Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 24: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản

- Biết được đặc điểm cơ bản của nông lâm, thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm thuỷ sản trong bảo quản, chế biến

2. Kỹ năng::

- Phân tích, tìm hiểu thực tế.

3. Thái độ: tích cực trong việc bảo quản và chế biến nông lâm thuỷ sản.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1). Phương pháp:

- Phương pháp: hỏi đáp

2). Các đồ dung dạy học:

- Sách giáo khoa công nghệ 10.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1). Chuẩn bị:

- Kiểm tra kiến thức cũ: bỏ qua.

- Vào bài: Nông, lâm, thủy sản nếu được thu hoạch, khai thác với số lượng lớn thì không thể sử dụng hết trong một lần được. Khi đó chúng ta cần phải bảo quản và chế biến chúng, vì sao như vậy và phải bảo quản, chế biến như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ nghiên cứu Chương 3: Bảo Quản, Chế Biến Nông, Lâm, Thủy Sản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 24: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22. Tiết 24. Ngày soạn: 07/01/2011. Chương 3. MỤC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Bài 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản - Biết được đặc điểm cơ bản của nông lâm, thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm thuỷ sản trong bảo quản, chế biến 2. Kỹ năng:: - Phân tích, tìm hiểu thực tế. 3. Thái độ: tích cực trong việc bảo quản và chế biến nông lâm thuỷ sản. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1). Phương pháp: - Phương pháp: hỏi đáp 2). Các đồ dung dạy học: - Sách giáo khoa công nghệ 10. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1). Chuẩn bị: - Kiểm tra kiến thức cũ: bỏ qua. - Vào bài: Nông, lâm, thủy sản nếu được thu hoạch, khai thác với số lượng lớn thì không thể sử dụng hết trong một lần được. Khi đó chúng ta cần phải bảo quản và chế biến chúng, vì sao như vậy và phải bảo quản, chế biến như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ nghiên cứu Chương 3: Bảo Quản, Chế Biến Nông, Lâm, Thủy Sản. 2). Tên bài mới: Bài 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN. NỘI DUNG BÀI (LƯU BẢNG) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản: 1). Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản: - Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản. - Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng của chúng. Có nhiều hình thức bảo quản khác nhau, VD: Bảo quản trong kho silô, kho thông thường, kho lạnh... 2). Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản: - Duy trì, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. II. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản: 1). Nông sản, thủy sản là lương thực, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng: 2). Đa số nông, thủy sản chứa nhiều nước:  3). Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng: 4). Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ, là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp: - Hỏi: Nông sản là gì? àGV nhận xét, kết luận vấn đề. - Hỏi: Lâm sản là gì? àGV nhận xét, kết luận vấn đề. - Hỏi: Thủy sản là gì? àGV nhận xét, kết luận vấn đề. - Hỏi: Người nông dân sau khi tuốt lúa xong nếu muốn trữ lại đợi giá cao mới bán hoặc để làm giống cho vụ sau thì người nông dân thường làm gì? àGV nhận xét: đó chính là bảo quản hạt lúa. - Vì sao cần phải phơi khô hạt lúa mà không cất trữ khi hạt lúa còn ẩm ước? àNhận xét, kết luận. - Chất lượng hạt lúa có giảm không khi không phơi khô hạt lúa mà đem cất trữ ngay? - Em nào có thể nêu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản? àNhận xét, kết luận. - Em nào có thể cho ví dụ tổn thất về số lượng nếu nông, lâm, thủy sản không được bảo quản? àNhận xét, kết luận. - Nông, lâm, thủy sản được bảo quản với nhiều hình thức khác nhau, em nào có thể cho vài ví dụ? - Các em hãy quan sát hình 40.1a (trang 119 SGK công nghệ 10) và cho biết kho silô là kho như thế nào? àNhận xét, kết luận: Silô là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh, đc xây bằng gạch, xi măng cốt thép hay bằng thép... - Ở gia đình em nếu hôm nào mua rau, quả, thịt, cá... để dùng trong vài ngày thì gia đình em thường bảo quản bằng cách nào? - Em nào có thể cho vài ví dụ khác về bảo quản nông, lâm, thủy sản? àGV nhận xét, kết luận. - Trái bí đao nếu chúng ta gọt vỏ ăn sống và nấu canh bí đao thì cách ăn nào chúng ta sẽ cảm thấy ăn ngon hơn? Như vậy thì sau khi chế biến thì chất lượng của nó được nâng cao hơn hay giảm thấp hơn? àNhận xét, kết luận. - Giữa 1 trái chuối chín được giữ nguyên trái và 1 trái chuối chín đã được ép mỏng đem phơi khô thì trái chuối nào sẽ dễ bảo quản hơn? - Giữa khoai tây nguyên củ và khoai tây đã qua chế biến thành khoai tây chiên thì loại nào sẽ có giá trị cao hơn? àNhận xét, kết luận. - Nhà em thường chế biến những sản phẩm hay món ăn nào từ cá? Em còn biết cách chế biến ra những sản phẩm nào khác từ cá nữa không? àNgười ta có thể chế biến ra nhiều sản phẩm từ 1 loại nông, lâm, thủy sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. - Em nào có thể nêu vài ví dụ về chế biến nông, lâm, thủy sản mà em biết? àGV nhận xét, kết luận. Các em đã biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhưng nếu muốn có cách bảo quản, chế biến phù hợp với các loại nông, lâm, thủy sản thì chúng ta cần phải biết rõ đặc điểm của chúng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc điểm của chúng. - Các chất dinh dưỡng có trong nông sản, thủy sản là gì? Cho ví dụ? àNhận xét, kết luận. - Thành phần nào chiếm tỷ lệ cao trong nông sản, thủy sản nhất là trong rau, quả tươi? àNhận xét, kết luận. - Nông sản, thủy sản thường dễ bị hư hỏng, vậy nguyên nhân nào gây ra? àNhận xét, kết luận. - Thành phần chủ yếu trong lâm sản là gì? Nó là nguyên liệu của ngành nào? àGV nhận xét, kết luận vấn đề. - 1 HS trả lời(là sản phẩm của nông nghiệp), các HS khác bổ sung(nếu có). - 1 HS trả lời(là các sản phẩm từ rừng), các HS khác bổ sung(nếu có). - 1 HS trả lời(là các động vật được nuôi ở nước ngọt, nước lợ hoặc đánh bắt từ biển), các HS khác bổ sung(nếu có). - 1 HS trả lời(phơi khô, cho vào bao hoặc bồ lúa), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời (nếu không lúa sẽ lên mộng, mốc...), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(có). - 1 HS trả lời(duy trì những đặc tính ban đầu...), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(cá, thịt không được bảo quản sẽ bị thối không dùng được...). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(bảo quản trong kho silô, kho thông thường, kho lạnh). - Quan sát hình và trả lời(màu trắng, có hình trụ, bằng thép...). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(bỏ vào tủ lạnh...), các em khác lắng nghe và bổ sung (nếu có). - Suy nghĩ và 1 HS cho ví dụ. - 1 HS trả lời(nấu canh, nâng cao hơn), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(chuối ép phơi khô), các HS khác bổ sung(nếu có). - 1 HS trả lời(khoai tây chiên), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(chiên, kho, luộc, làm khô...), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(chất đạm, chất xơ...), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(nước), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(do vi sinh vật dễ xâm nhiễm vào), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. - 1 HS trả lời(chất xơ, công nghiệp), các HS khác bổ sung(nếu có). - Lắng nghe. 3). Củng cố: - Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản? - Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản? - Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản? 4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài 40. 5). Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 40. tiet 1.doc