Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trần Ngọc Đệ - Tiết 27: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm của một số thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

- Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

II. Chuẩn bị:

1. Phương pháp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trần Ngọc Đệ - Tiết 27: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 27 - Bài 29: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm của một số thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. - Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào chăn nuôi ở gia đình và địa phương. II. Chuẩn bị: 1. Phương pháp: - Quan sát tìm tòi, tổ chức dạy học nhóm nhỏ, vấn đáp gợi mở và tìm tòi. 2. Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ phóng to H.29.1 → H29.4 (Tr 84, 86 - SGK) - Phiếu học tập Loại thức ăn Đặc điểm Cách sử dụng 1. Thức ăn tinh 2. Thức ăn xanh 3. Thức ăn thô 4. Thức ăn hỗn hợp III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra - Muốn vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Ví dụ? - Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Nó được xác định bằng các chỉ số nào? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ? Hãy kể tên các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở gia đình? Có thể xếp chúng thành 1 nhóm được không? Tại sao? Chỉnh lý câu trả lời của HS, treo hồ sơ H.29.1 (Tr 84-SGK) yêu cầu HS quan sát. Từ sơ đồ, yêu cầu HS nêu thêm 1 số ví dụ khác và các vật nuôi sử dụng thức ăn đó, giúp HS hoàn thiện kiến thức Yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin mục I.2 (Tr 84-SGK), kết hợp với kiến thức thực tế để hoàn thành PHT Phát PHT cho các nhóm làm trong 5 phút Kiểm tra hoạt động của các nhóm, hướng dẫn nhóm nào còn yếu hoàn thành bài tập Treo hoặc chiếu đáp án (tờ nguồn), cho các nhóm chấm chéo lẫn nhau bằng cách đổi phiếu. Thu 1 vài phiếu chấm lấy điểm Giới thiệu thêm về cách chế biến thức ăn thô ? Cần bảo quản và sử dụng thức ăn như thế nào có hiệu quả? ? Các loại thức ăn ở nội dung 1, 2, 3 trong đó PHT có nhược điểm gì? ? Về mùa đông các nguồn thức ăn thường ít, vậy làm thế nào để cung cấp đủ thức ăn cho vật nuôi? ? Trong thực tế sử dụng thức ăn hỗn hợp ở gia đình, em thấy nó có ưu điểm gì? Từ đó cho biết vai trò của thức ăn hỗn hợp? Cho HS thảo luận, trả lời và tự rút ra kết luận GV đưa ra một số loại mẫu bao bì thức ăn hỗn hợp dành cho lợn tập ăn, lợn nái, gà con, gà đẻ... cho HS quan sát. Chú ý % các chất ở bao bì Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.2 (Tr 86-SGK), trả lời câu hỏi: ? So sánh điểm giống và khác nhau giữa thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc? Gọi 1-2 HS trả lời - Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp cần chú ý điều gì ? Nhận xét và chỉnh lý câu trả lời, cho HS tự rút ra kết luận Treo sơ đồ H.29.4 (Tr85- SGK) cho HS quan sát - Quy trình sản xuất thức ăn có mấy bước? Nội dung các bước? - Kể tên 1 số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (thức ăn công nghiệp) hiện nay ? GDMT: GV nhắc nhở HS có ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi. I. Một số loại thức ăn trong chăn nuôi 1. Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi Có 4 nhóm thức ăn chính: - Thức ăn tinh - Thức ăn xanh - Thức ăn thô - Thức ăn hỗ hợp 2. Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi Loại thức ăn Đặc điểm Cách sử dụng 1. Thức ăn tinh Hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ xơ thấp. Nấu chín hoặc rang nghiền, và phối hợp với các loại thức ăn khác. 2. Thức ăn xanh Giàu vitamin A, nước, tỷ lệ xơ cao, tỷ lệ dinh dưỡng thấp. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc nấu chín, ủ xanh. 3. Thức ăn thô Hàm lượng nước thấp, tỷ lệ xơ cao, tỷ lệ dinh dưỡng thấp Cho ăn trực tiếp, có thể trộn với urê, muối. 4. Thức ăn hỗn hợp Tỷ lệ dinh dưỡng cân đối. Cho ăn trực tiếp, cung cấp đủ nước khi vật nuôi sử dụng. II. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi 1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp - Dễ bảo quản, hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi - Hiệu quả kinh tế cao 2. Các loại thức ăn hỗn hợp Có 2 loại thức ăn hỗn hợp: - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh - Thức ăn hỗn hợp đậm đặc * Chú ý khi sử dụng: - Có thể cho ăn trực tiếp không cần nấu chín - Cần cung cấp đủ nước cho vật nuôi. 3. Quy trình công nghệ SX thức ăn cho vật nuôi * Kết luận: Sơ đồ H.29.4 (Tr86- SGK) 4. Tổng kết - đánh giá - Thức ăn tự nhiên và thức ăn hỗn hợp có đặc điểm như thế nào? - Vì sao không sản xuất một loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh mà lại sản xuất 2 loại thức ăn hỗn hợp. - Vì sao dùng thức ăn tự nhiên cần nấu, nhưng dùng thức ăn hỗn hợp không cần nấu? Giáo viên gọi học sinh lên trả lời và cho điểm. VI. Dặn dò: - Học lý thuyết và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 Tr86-SGK - Đọc bài 30: “Thực hành: phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi”, chuẩn bị các dụng cụ để thực hành: máy tính, giấy bút) IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 29- san xuat thuc an cho vn.doc
Giáo án liên quan