I. Mục đích , yêu cầu
Sau khi học xong bài , HS phải:
- Biết được mục đích,ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất
quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới nội dung bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H 1: Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh
26 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 1 đến tiết 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2007
Chương I : trồng trọt , lâm nghiệp đại cương
Tiết 1: khảo nghiệm giống cây trồng
I. Mục đích , yêu cầu
Sau khi học xong bài , HS phải:
- Biết được mục đích,ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất
quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới nội dung bài
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H 1: Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
H 2: Nêu những hạn chế của ngành nông, lâm, ng nghiệp của nớc ta hiện nay. Cho
ví dụ minh hoạ.
H 3: Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.
3. Dạy bài mới
Hoạt động thầy trò
Nội dung
(?) Nếu đưa giống mới vào SX mà không qua khảo nghiệm thì kết quả sẽ như thế nào?
(?) Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống là gì?
(?)Giống mới chọn tạo được so sánh với giống nào? Vậy mục đích của TN so sánh giống là gì?
(?) So sánh về các chỉ tiêu gì?
(?) Em hiểu thế nào là chất lượng nông sản , cho ví dụ?
(?) Tại sao phải khảo nghiệm giống trên mạng lới quốc gia?
- Kiểm tra lại chất lượng giống
- Chỉ có trung tâm giống quốc gia mới có khả năng triển khai kiểm tra trên phạm vi rộng lớn , đưa ra các vùng sinh thái khác để thử khả năng thích ứng , làm tăng năng suất
(?) Quan sát hình 2.1 hãy phân tích cách làm để chọn tạo giống lúa?
(?) Nghiên cứu SGK cho biết mục đích và phạm vi của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật?
(?) Tại sao phải bố trí thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật với các giống mới?
(?) Giải thích cách bố trí thí nghiệm ở hình 2.1 và hình 2.2
- Hình 2.1: cùng nền đất, yếu tố MT giống nhau,để so sánh giống nào tốt hơn
- Hình 2.2: Cung giống, đất như nhau, lượng phân bón khác nhau, so sánh ruộng nào cho KQ tốt hơn
(?) Thí nghiệm SX quảng cáo nhằm mục đích gì, nội dung như thế nào để có hiệu quả?
I/ Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
1/ Nhằm đánh giá khách quan chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh
2/ Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận
II/ Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:
1/ Thí nghiệm so sánh giống:
- Mục đích: so sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với giống phổ biến rộng rãi trong SX đại trà
- Nội dung: so sánh các chỉ tiêu: ST, PT, năng suất, chất lượng nông sản , tính chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh
- Kết quả: nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong SX đại trà thì được chọn và gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia để khảo nghiệm giống trên toàn quốc.
2/ Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật:
- Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng( xác định thời vụ, mật độ, chế độ phân bón...)
- Phạm vi: tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia
- Nội dung: xác định thời vụ, mật độ gieo trồng , chế độ phân bón của giống
- Kết quả: xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng SX ra đại trà
3/ Thí nghiệm SX quảng cáo:
- Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào SX đại trà
-Nội dung: triển khai trên diện tích lớn, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát đánh giá KQ. Đồng thời cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới
4. Củng cố:
Hoàn thành phiếu học tập:
Các loại thí nghiệm
Mục đích
Nội dung
Kết quả
1. TN so sánh giống
2. TN kiểm tra kĩ thuật
3. TN sản xuất quảng cáo
5. Bài tập về nhà:
Trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày tháng năm 2007
Tiết 2 :Sản xuất giống cây trồng
I-Mục tiêu
Sau bài này HS cần phải:
- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống cây trồng.
- Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo,ở cây trồng nhân giống vô tính và sản xuất giống cây rừng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích,so sánh.
II-Chuẩn bị
- Nghiên cứu SGK.
- Tham khảo giáo trình Chọn giống cây trồng,pgs.pts.Nguyễn Văn Hiển (chủ biên),2002, nxb Giáo dục,Hà Nội.
III- Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Dạy bài mới.
Nội dung
Hoạt động của thầy&trò
I.Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
SGK
II Hệ thống sản xuất giống cây trồng
Hạt giống SNC
¯
NC
¯
XN
¯
Đại trà
- Giai đoạn 1:Sản xuất hạt
giống siêu nguyên chủng.
- Giai đoạn 2:Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng.
- Giai đoạn 3:Sản xuất hạt giống xác nhận.
III Quy trình sản xuất giống cây trồng
1 Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a) Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn
- Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì.
- Các giống nhập nội, các giống bị thoái hoá(không còn giống siêu nguyên chủng) sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
Tại sao phải sản xuất giống cây trồng?
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi .
- GV giúp HS hiểu rõ mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng và làm rõ một số khái niệm:sức sống,tính trạng điển hình,sản xuất giống đại trà.
- GV yêu cầu học sinh đọc mục II,quan sát hình 3.1SGK để trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là hệ thống sản xuất giống cây trồng?
+ Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn ?
+ Các giai đoạn đó tiến hành như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- HS ghi ý kiến của giáo viên vào vở.
- HS trả lời câu hỏi in nghiêng/13 SGK?
- GV nhận xét và giải thích rõ cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục III.1 và trả lời câu hỏi: Tại sao phải dựa vào các phương thức sinh sản của cây trồng để nghiên cứu quy trình sản xuất giống?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.Phát phiếu học tập,yêu cầu HS nghiên cứu SGK,quan sát hình 3.1;3.2 điền vào phiếu học tập.
SX hạt giống theo sơ đồ duy trì
SX hạt giống theo sơ đồ phục tráng
1.Đối tượng
2.Thời gian tiến hành
3.Công việc từng năm
4.ý nghĩa
5.So sánh
khác nhau
6.So sánh giống nhau
- HS đọc SGK và điền vào phiếu học tập..
- GV thu phiếu học tập của HS. Nhận xét bổ sung để HS ghi .
- HS quan sát hình 3.3 để trả lời câu hỏi:”Tại sao vừa nhân giống sơ bộ vừa thí nghiệm so sánh?”.
- GVnhận xét và bổ sung câu trả lời của HS.
- HS quan sát hình 3.4;3.5 để trả lời câu hỏi:”Có nhận xét gì khi quan sát hai ruộng lúa trên?”.
- GVnhận xét và bổ sung câu trả lời của HS
b)Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo
Vật liệu duy trì
hạt SNC
*** *** *** *** ***
*** *** *** *** ***
*** *** *** *** ***
Lô hạt SNC
¯
NC
¯
XN
c) Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính
- Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chẩn cấp SNC.
- Tổ chức sản xuất cấp NC từ SNC.
- Sản xuất giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống NC.
2.Sản xuất giống cây rừng
- GV yêu cầu HS quan sát,phân tích hình 4.1SGK và trả lời câu hỏi:
+ Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành trong mấy năm?
+ Nội dung công việc của từng năm là gì?
+ Vụ thứ nhất chia 500 ô,mỗi ô chọn 1 cây.Có cách ly giữa các ô đó không?Tại sao?
+ Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn và sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo có điểm gì giống và khác nhau?
- HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét,bổ sung và yêu cầu HS ghi vào vở.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính gồm mấy giai đoạn?
+ Nội dung công việc của từng giai đoạn?
+ Nêu một số VD cụ thể?
- GV nhận xét,bổ sung và yêu cầu HS ghi vào vở.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm:
+ Tìm hiểu những khó khăn,phức tạp trong khâu sản xuất giống cây rừng?
+ Tóm tắt quy trình sản xuất giống cây rừng dưới dạng sơ đồ?
- HS nghiên cứu, thảo luận nhóm để trả lời.
- Một HS đại diện nhóm của mình lên trình bày sơ đồ tóm tắt trên bảng.
4. Củng cố bài
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ lại hình 4.1 hoặc phát sơ đồ câm yêu cầu HS hoàn thiện.
5. Đánh giá giờ học
- Căn cứ vào kết quả thu được từ HS, GV đánh giá giờ học đã đạt mục tiêu chưa?
6. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị hạt giống cho bài thực hành.
Ngày tháng năm 2007
Tiết 3:Thực hành
Xác định sức sống của hạt
I/ Mục tiêu của bài
Sau bài này học sinh cần phải:
- Cách xác định sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp, từ đó các em có thể vận dụng để tính tỷ lệ nẩy mầm của hạt trước khi gieo
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật trật tự.
- Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu sau
- Mỗi nhóm TH cần chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu sau:
+ Hạt giống ( lúa, ngô, đậu, đỗ....) Từ 100 - 200 hạt
+ Hộp petri : 1 + Dao cắt hạt: 1
+ Panh : 1 + Giấy thấm : 4 - 5 tờ
+ Lam kính : 1 + Thuốc thử : 1 lọ
- Giáo viên pha chế thuốc thử sẵn để phát cho các nhóm.
+ Cân 1 gam indicago cacmomh ( camim) hoà tan trong 10ml cồn 960, thêm 90ml nước cất, thu được dung dịch A
+ Lấy 2ml H2SO4 đặc ( d=1.84) , hoà tan trong 98 ml nước cất, thu được dung dịch B
+ Lấy 20ml dung dịch B đổ vào dung dịch A, thu được thuốc thử
2. Làm thử
Giáo viên cần làm thử bài thực hành trước khi hướng dẫn cho học sinh
III. Phương pháp dạy học
Bài :" Xác định sức sống của hạt" thuộc dạng bài thực hành rèn kỹ năng. Vì vậy khi dạy bài này phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thực hành kỹ thuật ( phương pháp làm mẫu và phương pháp thực hành luyện tập) kết hợp với phương pháp trực quan và phương pháp vấn đáp
IV. Tổ chức tiến hành thực hành
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Giới thiệu bài thực hành
Giáo viên nêu mục tiêu của bài thực hành
4.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Giới thiệu bài thực hành
- Nêu nội dung bài thực hành: Xác định sức sống của hạt
- Giới thiệu quy trình xác định sức sống của hạt
Chuẩn bị
mẫu hạt giống
Ngâm hạt
trong thuốc thử
Lau sạch hạt sau
khi ngâm
Cắt đôi hạt
quan sát nội nhũ
Tính tỷ lệ hạt sống
- Chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu bài thực hành
- Nghe giáo viên giới thiệu quy trình xác định sức sống của hạt
- Ghi chép từng bước của quy trình
( Kẻ sơ đồ quy trình)
Hoạt động 2
Trình diễn kỹ năng và tổ chức phân công nhóm
a/ Thao tác mẫu
b/ Tổ chức phân công thực hành
- Giáo viên làm mẫu các bước của quy trình trên. Làm chậm vừa làm vừa lưu ý các yếu cần kỹ thuật trong từng bước. Trong bước 1 và 3 giáo viên không cần lau hết số hạt mẫu, mà chỉ cần lau ít hạt làm mẫu cho học sinh quan sát
- Lưu ý : Học sinh khi dùng dao phải cẩn thận
- Chia lớp thành các nhóm thực hành
- Phân công vị trí thực hành cho các nhóm
- Kiểm tra hạt giống học sinh được chuẩn bị
- Quan sát kỹ các thao tác trình diễn của giáo viên, lưu ý bước 4( dùng panh kẹp hạt bằng tay trái, dùng dao cắt hạt bằng tay phải)
- ổn định nhóm thực hành
- Về vị trí thực hành
- Lấy hạt giống để giáo viên kiểm tra
- Lấy dụng cụ thực hành
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3
Học sinh thực hành rèn kỹ năng
- Bao quát cả lớp và theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành
- Luôn nhắc nhở học sinh thực hành đúng quy trình và cẩn thận khi dùng dao
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm với 3 hạt giống
- Thực hiện các bước của quy trình thực hành
- Ghi chép kết quả quan sát của cả nhóm
- Tính tỷ lệ % hạt nảy mầm
Hoạt động 4
Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả bài học
- Hướng dẫn học sinh sau khi tính tỷ lệ %, đưa kết quả vào bảng ( SGK) và các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau
- Đến các nhóm kiểm tra đánh giá kết quả thực hành ( Dựa vào sản phẩm thu được )
- Căn cứ vào tinh thần, thái độ và kết quả thực hành, giáo viên cho điểm
- Các nhóm đánh giá kết quả
- Ghi vào vở theo mẫu bảng ( SGK)
- Đưa sản phẩm thực hành để giáo viên kiểm tra, đánh giá
5/ Đánh giá giờ thực hành
- Dựa vào kết quả thực hành của các nhóm giáo viên đánh giá giờ thực hành
- Nhắc học sinh thu dọn dụng cụ vật liệu và làm vệ sinh khu vực thực hành của nhóm mình
6.Bài tập: Vận dụng xác định tỷ lệ nay mầm của hạt để tính tỷ lệ % hạt nảy mầm -> Định lượng hạt giống gieo trên 1 diện tích đất
Ngày tháng năm 2007
Tiết 4
ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông – lâm nghiệp
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Biết nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Qua bài mà học sinh hình thành được tư duy kỹ thuật, tư duy lô gíc
- Học sinh ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập hơn.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh, hình vẽ về các loại giống cây trồng được tạo ra bởi công nghệ nuôi cấy mô như phong lan, dứa chuốihình câm về các khâu kt trong nuôi cấy mô, sơ đồ về sự phân hoá và phản phân hoá tế bào
- Nghiên cứu thêm về tài liệu:
+ Công nghệ sinh học - tập hai – NXB giáo dục Hà Nội
+ Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng – NXB nông nghiệp Hà Nội
III. Tiến trình bài dạy
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Không
Dạy bài mới
ĐVĐ:- Bằng các phương pháp như lai tạo gây đột biến truyền thống các nhà chọn tạo giống đã tạo ra nhiều giống mới phong phú đa dạng về chủng loại tạo ra năng suất phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của con người. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp truyền thống là thời gian tạo giống dài
- Ngày nay các nhà khoa học tạo giống trên thế giới đã áp dụng thành tựu của công nghệ sinh học, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người đồng thời rút ngắn được thời gian chọn tạo giống mới. Qua đó đã tạo ra được nhiều giống mới quí với thời gian rút ngắn rất nhiều. Đó là phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm cơ bản về :
+ Cơ sở khoa học của phương pháp này
+ Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.
Nội dung
Hoạt động dạy học
I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Nuôi cấy mô tế bào là lĩnh vực nuôi cấy các nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch trên môi trường thích hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong điều kiện vô trùng
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Dựa vào tính toàn năng của tế bào:
+Mọi tế bào trong cơ thể thực vật đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài thực vật đó
+ Mỗi tế bào đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
1. ý nghĩa:
(4ý nghĩa SGK)
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Chọn vật liệu nuôi cấy
Khử trùng
Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
Tạo rễ
Cấy cây vào môi trường thích ứng
Trồng cây trong vườn ươm
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
GV yêu cầu học sinh:
Hãy nghiên cứu SGK mục I và tìm ý xác định khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
H/S: nghiên cứu SGK và trả lời
GV: chỉnh lý bổ sung và ghi các dấu hiệu cơ bản của khái niệm lên bảng
GV làm rõ: Môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là ntn trong nuôi cấy mô tế bào.
GV hướng dẫn h/s tìm hiểu môi trường tự nhiên khi cây trồng nảy lộc đâm chồi
Hỏi: Em hãy nhận xét đặc điểm điều kiện ngoại cảnh của mùa cây trồng nảy lộc đâm chồi?
H/S đưa ra nhận xét
GV chỉnh lý: Điều kiện môi trường ở mùa cây đâm chồi nảy lộc là:
+ Nhiệt độ ấm
+ ẩm độ cao
+ A/S đầy đủ
(Các điều kiện trên có vào cuối xuân đầu hè)
+ Dinh dưỡng như đạm, lân, kali vi lượng đầy đủ (bón phân đầy đủ)
Kết luận: Đây là điều kiện MT thích hợp cho cây trồng phát triển trong tự nhiên bình thường và trong nuôi cấy mô tế bào môi trường thích hợp tương ứng là:
- A/S đầy đủ:
+ Ia/s= 2000- 3000 lux
+ thời gian chiếu sáng = 10 h – 12 h/ ngày
- Nhiệt độ = 28 – 300c
- ẩm độ = 60 – 80%
- Dinh dưỡng đầy đủ là: Có đủ các nguyên tố từ đa lượng đến vi lượng và các chất kích thích theo định hướnh của con người
GV trình bày cơ sở khoa học của phương pháp là dựa vào tính toàn năng của tế bào.
H/S nghe gv trình bày và ghi chép những ý chính mà gv nhấn mạnh vào vở
Nuôi cấy mô tế bào
GV đưa sơ đồ minh hoạ về sự phân hoá và phản phân hoá tế bào thực vật để học sinh hiểu
Tế bào hợp tử
Tế bào phôi sinh
Tế bào chuyên hoá đặc hiệu
Tế bào phôi sinh
Tế bào chuyên hoá đặc hiệu
Cây hoàn chỉnh
Cây hoàn chỉnh
GV kết luận:
- Sự phản phân hoá và phân hoá tế bào chính là con đường thể hiện tính toàn năng của tế bào
- Từ một tế bào nhờ công nghệ nuôi cấy mô tế bào mà có thể phát triển thành một cây trồng hoàn chỉnh sống bình thường trong điều kiện tự nhiên
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
GV dẫn dắt và hỏi học sinh
Hỏi: Bằng hiểu biết thực tế hãy cho biết lợi ích của phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng?
H/S suy nghĩ trả lời
Gv chỉnh lý câu trả lời của học sinh và yêu cầu h/s hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1
Hãy so sánh ý nghĩa của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào và phương pháp nhân giống truyền thống
Nội dung so sánh
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Nhân giống bằng phương pháp truyền thống
- Quy mô
- Đối tựơng
- Hệ số nhân
- Tính đồng đều
- Mức sạch bệnh
GV đặt câu hỏi:
Hỏi: Bằng cách nào ta có thể nhân giống cây trồng theo phương pháp nuôi cấy mô?
H/S thảo luận nhóm và đề xuất các phương án
GV căn cứ vào các đề xuất cuả học sinh để đưa câu hỏi gợi ý
Hỏi 1: Trước khi đưa vật liệu vào nuôi cấy ta phải xử lý ntn?
Hỏi 2: Từ mô tế bào muốn phát triển thành một cây trồng hoàn chỉnh ta phải tái tạo những bộ phận cơ bản nào?
Hỏi 3: Làm thế nào để cây trồng từ ống nghiệm có thể sống bình thường trong điều kiện tự nhiên?
H/S: Dựa theo câu hỏi gợi ý của G/V trao đổi với nhóm và đưa ra câu trả lời
G/V: Chỉnh lý câu trả lời từ học sinh đưa ra quy trình đúng cuối cùng bao gồm 6 khâu
Củng cố:
- GV chiếu hình ảnh câm mô tả các khâu (6 khâu) kỹ thuật của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
- GV: Yêu cầu học sinh: Hãy đặt tên cho từng hình và sắp xếp thứ tự các hình để được quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đúng?
Dặn dò học sinh về nhà:
+ Học bài:
Tập chung vào phần quy trình, cơ sở khoa học của phươngpháp nuôi cấy mô tế bào
+ Nghiên cứu trước bài số 7
Ngày tháng năm 2007
Tiết 5 : Một số tính chất của đất trồng
I.Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này học sinh phải:
Biết đựơc keo đất là gì
Biết được thế nào là khả năng hấp phụ của đất. Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất.
Qua bài mà học sinh rèn luyện tư duy kỹ thuật ( thông qua tính chất đất có hướng sử dụng đất hợp lý )
- Biết được biện pháp và có ý thức bảo vệ tính chất của đất và độ phì của đất.
II. Chuẩn bị
N/C SGK và SGV, các tài liệu có liên quan (Thổ nhưỡng, một số loại đất trồng ở việt nam)
Phóng to hình 7- SGK.
III. Tiến trình bài dạy
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Hãy nêu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? Cơ sở của quy trình là gì?
Dạy bài mới:
ĐVĐ: - Trong sản xuất trồng trọt đất vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất, là môi trường sống chủ yếu của mọi loại cây trồng. Do vậy, muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả chúng ta cần biết được tính chất của đất từ đó làm cơ sở để sử dụng và cải tạo đất hợp lý.
Nhân tố quyết định đến tính chất của đất là keo đất, khả năng hấp phụ của đất và phản ứng của dung dịch đất. Đây cũng chính là mục tiêu của bài mà các em cần nghiên cứu.
Hoạt động thầy trò
Nội dung bài giảng
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1.Keo đất
a. Khái niệm về keo đất:
- Keo đất là những hạt nhỏ hơn 1àm không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
b. Cấu tạo keo đất
Keo đất được cấu tạo gồm
+ Nhân
+ Lớp ion quyết định điện
+ Lớp ion bù:
- Lớp ion bất động
- Lớp ion khuếch tán
- Lớp ion quyết định điện quyết định tính chất hạt keo
Ví dụ: Keo âm thì có lớp ion quyết định điện là ion âm, ngược lại
- Lớp ion bù: ở tầng khuyếch tán có khả năng trao đổi ion với ion trong dung dịch đất. Đây là cơ sở trao đổi dinh dưỡng của đất và cây.
2. Khả năng hấp phụ của đất
- Khái niệm: Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng hạt limon, hạt sét
- Vai trò: Hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng
II. Phản ứng của dung dịch đất
1. Phản ứng chua của đất
a. Độ chua hoạt tính
- Do H+ trong dung dịch đất gây nên.
b. Độ chua tiềm tàng
- Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
2. Phản ứng kiềm của đất
Do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3 , CaCO3 thuỷ phân thành NaOH, Ca(OH)2 làm đất hoá kiềm
- ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của dung dịch đất người ta bố trí cây trồng phù hợp, bón phân bón vôi để cải tạo độ phì của đất
III. Độ phì nhiêu của đất
Khái niệm (SGK)
Phân loại
Độ phì nhiêu tự nhiên
Độ phì nhiêu nhân tạo
Giáo viên giới thiệu:
Keo đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như từ quá trình phong hoá đá hoặc được ngưng tụ từ các sản phẩm lơ lửng trong dung dịch đất. Nhưng chúng đều nhỏ hơn 1àm và lơ lửng trong dung dịch đất.
HS: Theo dõi và ghi tóm tắt.
GV:Treo tranh hình 7 và hỏi:
Quan sát hình vẽ và cho biết keo đất được cấu tạo từ mấy lớp, là những lớp nào? Đặc điểm của từng lớp?
HS: Quan sát trả lời và ghi tóm tắt
GV: Theo em lớp ion quyết định điện và lớp ion bù có vai trò gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV:Lớp ion quyết định điện quy định tính chất cho hạt keo.
Lớp ion bù trung hoà điện với lớp ion quyết định điện do vậy lớp trong có lực liên kết rất chặt (lớp bất động), lớp ngoài linh hoạt hơn (lớp khuếch tán).
GV: Tại sao đất lại có khả năng trao đổi dinh dưỡng, cơ chế của quá trình này là gì? Chúng ta sang phần 2
GV: Nhờ tầng ion khuếch tán, hạt keo có khả năng trao đổi để giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ ta gọi là khả năng hấp phụ của đất
GV yêu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?
HS:Trả lời theo hướng dẫn và ghi tóm tắt vào vở
GV: Khả năng hấp phụ của đất có ý nghĩa gì?
HS: Theo dõi SGK trả lời
GV nêu ví dụ khi ta bón đạm vào đất keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trên bề mặt hạt keo và cung cấp dần cho cây.
GV: Theo em thế nào là phản ứng của dung dịch đất?
Vai trò của ion H+ và ion OH- là gì?
Phản ứng của dung dịch đất được chia thành những loại nào?
HS: Theo dõi SGK và trả lời:
Có hai loại:- phản ứng chua
- phản ứng kiềm
GV:Ta lần lượt xét từng loại:
GV: Theo dõi SGK và cho biết thế nào là độ chua hoạt tính, độ chua tiềm tàng?
GV: Nghiên cứu độ chua của đất có ý nghĩa gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời: Để có cơ sở cải tạo đất cũng như bố trí cây trồng cho phù hợp.
GV lấy ví dụ một vài loại đất có độ chua khác nhau.
GV: Theo em tại sao đất có phản ứng kiềm?
HS: Trả lời
GV: Nghiên cứu phản ứng kiềm có ý nghĩa gì?
Cho một vài ví dụ về các ý nghĩa này?
GV nêu: Thế nào là độ phì của đất?
Những yếu tố nào quyết định đến độ phì nhiêu của đất? Làm thế nào để làm tăng độ phì cho đất?
Để giải thích được các vấn đề trên chúng ta sang phần III
HS: Tham khảo SGK
GV hướng dẫn HS đọc và học theo SGK
Hỏi: Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hường tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất?
HS: Thảo luận và trả lời
Hỏi: Hoạt động sản xuất của con người có làm mất độ phì nhiêu của đất hay không? Hãy giải thích?
HS: Thảo luận trả lời
GV củng cố thêm
5.Củng cố
- Giáo viên vẽ sơ đồ câm cấu tạo hai loại hạt keo. Gọi hai học sinh lên bảng điền tên vào các lớp cấu tạo của hạt keo.
Yêu cầu học sinh khác nhận xét và sửa nếu cần.
- Cho lớp ion ngoài cùng của hạt keo âm là H+, khi ta bón đạm (NH4)2SO4 thì quá trình trao đổi ion sẽ diễn ra ntn? Hãy viết phương trình mô tả?
6.Dặn dò học sinh
Học bài phần:
+ Cấu tạo keo đất
+ Khả năng hấp phụ của keo đất
+ Phản ứng của dung dịch đất
Nghiên cứu trước bài sau
Ngày tháng năm 2007
Tiết 6:: Thực hành
Xác định độ chua của đất
Mục tiêu của bài
Học xong bài này HS cần phải:
- Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường
- Rèn luyện tính cẩn thận khéo léo
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, thực hiện đúng quy trìnhvà đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành
Chuẩn bị phương tiện dạy học
Chuẩn bị dung cụ, vật liệu:
+ Mỗi nhóm thực hành cần chuẩn bị các dụng cụ, vậth liệu sau:
Mộu đất khô đã nghiền nhỏ: 2- 3 mẫu
Máy đo pH: 1cái
Đồng hồ bấm giây: 1cái
Dung dịch KCl 1N và nước cất
Bình tam giác dung tích 100ml: 2 cái
ống đong dung tích 50ml: 2cái
Cân kỹ thuật: 1 cái
+ Tranh câm về các bước của quy trình thực hành
Làm thử thực hành
GV cần làm thử thực hành trước khi hướng dẫn cho học sinh
Kiểm tra nghiên cứư cách sử dụng máy đo pH trước
Tiến trình tổ chức dạy học
ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Kiểm
File đính kèm:
- Giao an CN tu tiet1 tiet10.doc