vào giấy nháp .Đọc phần I SGK suy nghĩ trả lời: Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có phổ độc rộng nên nó vừa độc với sâu bệnh vừa độc với cây trồng và các loài sinh vật có ích khác VD diệt cá ,ếch ..... Dùng tuỳ tiện dẫn đến hiện tượng một số sâu bệnh kháng thuốc Đọc phần II của bài, thảo luận cả lớp . +Khi phun thuốc trên đồng ruộng thuốc đi tới đâu (ngoài cơ thể sâu và vết bệnh ), bám lên cây trồng, tan trong nước, trong đất....làm chết SV có ích, chết cây.... Đọc phần III SGK tham gia thảo luận và tìm ra các biện pháp khắc phục I/ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT: (15 ph) -Thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường có phổ độc rộng với nhiều loại sâu nên được sử dụng rất linh hoạt. Sử dụng với nồng độ cao, tổng lượng caoà tác động đến mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản. -Khi sử dụng không hợp lýàtác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất , trong nước; làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật -Sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng giống nhau àlàm xuất hiện các quần thể dịch hại kháng thuốc. II/ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG : 10 ph) -Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao,Thời gian cách ki ngắn àô nhiễm môi trường đất , nước , không khí và nông sản. -Thuốc hóa học bảo vệ thực vật với lượng lớn, tích lũy trong lương thực, thực phẩmàTác động xấu đến sức khỏe của con ngươì và nhiều loại vật nuôi .. -Từ đất , nướcthuốc hóa học bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh và nông sản, thực phẩmà vào cơ thể con người gây ngộ độc và gây một số bệnh hiểm nghèo. III/BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT : (10 ph) -Chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại. -Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân hủy nhanh trong môi trường . -Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng. -Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường . -Bảo đảm thời gian cách li. -Chỉ dùng thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) Những hạn chế của thuốc hóa học bảo vệ thực vật ? nêu một vài ví dụ minh họa? Đáp án: -Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường . -Ví dụ 5- Dặn dò:(1ph) -Trả lời câu hỏi cuối bài. -Học bài và xem trước bài 20 Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật. -Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về chế phẩm bảo vệ thực vật. 6). Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 19.doc