Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 33: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

 - Nêu được các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của hộ gia đình.

 - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của kinh doanh hộ gia đình.

 - Trình bày được tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình về vốn kinh doanh và sử dụng lao động.

 - Nêu được việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát hình.

 - Thảo luận, làm việc nhóm.

 - Tư duy.

3. Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 33: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27, Tiết: 33. Ngày soạn: 24/02/2011. Chương 4 DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH Bài 50. Doanh Nghiệp Và Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Nêu được các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của hộ gia đình. - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của kinh doanh hộ gia đình. - Trình bày được tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình về vốn kinh doanh và sử dụng lao động. - Nêu được việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. 2. Kỹ năng: - Quan sát hình. - Thảo luận, làm việc nhóm. - Tư duy. 3. Thái độ: II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1). Phương pháp: - Hỏi đáp. - Diễn giảng. - Khám phá. 2). Các đồ dung dạy học: - Hình ảnh minh họa bằng powerpoint. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1). Chuẩn bị: - Kiểm tra kiến thức cũ: 5 phút Câu hỏi: Câu 1: Em hãy cho biết kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào? Câu 2: Thế nào là cơ hội kinh doanh? Câu trả lời: Câu 1: - Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. - Các lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, dịch vụ, thương mại. Câu 2: Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận). - Vào bài: Chúng ta đã biết được kinh doanh là gì? Doanh nghiệp là gì? Nhưng doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh như thế nào? Chúng ta có thể chọn lựa những lĩnh vực kinh doanh nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. 2). Tên bài mới: Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NỘI DUNG BÀI (LƯU BẢNG) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Kinh doanh hộ gia đình: 1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình: - Kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ. - Những đặc điểm cơ bản: + Thuộc sở hữu cá nhân. + Quy mô kinh doanh nhỏ. + Công nghệ kinh doanh đơn giản. + Lao động thường là thân nhân gia đình. 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình: a. Tổ chức vốn kinh doanh: Nguồn vốn: - Chủ yếu là của bản thân gia đình. - Nguồn vốn khác ( Vay ngân hàng , vay khác, hỗ trợ...) Các loại vốn: - Vốn cố định: Là khoản vốn đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động kinh doanh: Trang thiết bị, đất đai, nhà xưởng... - Vốn lưu động: Là khoản vốn đảm bảo duy trì luân chuyển hàng hoá, hoặc các dịch vụ khác. b. Tổ chức sử dụng lao động: - Sử dụng lao động trong gia đình. - Tổ chức lao động linh hoạt. Một người có thể làm được nhiều việc. Một việc có thể huy động nhiều người. 3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình: a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra: - Công thức: Mức bán sản phẩm ra thị trường = Tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra trừ số sản phẩm gia đình tự tiêu dùng. b. Kế hoạch gom mua sản phẩm để bán: Mua gom sản phẩm để bán là hoạt động thương mại, lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra. 5 phút 8 phút 5 phút 8 phút 10 phút - Em biết hoạt động kinh doanh của gia đình trong lĩnh vực nào? - Nhận xét, kết luận. - Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết các hình thức kinh doanh sau đây thuộc lĩnh vực kinh doanh nào của hộ gia đình? - Nhận xét, kết luận. - Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì? - Nhận xét, kết luận. - Kinh doanh thì cần có tổ chức hoạt động kinh doanh, vậy tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình. - Nguồn vốn của gia đình được huy động từ đâu? - Nhận xét, kết luận. - Vốn được tổ chức như thế nào? Phân loại nguồn vốn? - Nhận xét, kết luận. - Tổ chức lao động trong kinh doanh gia đình có đặc điểm gì? - Nhận xét, kết luận. - Muốn kinh doanh tốt cần phải có kế hoạch, vậy kế hoạch kinh doanh hộ gia đình như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu 3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. - Ví dụ: Mỗi năm vườn bưởi nhà em thu hoạch được 2,5 tấn. Nhà em sử dụng và cho người thân 300kg (0,3 tấn), số bưởi còn lại dùng để bán. Vậy số bưởi bán ra thị trường là: 2,5 – 0,3 = 2,2 tấn. - Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường được tính như thế nào? - Nhận xét, kết luận. - Cho HS thảo luận bài tập và gọi đại diện nhóm lên bảng trả lời. Bài tập: Câu 1: Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm. Tính số tiền lời chị B thu được trong năm khi lợn 20 ngàn đồng/1kg, gà 30 ngàn đồng/1kg và chi phí chăn nuôi là 8 triệu đồng. Câu 2: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh thường bán 90% ra thị trường, 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình. Biết rằng giá chè anh T bán ra thị trường là 20.000 đồng/1kg, tính số tiền anh T lời được sau khi bán chè, chi phí trồng chè là 17 triệu đồng. - Nhận xét, kết luận: Câu 1: Tiền lời chị B thu được trong năm đó là: 500 x 20.000 + 100 x 30.000 - 8.000.000 = 5 triệu đồng. Câu 2: Số tiền lời anh T thu được là: 90% x 2000 x 20.000 - 17.000.000 = 19 triệu đồng. - Nhà em kinh doanh gạo, mỗi ngày nhà em bán được 15kg, vậy một tuần nhà em cần có kế hoạch mua gom bao nhiêu kg gạo? - Nhận xét, kết luận: 15kg x 7 = 105kg gạo. - Mua gom sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh nào? Lượng sản phẩm mua gom phụ thuộc vào yếu tố nào? - Ở một tiệm bán quần áo, kế hoạch gom mua sản phẩm mỗi tháng là 90 bộ quần áo. Trong tháng 4 bình quân mỗi ngày bán được 2 bộ quần áo, vậy kế hoạch gom mua sản phẩm của tiệm quần áo đó trong tháng 5 cần mua 90 bộ quần áo hay ít hoặc nhiều hơn? - Nhận xét, kết luận: Kế hoạch gom mua sản phẩm tháng 5 chỉ cần gom mua thêm 60 bộ quần áo nữa vì tháng 4 vẫn còn thừa lại 30 bộ quần áo. - Trả lời(sản xuất, thương mại, dịch vụ). - Lắng nghe. - Xem hình và trả lời(thương mại, dịch vụ, sản xuất). - Lắng nghe. - Trả lời(thuộc sở hữu tư nhân, quy mô nhỏ, công nghệ). - Lắng nghe. - Trả lời(bản than gia đình, vay ngân hàng,). - Lắng nghe. - Trả lời(tổ chức theo 2 loại vốn cố định và vốn lưu động; vốn cố định: là khoản vốn...) - Lắng nghe. - Trả lời (sử dụng lao động trong gia đình, tổ chức lao động linh hoạt...). - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời(Mức bán sản phẩm ra thị trường = Tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra trừ số sản phẩm gia đình tự tiêu dùng). - Lắng nghe. - Trả lời(câu 1: 5 triệu đồng, câu 2: 19 triệu đồng). - Lắng nghe. - Trả lời(105kg). - Lắng nghe. - Trả lời(thương mại, phụ thuộc khả năng và nhu cầu bán ra). - Trả lời(mua gom thêm 60 bộ). 3). Củng cố: 4 phút - Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài. - Sử dụng các câu hỏi SGK. 4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị phần II. Doanh nghiệp nhỏ. 5). Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 50 tiet 1.doc