Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 28: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Biết được các lọai thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá.

- Biết được cơ sở khoa học, các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên, cũng như các biện pháp làm tăng nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

- Nắm được quy trình SX TĂ hỗn hợp nhân tạo cho thủy sản.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.

- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.

3/ Thái độ:

- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 28: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN Tuần 23 Tiết 28 I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được các lọai thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá. - Biết được cơ sở khoa học, các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên, cũng như các biện pháp làm tăng nguồn thức ăn nhân tạo cho cá. - Nắm được quy trình SX TĂ hỗn hợp nhân tạo cho thủy sản. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề. - Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương. 3/ Thái độ: Hình thành khả năng làm việc có khoa học. Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị trước câu hỏi: Chuẩn bị bài mới: Xem bài mới: TĂ thủy sản gồm mấy loại? Cách SX ra sao? III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (3’) : Nhận xét bài thu hoạch tiết thực hành tiết trước. 3/ Tiến trình bài mới : HĐGV HĐHS NỘI DUNG GV y/c HS quan sát sơ đồ 31.1/ trang 90 để trả lời câu hỏi: - Thức ăn tự nhiên của cá gồm những loại nào? - Đặc điểm của các loại TĂ tự nhiên của cá. Cho VD minh họa. - Phân tích mối liên hệ giữa các loại TĂ tự nhiên của cá. - Vai trò của mùn bã hữu cơ, muối dd hòa tan. GV y/c HS quan sát sơ đồ 31.2/ trang 91 để trả lời câu hỏi: - Bón phân hữu cơ cho vực nước nhằm mục đích gì? -Tại sao quản lí và bảo vệ nguồn nước tốt là phát triển nguồn thức ăn tự nhiên? -VK, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, thực vật bậc cao, chất vẩn, mùn đáy. - HS hoàn thành PHT (1). - Chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhau. - Cung cấp chất dd cho các loài TĂ tự nhiên. - Tăng lượng mùn bã hữu cơ trong ao là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho vực nước, tăng số lượng các loại TĂ tự nhiên cho cá. -Vì như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật thủy sinh phát triển tốt. HĐ1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI TĂ TỰ NHIÊN & BIỆN PHÁP BẢO VỆ – PHÁT TRIỂN NGUỒN TĂ TỰ NHIÊN CỦA CÁ (20’). I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên: 1/ Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên: -Thức ăn tự nhiên của cá gồm: VK, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, thực vật bậc cao, chất vẩn, mùn đáy. -Chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhau. 2/ Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá: - Bón phân cho vực nước: phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) và phân vô cơ (đạm, lân). - Quản lí và bảo vệ nguồn nước: mực nước, tốc độ dòng chảy, giữ nguồn nước không bị ô nhiễm. GV y/c HS đọc nội dung II/ SGK trang 91 – 92 để trả lời câu hỏi: - Thức ăn nhân tạo có vai trò như thế nào trong nuôi thủy sản? - Hãy nêu các loại thức ăn nhân tạo thường sử dụng ở địa phương? - Có mấy loại thức ăn nhân tạo? -Trình bày những điểm giống và khác nhau của quy trình sản xuất thức ăn cho vật nuôi và cho cá? Dựa vào nội dung SGK/ trang 91 – 92, HS hoạt động nhóm xây dựng bài: - Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cá mau lớn, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. - Cám, bã, bột, củ, lá, quả, giunTôm, tép, cá nhỏ, phế phẩm lò mổ - 3 loại: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp. - Giống: Đều có đầy đủ các bước. -Khác: Có thêm công đoạn hồ hóa để thức ăn cho cá không bị tan trong nước. HĐ 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ & QUY TRÌNH SX CÁC LOẠI TĂ NHÂN TẠO NUÔI THỦY SẢN (17’). II/ Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản: 1/ Vai trò: Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cá mau lớn, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. 2/ Các lọai thức ăn nhân tạo: -Thức ăn tinh: Giàu đạm, tinh bột. -Thức ăn thô: thức ăn không qua phân giải. -Thức ăn hỗn hợp: phối hợp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. 3/ Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản: -Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệu. -Trộn theo tỉ lệ. -Hồ hóa & làm ẩm. -Ép viên, sấy khô. -Đóng gói, bảo quản. 4/ Củng cố:(3’) Trả lời 3 câu hỏi cuối bài SGK trang 92. 5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ. Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Người ta có những ứng dụng công nghệ vi sinh nào vào việc SX TĂ chăn nuôi? PHT (1) Loại thức ăn Đặc điểm – Vai trò Ví dụ VK Kích thước nhỏ, phân hủy xác bã động – thực vật, TĂ của cá bột, cá hương. VK phân hủy. Động vật phù du ĐV nhỏ, di động chủ động kém, sống trôi nổi trong nước, TĂ cho cá con, ĐV đáy. Luân trùng, chân kiếm, chân chèo Thực vật phù du Những TV kích thước hiển vi, sống trôi nổi trong nước, TĂ cho cá, ĐV phù du. Tảo lục, tảo lam, tảo vàng, tảo silic. Động vật đáy ĐV sống ở đáy ao hồ, ăn mùn bã hữu cơ. TĂ của cá ăn tầng đáy. Trai, ốc, ấu trùng, Thực vật bậc cao Sống ngập hoàn toàn trong nước hoặc ngập 1 phần. TĂ cho các loài cá ăn TV. Rong câu, rong mơ, bèo, cỏ, rau, Chất vẩn Xác ĐV, TV phân hủy thành mảnh nhỏ Mùn bã hữu cơ, các sp của quá trình phân hủy. Mùn đáy Xác ĐV, TV phân hủy chưa thành mảnh nhỏ, màu nâu tối đến đen sẫm. Các chất hữu cơ trong đất, xác ĐV, TV.

File đính kèm:

  • doct28cn10.doc