I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức:
- Giải thích cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Trình bày ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến bột sắn giàu protein.
- Nêu các bước trong qui trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgíc và tư duy kỹ thuật qua việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và trình bày trước tập thể .
3. Về thái độ:
- Có thái độ đồng tình và niềm tin vào việc ứng dụng khoa học trong đời sống , sản xuất .
- Có ý thức phổ biến ứng dụng công nghệ vi sinh vào chế biến thức ăn chăn nuôi trong phạm vi gia đình , nhằm nâng cao chất lượng thức ăn , tăng năng suất và chất lượng chăn nuôi.
II. Chuẩn bị:
Sơ đồ hình 33.1, 33.2 sgk.
III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp: Tổ chức hoạt động dạy học , kết hợp với sử dụng phiếu học tập.
-Phương pháp: Làm việc độc lập với sgk.
IV. Tiến trình dạy học
61 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 29: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 29
Ngày dạy : / 02 / 2008
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức:
- Giải thích cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Trình bày ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến bột sắn giàu protein.
- Nêu các bước trong qui trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgíc và tư duy kỹ thuật qua việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và trình bày trước tập thể .
3. Về thái độ:
- Có thái độ đồng tình và niềm tin vào việc ứng dụng khoa học trong đời sống , sản xuất .
- Có ý thức phổ biến ứng dụng công nghệ vi sinh vào chế biến thức ăn chăn nuôi trong phạm vi gia đình , nhằm nâng cao chất lượng thức ăn , tăng năng suất và chất lượng chăn nuôi.
II. Chuẩn bị:
Sơ đồ hình 33.1, 33.2 sgk.
III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp: Tổ chức hoạt động dạy học , kết hợp với sử dụng phiếu học tập.
-Phương pháp: Làm việc độc lập với sgk.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm diện học sinh – kiểm tra vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ :
°Trình bày cơ sở các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá.
( 10 điểm).
* Đáp án :
- Các khoáng vô cơ hòa tan làm cơ sở phát triển thực vật phù du và thực vật bậc cao.(2.5 điểm).
-Thực vật phù du làm cơ sở phát triển phù du động vật.( 2.5 điểm).
- Các nguồn thức ăn tự nhiên và mùn bã ở đáy.( 2.5 điểm).
- Dựa vào mối thức ăn tự nhiên. ( 2.5 điểm).
°Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá .( 10 điểm).
* Đáp án :
- Các loại thức ăn nhân tạo: Thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp, thức ăn thô.( 3 điểm)
- HS nêu được biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá .(7 điểm).
3. Giảng bài mới
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Từ các nguyên liệu thức ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp, hoặc từ các nmguyên liệu khác, nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh có thể chế biến và sản xuất thành thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và thành phần và thành phần dinh dưỡng phong phú. Vậy công nghệ vi sinh được ứng dụng trong công nghệ chế biến và sản xuất thức ăn cho vật nuôi như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
GV: Trong thực tế chăn nuôi trong gia đình, hay ở địa phương , em thấy thức ăn cho vật nuôi được chế biến như thế nào?
HS trả lời .
GV kết luận: ủ chua, lên men thức ăn là một cách chế biến làm giàu dinh dưỡng cho thức ăn, vậy dựa vào đâu mà có thể làm được như vậy?
GV: yêu cầu HS.
- Chia mỗi bàn 1 nhóm .
- Nghiên cứu SGK phần 1 bài 33
- Thảo luận trong nhóm
-m trả lời câu hỏi : Cơ sở khoa học ccủa ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì ?
- HS đại diện trình bày trước lớp
-GV yêu cầu các nhóm kết thúc và làm việc cả lớp
- GV nhận xét bổ sung góp ý
- GV nhận xét tinh thần làm việc và kết quả làm việc nhóm của HS
- GV yêu cầu HS
+ Chia mỗi bàn 1 nhóm
+ Nghiên cứu SGK phần II bài 33 và thảo luận trong nhóm
GV yêu cầu HS đọc phần 3 SGK và hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập :
Bài tập : Điền nội dung thích hợp vào bảng sau :
Bảng qui trình chế biến và sản xuất thức ăn
Các bước (1)
Chế biến
( 2)
Ví dụ
(3)
Sản xuất
(4)
Ví dụ
(5)
1
2
3
4
5
( nội dung cột 5 HS về nhà làm)
câu hỏi :
-Hai qui trình trên khác nhau ở những điểm nào ? Vì sao?
- Bước nào trong qui trình làm cho qui trình chế biến khác với qui trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh ? Vì sao ?
HS cử đại diện trình bày trước lớp .
GV yêu cầu các nhóm kết thúc và làm việc cả lớp ,
Các nhóm nghe đại diện của các nhóm khác trình bày
Nhận xét – bổ sung, góp ý cho phần trình bày của bạn
bổ sung sửa chữa phần bài làm của nhóm mình
GV nhận xét tinh thần làm việc nhóm của HS , nhận xét kết quả làm việc .
Tổng kết phần nội dung ( xem tờ nguồn phiếu học tập )
I Cơ sở khoa học :
- Lợi dung hoạt động của nấm men và các loại VSV có ích
- Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào VSV là Protêin, sự có mặt của chúng trong thức ăn làm tăng hàm lượng Prôtêin cho thức ăn
- Quá trình hoạt động của VSV còn sinh ra các chất khác như Vitamin và các hoạt chất sinh học, làm tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn
- Nguyên liệu thức ăn và các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp là môi trường để VSV phát triển mạnh, sinh khói nhân lên nhanh
II . Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi:
Nguyên lí :
+ Cấy nấm: VSV có ích và thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp
+ Ủ : lên men thức ăn
+ Thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Qui trình chế biến bột sắn giàu Prôtêin : Sơ đồ hình 33.1
III . Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi :
Qui trình công nghệ :
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2 : Cấy VSV đặc thù
Bước 3 : Ủ ( lên men nguyên liệu )
Bước 4 : Tách lọc , tinh chế
Bước 5 : Thu thức ăn
4 . Củng cố :
1. Vì sao sau 1 thời gian cấy nấm , hàm lượng prôtêin lại tăng từ 1,7 % lên 27- 35%?
2. Trình bày qui trình chế biến và sản xuất thức ăn ứng dụng công nghệ vi sinh , điểm khác nhau trong 2 qui trình này là gì ?
3. Dựa vào đâu để lựa chọn chủng VSV đem cấy vào nguyên liệu trong qui trình sản xuất thức ăn?
Từ nguồn phiếu học tập
Bài tập
Bảng qui trình chế biến và sản xuất thức ăn
Các bước (1)
Chế biến
( 2)
Ví dụ
(3)
Sản xuất
(4)
Ví dụ
(5)
1
Chuẩn bị nguyên liệu
Tạo hồ bột sắn
Chuẩn bị nguyên liệu
2
Cấy nấm
Cấy nấm
Cấy nấm
3
Uû : lên men
Uû : lên men
Uû : lên men
4
Thu thức ăn
Bột sắn giàu Protein
Tách lọc , tinh chế
5
Thu thức ăn
Trả lời câu hỏi :
Hai qui trình trên khác nhau ở các điểm sau :
Các bước trong qui trình : Chế biến có 4 bước , sản xuất có 5 bước trong qui trình sản xuất có thêm bước tách lọc – tinh chế thức ăn
Khâu chuẩn bị nguyên liệu : Nguyên liệu torng qui trình chế biến là thức ăn nghèo dinh dưỡng , còn qui trình sản xuất là các nguyên liệu chưa thể sử dụng làm thức ăn được
Giải thích : Do nguyên liệu của qui trình chế biến thức ăn là thức ăn nghèo dinh dưỡng nên sau khi lên men, ta thu được thức ăn giàu dinh dưỡng ngay . Trong sản xuất thức ăn , do nguồn nguyên liệu lẫn nhiều tạp cấht nên sau khi ủ , lên men cần phải có khâu tách lọc , tinh chế để thu được thức ăn giàu dinh dưỡng.
Bước chuẩn bị nguyên liệu làm cho 2 qui trình chế biến và sản xuất thức ăn có ứng dụng công nghệ vi sinh khác nhau. Nguồn nguyên liệu sử dụng cho qui trình sản xuất thức ăn có thêm bước tách lọc , tinh chế . Đồng thời do nguyên liệu sản xuất thức ăn tận dung được các nguồn nguyên liệu rẻ tiền , thậm chí là phế liệu của 1 số ngành công nghiệp nên thức ăn sản xuất ra có giá thành hạ
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Về xem lại nội dung bài học
Trả lời câu hỏi cuối bài ở SGK
Xem trước bài : Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 24
Tuần:25
Tiết: 30
Ngày dạy: / 02 / 2008
TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
I.MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này HS cần phải:
1. Về kiến thức:
- Nêu và giải thích được một số yêu cầu về kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Nêu và giải thích được tầm quan trọng của việc xử lý rác thải trong chăn nuôi và lợi ích của biôga.
- Nêu và giải thích được một số tiêu chuẩn của ao nuôi cá.
2. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy kỹ thuật.
3. Về thái độ:
Có ý thức áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của chuồng nuôi để nhận xét đánh giá, hoặc tham gia xây dựng chuồng trại chăn nuôi hiện tại của gia đình hoặc ở địa phương .
II. CHUẨN BỊ:
Hình 34.2, 34.3 , 34.4 sgk phóng to.
Sơ đồ hình 34.1 , 34.5 , 34.6 sgk phóng to.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp tìm tòi bộ phận.
Trực quan tìm tòi bộ phận.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức ; kiểm diện HS.
2.Kiểm tra bài cũ:
. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong việc chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.( 10 điểm)
* Đáp án:
HS nêu được :
Cơ sở khoa học: Lợi dụng hoạt động . Nhân lên nhanh.(4 điểm)
Ứng dụng công nghệ vi sinh qui trình chế biến bột sắn giàu prôtêin.(3 điểm)
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn ..thu thức ăn.(3 điểm)
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Trong chăn nuôi và thủy sản, chúng ta đã tìm hiểu các vấn đề về giống, dinh dưỡng và thức ăn, vấn đề tiếp theo là chuồng trại và ao, hồ nuôi thủy sản, đây chính là nội dung bài học hôm nay.
-GV nêu vấn đề : muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, khâu chuẩn bị chuồng trại đúng yêu cầu kỹ thuật là rất quan trọng. Vậy các yêu cầu kỹ thuật đó là gì?
-Quan sát được trong đời sống thực tế , hãy cho biết chuồng nuôi súc vật có những đặc điểm gì?
-GV yêu cầu HS:
Chia mỗi bàn 1 nhóm
Nghiên cứu sơ đồ hình 34.1, 34.2 , 34.3 và trả lời
+ Những yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi là gì?
+ Các yêu cầu nào về kỹ thuật để thể hiện trong các chuồng nuôi ở hình 34.2 , 34.3?
GV mời đại diện nhóm trả lời.
GV nhận xét và tổng kết nội dung trong sơ đồ hình 34.1
GV nêu vấn đề tiếp: Trong số các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở phần I.1, xử lý rác thải cũng là một vấn đề rất quan tâm. Vậy việc xử lý chất thải có tầm quan trọng như thế nào ?
GV đặt câu hỏi gợi ý:
- Phân thải có thể gây ô nhiễm môi trường như thế nào ?
- Phân thải xúc vật gây ảnh hưởng gì đối với con người và đối với chính bản thân con vật?
GV nêu vấn đề tiếp:
Phân thải được tận dụng như thế nào ?
Có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi, trong đó sử dụng biôga là phương pháp tốt nhất hiện nay.
HS quan sát hình 34.4
Gv giới thiệu về công nghệ biôga.
Với nguyên lí và cách làm như đã trình bày, em hãy cho biết những lợi ích của công nghệ biôga trong xử lí chất thải chăn nuôi?
HS: Mỗi em trả lời 1 ý về lợi ích của công nghệ biôga.
GV ghi lại mỗi ý trả lời đúng và tổng kết như cột nội dung.
GV: Ao nuôi cá cũng phải đạt tiêu chuẩn nhất định, vậy các tiêu chuẩn kỹ thuật cho một ao nuôi như thế nào ?
GV yêu cầu HS chia mỗi bàn 1 nhóm.
Nghiên cứu sơ đồ hình 34.5, 34.6,.
Thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Những yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá là gì?
+Giải thích các yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá.
+ Nhận xét 1 ao nuôi cá ở gia đình hoặc ở địa phương đã đạt những yêu cầu kỹ thuật nói trên chưa( câu này cho hs về nhà làm)
+ Các bước trong qui trình chuẩn bị ao nuôi cá là gì? Có thể đảo vị trí các bước trong qui trình được không, vì sao?
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi:
1. Một số yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi:
- Xem sơ đồ hình 34.1 trang 99 SGK.
2. Xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường:
a.Tầm quan trọng của xử lý chất thải:
-Hạn chế gây ô nhiễm không khí( mùi hôi thối), nguồn nước, môi trưòng sống của con người.
- Tránh việc lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và cho con người.
b. Phương pháp xử lý chất thải công nghệ biôga:
- Biôga là khí (chủ yếu là mêtan) sinh học, sinh ra khi lên men yếm khí phân thải trong hầm chứa .
-Công nghệ biôga là công nghệ ứng dụng sự lên men của vsv yếm khí để phân hủy chất thải của vật nuôi thành khí ga và nước .
c. Lợi ích của việc xử lý chất thải bằng công nghệ biôga:
- Hạn chế ô nhiễm môi trường: giảm mùi hôi, giảm ruồi muỗi , ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước.
-Giảm nguy cơ gây bệnh phổi và mắt ở người.
- Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ sạch,cải tạo đất trồng.
- Tạo ra nguồn khí đốt cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.
- Giảm sự tiêu thụ năng lượng hóa thạch và giảm khí gây hiệu ứng nhà kính
II.Chuẩn bị ao nuôi cá:
1. Tiêu chuẩn ao nuôi cá:
( Nội dung trong sơ đồ hình 34.5 sgk)
2.Qui trình chuẩn bị ao nuôi cá :
( Nội dung trong sơ đồ hình 34.6 sgk).
4. Củng cố và luyện tập:
Chuồng trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có những điều kiện gì?
Nêu tầm quan trong và lợi ích của xử lý chất thải bằng công nghệ biôga.
Nêu các bước trong qui trình chuẩn bị ao nuôi cá , có thể đảo vị trí các bước này cho nhau được không? Vì sao?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
-Về xem lại nội dung bài học.
-Trả lời câu hỏi ở sgk.
-Xem trước bài 35.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
SGK
GV
HS
Thiết bị
Tuần: 25
Tiết: 31
Ngày dạy: ../03/2008
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI
I.Mục tiêu: Sau bài này, HS cần phải:
1.Về kiến thức:
-Nêu được 3 điều kiện làm phát sinh và phát triển bệnh ở vật nuôi.
-Chỉ ra 1 số các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh, hạn chế bệnh lây lan qua hiểu biết các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh.
2.Về kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic và tư duy kỹ thuật.
3.Về thái độ:
-Có ý thức áp dụng các biện pháp phòng bệnh, hoặc hạn chế lây bệnh trong chăn nuôi ở phạm vi gia đình.
-Vận dụng hiểu biết về điều kiện phát sinh, phát triển bệnh vào xử lý các tình huống có thể gặp phải trong thực tiển chăn nuôi.
II.Chuẩn bị:
Sơ đồ hình 35.1, 35.2, 35.3 sgk phóng to.
III.Phương pháp:
Hỏi đáp, biểu diễn sơ đồ tìm tòi bộ phận.
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chuồng trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có những điều kiện gì? ( 10 điểm)
Đáp án:
HS nên đúng và đủ
-Địa điểm xây dựng.. 2.5 đ
-Hướng chuồng.. 2.5 đ
-Nền chuồng. 2.5đ
-Kiến trúc xây dựng 2.5 đ
Câu2:Nêu tầm quan trọng và lợi ích của xử lí chất thải bằng công nghệ biôga?(10 điểm)
Đáp án:
HS nêu đúng và đủ như đã ghi
-Tầm quan trọng là hạn chế gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường sống của con người.2.5đ
-Tránh việc lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và cho con người. 2.5 đ
-Lợi ích: + Hạn chế gây ô nhiễm.. 1 đ
+Giảm nguy cơ 1 đ
+ Cung cấp nguồn phân bón 1 đ
+ Tạo nguồn khí đốt.. 1 đ
+ Giảm sự tiêu thụ.. 1 đ
3 Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài dạy
Có những nguyên nào gây ra bệnh, dịch bệnh cho vật nuôi? Tìm hiểu những nguyên nhân này giúp gì cho công tác phòng, trị bệnh? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
GV:Điều kiện đầu tiên để có thể gây bệnh cho vật nuôi là gì?
- Hãy nêu các mầm bệnh gây ra các bệnh mà em biết.
- Các mầm bệnh này có đặc điểm chung gì?
- Muốn gây bệnh cho vật nuôi, mầm bệnh cần có điều kiện gì?
- HS quan sát H. 35.1, huy động kiến thức thực tiển đề trả lời câu hỏi.
GV: bổ sung và tổng kết ( xem cột nội dung).
GV Nêu câu củng cố:
-Một vật nuôi bị bệnh có được coi là mầm bệnh không?( vật nuôi bị bệnh là nơi chứa mầm bệnh và có thể là tác nhân truyền bệnh).
-Làm thế nào để mầm bệnh không gây được bệnh cho vật nuôi?( không có điều kiện xâm nhập vào cơ thể vật nuôi; nếu xâm nhập rồi thì không thắng được sức đề kháng của vật nuôi).
GV : Điều kiện môi trường có thể gây bệnh cho vật nuôi như thế nào?
-GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sơ đồ H. 35.2 sgk và hỏi.
- Môi trường và điều kiện sống bao gồm các yếu tố nào ?
-Các yếu tố nào trực tiếp gây bệnh cho vật nuôi?
- Các yếu tố nào gây bệnh gián tiếp?
- Các yếu tố nào thúc đẩy kìm hãm sự phát triển bệnh?
-Ý nghĩa kỹ thuật của việc tìm hiểu môi trường và điều kiện sống?
- HS quan sát H. 35.2 và trả lời câu hỏi
- GV bổ sung tổng kết.
- GV Mầm bệnh dù đã xâm nhập vào cơ thể vật nuôi, nhưng nó có gây thành bệnh hay không còn tùy thuộc vào chính bản thân nó.
- GV giới thiệu khả năng miễn dịch, còn gọi là sức đề kháng, là khả năng không nhiễm bệnh của cơ thể vật nuôi đối với 1 loại mầm bệnh nào đó, do tính di truyền tạo nên hay do quá trình sống hình thành.
- GV hỏi:
- Khi 1 vật nuôi nhiễm 1 mầm bệnh nhưng không mắc bệnh; hoặc bị bệnh thì có thể kết luận gì về khả năng miễn dịch của có? Trường hợp nào thì bị bệnh, trường hợp nào thì không mắc bệnh?
- Khi vật nuôi đang bị mắc 1 bệnh thì khả năng mắc các bệnh khác thề nào?
- Vật nuôi bị 1 bệnh do vi sinh vật gây nên.Sau khi khỏi bệnh, khả năng mắc bệnh đó của vật nuôi như thế nào?
- GV nêu câu hỏi củng cố.
- Muốn vật nuôi không bị nhiễm 1 bệnh nào đó thì ta làm thế nào ?
- Làm thế nào để tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
- HS trả lời.
- GV hỏi:
- Các điều kiện trên có liên quan với nhau
như thế nào trong việc phát sinyh bệnh cho vật nuôi?
- Quan sát sơ đồ H. 35.3 cho biết khi nào thì:
+ Vật nuôi nhiễm mầm bệnh.
+ Vật nuôi bị bệnh.
-Làm thế nào để hạn chế tổn thất do bệnh, dịch bệnh gây ra cho vật nuôi?
-HS nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi .
-GV tổng kết bài học.
Điều kiện phát sinh phát triển bệnh.
1.Các loại mầm bệnh:
- Mầm bệnh là tác nhân gây bệnh có trong thức ăn, nước uống và môi trường sống của vật nuôi.
- Các loại mầm bệnh: VSV, bào tử VSV, vi rút, nấm, các nội kí sinh trùng.
- Điều kiện mầm bệnh gây thành bệnh cho vật nuôi: có mặt ở nơi có vật nuôi ở; xâm nhập được vào cơ thể vật nuôi bằng con đường thích hợp; tăng số lượng đủ lớn trong cơ thể vật nuôi để đủ sức gây bệnh(độc lực)
2. Môi trường và điều kiện sống:
- Các yếu tố môi trường và điều kiện sống( xem sơ đồ H. 35.2 sgk).
- Con đường tác động.
+ Tác động tới sức khỏe con vật.
+ Tác động đến sự phát triển của mầm bệnh, yếu tố mang mầm bệnh.
Ý nghĩa kỹ thuật:
+ Chuồng trại phải được thiết kế hợp lý: đủ độ rộng, cóđđủ ánh sáng, thông thoáng
+ Dọn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh.
+ Cho ăn đúng khẩu phần, thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
+ Công tác quản lí chặt chẽ: phát hiện bệnh kịp thời, hạn chế đánh nhau
3.Bản thân con vật:
- Khả năng miễn dịch tự nhiên của từng con vật.
- Tình trạng sức khỏe của con vật.
- Tình trạng miễn dịch thu được của con vật.
Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:
- Khi có mặt cả 3 điều kiện(Mầm bệnh, môi trường và vật nuôi không được chăm sóc tốt ), bệnh sẽ phát sinh và phát triển thành dịch.
4. Củng cố:
Hãy vẽ 1 sơ dồ hệ thống được tất cả các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
5. Hướng dẫn tự ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học.
- Vẽ sơ dồ yêu cầu trên phần củng cố.
- Xem trước bài 36.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
SGK
GV
HS
Thiết bị
Tuần : 25
Tiết : 32
ND: / 03 / 08
Thực hành:
QUAN SÁT TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH CỦA GÀ BỊ MẮC
BỆNH NIU CÁT XƠN VÀ CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT DO VI RÚT
I.Mục tiêu: Sau bài này hs cần:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được triệu chứng, bệnh tích để chuẩn đón bệnh Niu cát xơn và bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ.
- Vận dụng những kiến thức về các triệu chứng, bệnh tích để chuẩn đón bệnh Niu cát xơn và bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ trong chăn nuôi gia đình và địa phương.
2. Về kỹ năng:
-Rèn luyện được kỹ năng quan sát qua việc quan sát các triệu chứng bên ngoài và bệnh tích bên trong của bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ.
- Nhận biết được triệu chứng, bệnh tích của bệnh Niu cát xơn và bệnh xuất huyết do cá trắm cỏ.
- Chuẩn đoán được bệnh Niu cát xơn ở gà và bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ dựa vào các triệu chứng bên ngoài và các bệnh tích bên trong cơ thể.
3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức và tham gia tập chuẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà và bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ trong chăn nuôi gia đình và địa phương.
II. Chuẩn bị:
Aûnh chụp các triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá bị bệnh xuất huyết do vi rút ở trang 107 và 108 sgk.
Bảng 36.1 , 36.2 sgk.
III.Phương pháp: Thực hành - nhận biết.
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện hs.
2..Kiễm tra bài cũ:
GV chia nhóm cho lớp.
Mỗi nhóm gồm 2 bàn làm việc với nhau.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Trong chăn nuôi và thủy sản, phát hiện bệnh sớm chúng ta dễ dàng trị bệnh, ngăn bệnh lây lan rộng thành dịch, giảm thiệt hại do bệnh gây ra đồng thời giảm chi phí thuốc men. Làm thế nào đễ phát hiện được bệnh sớm? Nắm dững các triêụ chứng và dấu hiệu bệnh tích của các bệnh sẽ giúp chúng ta chuẩn đoán và phát hiện sớm. Vậy bệnh Niu cát xơn ở gà bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ có những triệu chứng và bệnh tích như thế nào , dựa vào những dấu hiệu nào để chuẩn đoán đúng bệnh này? Trong bài thực hành này chúng ta sẽ được quan sát, mô tả các triệu chứng và bệnh tích của bệnh Niu cát xơn ở gà và bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ.
-GV: Giới thiệu các ảnh trang 107 , 108 sgk, cung cấp các thông tin về bệnh như:
-Tên gọi khác của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan và các triệu chứng, bệnh tích khác không thể hiện được trong các ảnh của bài.
- GV: giới thiệu khái niệm về triệu chứng và bệnh tích . Triệu chứng là những biểu hiện bên ngoài của con vật, đặc thù cho loại bệnh nào đó.
Bệnh tích là những dấu vết đặc thù của bệnh có trên thân thể và các cơ quan bộ phận bên trong của con vật.
Gv hướng dẫn quan sát ảnh từ số 1 – 9sgk trang 107 , 108 .
Gv hướng dẫn hs đối chiếu hiện tượng quan sát được trong ảnh với các triệu chứng, bệnh tích mô tả trong bảng 36.1 và ghi lại kết quả vào bảng theo mẫu bảng trang 109 sgk.
-Gv hướng dẫn hs quan sát các ảnh từ số 10 – số 12 trang 108 sgk.
- Gv hướng dẫn hs quan sát đối chiếu với các triệu chứng , bệnh tích được mô tả trong bảng 36.2 và ghi lại kết quả quan sát vào bảng theo mẫu bảng trang 109 sgk.
Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát xơn:
Hs chú ý lắng nghe thông tin.
Hs đọc bảng 36.1 sgk.
Hs làm việc theo nhóm.
Tự quan sát thảo luận và ghi kết quả vào bảng mẫu báo cáo kết quả nhận biết
Gv theo dõi hoạt động của từng nhóm, đến từng nhóm hướng dẫn khi cần.
Quan sát triệu chứng, bệnh tích của cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút:
Hs chú ý lắng nghe thông tin của gv.
Hs đọc bảng 36.2.
Hs làm việc theo nhóm.
Tự quan sát thảo luận và ghi kết quả vào bảng mẫu: báo cáo kết quả nhận biết
4.Củng cố:
- Gv nhận xét ý thức thực hành của các nhóm
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- Thu bảng kết quả để đánh giá cho điểm.
5.Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại kết quả
File đính kèm:
- giao an CN 10.doc