I. Mục tiêu
-Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.
-Biết được bản chất và quy trình sản xuất một số chế phẩm sinh học BVTV.
II. Trọng tâm
-Sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.
III. Chuẩn bị
-Hình 20.1, 20.2, 20.3 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1: Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường.
C. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 16 BÀI 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
Ngày soạn :25/12/2006 SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
Ngày dạy : 27/12/2006
Lớp dạy: C1, C8, C9, C12, C13
I. Mục tiêu
-Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.
-Biết được bản chất và quy trình sản xuất một số chế phẩm sinh học BVTV.
II. Trọng tâm
-Sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.
III. Chuẩn bị
-Hình 20.1, 20.2, 20.3 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1: Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường.
C. Bài mới
Hoạt động 1: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Thế nào là chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại? Nó khác gì so với thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh?
-Cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là gì?
-Loài vi khuẩn nào được dùng để sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
-Hãy kể tên một vài chế phẩm vi khuẩn trừ sâu mà em biết.
Nghiên cứu phần I SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Quan sát sơ đồ hình 20.1 SGK để thấy các bước trong quy trình sản xuất chế phẩm Bt.
Tự ghi chép các ý chính.
- Đối tượng: Vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử. Thường là Baccilluus thuringiensis
- Sâu bọ nuốt bào tử protein có thể độc sẽ bị tê liệt và chết sau 2- 4 ngày.
- Quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí SGK trang 61.
- Bt trừ sâu róm thông, sâu tơ, sâu khoang hại rau cải, súp lơ..
Hoạt động 2: Chế phẩm virut trừ sâu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi:
-Vì sao khi mắc bệnh virut, cơ thể sâu bọ bị mềm nhũn?
-Để sản xuất chế phẩm trừ sâu người ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 20.2 SGK, giới thiệu với HS quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virut trừ sâu.
Nghiên cứu phần II SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
Quan sát hình 20.2, nghe GV giảng giải để thấy các bước của quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virut trừ sâu.
Tự ghi chép các ý chính.
- Ở giai đoạn sâu non dễ bị nhiễm vi rut nhất, cơ thể sâu bọ mềm nhũn do các mô bị tan rã, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi.
- Dùng vi rut đa diện ( NPV) nhân lên trên sâu non.--> Nghiền nát sâu non đã bị nhiễm virut và pha với nước với tỉ lệ nhất định, lọc lấy dịch thu được dịch virut đậm đặc . Từ dịch này sản xuất ra chế phẩm thuốc trừ sâu NPV.
- Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm virut trừ sâu SGK trang 61.
Hoạt động 3: Chế phẩm nấm trừ sâu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi:
-Những loại nấm nào được sử dụng để bảo vệ cây trồng?
-Nấm diệt sâu bọ bằng cách nào?
-Nêu quy trình công nghệ sản xuất nấm trừ sâu?
HS nghiên cứu phần III SGK theo các câu hỏi gợi ý của GV để tự hoàn thiện nội dung cần tìm hiểu.
- Đối tượng: Nấm túi và nấm phấn trắng.
- Cơ chế: + Nấm túi kí sinh trên nhiều loài sâu bọ và rệp khác nhau à cơ thể sâu bị trương lên à hệ cơ quan của sâu bọ bị ép vào thành cơ thể à yếu dần rồi chết.
+ Nấm phân trắng gây bệnh cho khoảng 200 loài sâu bọ. Cơ thể sâu bị cứng lại và trắng như rắc bột, chết sau vài ngày.
- Qui trình công nghệ sản xuất nấm trừ sâu từ nấm phấn trắng ( Beauveria bassiana):
* Giống thuần ( Beauveria bassiana) à Môi trường nhân sinh khối ( cám, ngô, đường) à Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thóang khí à Thu sinh khối nấm à Sấy, đóng gói, bào quản, sử dụng.
- Dùng trừ sâu róm thông, sâu đục thân ngô, rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng hại khoai tây.
D. Củng cố
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
E. Dặn dò
-Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị ôn tập chương.
File đính kèm:
- CN10.16.doc