Đề tài Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ kiểm tra đánh giá Bài 3 - 4: Sản xuất giống cây trồng - Chương trình Công nghệ 10

Mục tiêu đào tạo bậc giáo dục phổ thông là đào tạo được những con người đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc” (trích: Luật Giáo dục). Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải đổi mới PPDH, chuyển từ phương pháp thông báo - tái hiện, giảng giải của GV sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Muốn làm được điều đó thì nhất thiết phải áp dụng các PPDH “lấy học sinh làm trung tâm”, trong đó các PPDH theo hướng áp dụng công nghệ thông tin, phiếu học tập, thảo luận nhóm. là một trong những hướng đổi mới tích cực.

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ kiểm tra đánh giá Bài 3 - 4: Sản xuất giống cây trồng - Chương trình Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học ở bậc phổ thông Mục tiêu đào tạo bậc giáo dục phổ thông là đào tạo được những con người đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc” (trích: Luật Giáo dục). Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải đổi mới PPDH, chuyển từ phương pháp thông báo - tái hiện, giảng giải của GV sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Muốn làm được điều đó thì nhất thiết phải áp dụng các PPDH “lấy học sinh làm trung tâm”, trong đó các PPDH theo hướng áp dụng công nghệ thông tin, phiếu học tập, thảo luận nhóm... là một trong những hướng đổi mới tích cực. II. Sự cần thiết trong đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Khi phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, việc đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình học tập là việc làm thiết thực. Trong khi lượng kiến thức ngày càng được mở rộng và đòi hỏi học sinh phải khắc sâu do vậy khâu kiểm tra kiến thức của học sinh càng trở nên phức tạp. Khi đó, một câu hỏi được đặt ra cho giáo viên: “Làm thế nào để kiểm tra được một lượng kiến thức rất rộng mà không mất đi khả năng vận dụng thực tiễn của học sinh?”. Tôi đã rất bối rối khi đi tìm đáp án cho câu trả lời trên nhưng mọi chuyện đã trở nên thật đơn giản khi tôi nghĩ đến phương án sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đa phương án (MCQ: multi choise question). Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng do đó việc biên soạn và sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp học sinh làm quen với hình thức thi mới đã và đang được sử dụng. III. Nội dung kiến thức bài 3 - 4: Sản xuất giống cây trồng Trong chương trình Công nghệ 10, nội dung kiến thức của phần Sản xuất giống cây trồng là tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và vận dụng được vào thực tiễn với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên nội dung phần này chỉ nằm trong hai bài, đó là Bài 3 và Bài 4. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của giáo dục và năng lực của bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ kiểm tra đánh giá Bài 3 - 4: Sản xuất giống cây trồng - Chương trình Công nghệ 10”. PHẦN NỘI DUNG A - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Khái niệm về trắc nghiệm Trắc nghiệm là một phương pháp điều tra mới để kiểm tra, đánh giá thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh. Đồng thời trắc nghiệm được hiểu như một câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ trong một thời gian ngắn và chọn câu trả lời chính xác nhất. Có hai loại trắc nghiệm: Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan. Trắc nghiệm khách quan: là dạng trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, đòi hỏi học sinh lựa chọn câu trả lời đúng hoặc đúng nhất. Trắc nghiệm này được coi là khách quan vì nó đảm bảo tính khách quan. Khi chấm điểm không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm. Trắc nghiệm chủ quan: là dạng trắc nghiệm dùng câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời, câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn hay một tiểu luận. Loại trắc nghiệm này được xem là chủ quan vì việc đánh giá, cho điểm phụ thuộc vào chủ quan của người chấm điểm. Khi nói đến câu hỏi trắc nghiệm, chủ yếu đề cập đến trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan đều có những ưu, nhược điểm nhất định nên khi sử dụng cần phối hợp hai loại câu hỏi này. Câu hỏi trắc nghiệm có thể do các chuyên gia biên soạn xây dựng hoặc do giáo viên tự thiết kế. Trắc nghiệm do giáo viên thiết kế là loại trắc nghiệm mà trong quá trình dạy học giáo viên có thể tự biên soạn những câu hỏi cho từng mục đích cụ thể, cho từng nhóm học sinh vào những thời điểm cụ thể. II. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm 1. Câu hỏi dạng “đúng - sai” Những câu hỏi trắc nghiệm loại này yêu cầu học sinh xác định đúng hay sai trước các phán đoán, các định nghĩa, khái niệm hoặc các nội dung kiến thức. Trước một câu dẫn xác định học sinh chọn một trong hai cách trả lời: đúng hoặc sai. Dạng này chỉ đòi hỏi tư duy kiến thức tích luỹ, thích hợp cho việc khảo sát hay nhận biết các sự kiện, các định nghĩa, các khái niệm, nội dung quy luật... Đây là loại câu hỏi ít kích thích khả năng suy nghĩ của học sinh mà chỉ đòi hỏi trí nhớ, không cần hiểu kỹ vấn đề. Với kiểu kiểm tra đánh giá có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng này thì rất khó phân biệt trình độ nhận thức của học sinh. 2. Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn Loại này cũng gần giống với câu hỏi xác định đúng – sai nhưng yêu cầu học sinh phải chọn. Một câu hỏi có nhiều câu trả lời, học sinh phải chọn câu trả lời đúng. Mỗi vấn đề có ít nhất 3 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng hoặc đúng nhất. Ở câu hỏi có nhiều phương án trả lời buộc học sinh phải lựa chọn và đánh dấu vào câu mà mình cho là đúng hoặc đúng nhất. Loại câu hỏi này khả năng chọn sai của học sinh thường là cao nên dễ phân biệt được học sinh khá, giỏi. Dạng câu hỏi này phù hợp với các em học sinh khá trở lên vì chỉ khi các em nắm chắc kiến thức mới phân biệt được câu trả lơi nào là đúng hoặc đúng nhất. 3. Dạng câu hỏi ghép đôi Trắc nghiệm loại ghép đôi (hay xứng hợp) rất thông dụng. Loại này gồm hai dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). Học sinh phải tìm ra câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Loại trắc nghiệm này thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan, gần gũi chủ yếu là kiến thức sự kiện hoặc tính chất, hình thức của các sự vật, hiện tượng. Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm có thể phát huy tính tích cực của học sinh khi làm bài, buộc học sinh phải suy nghĩ đối chiếu, nắm chắc từng nội dung vấn đề. 4. Dạng câu hỏi từ điển Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu học sinh phải làm việc với một số câu hoặc một văn bản có chỗ trống. Nhiệm vụ của các em là điền các dữ kiện hoặc các nội dung phù hợp vào chỗ trống đó. Muốn vậy học sinh phải nắm vững nội dung kiến thức một cách tổng quát. Loại này có thể kiêm tra sự hiểu biết kiến thức một cách tương đối toàn diện. Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm mà câu dẫn là một lời nhận xét, một khái niệm nhưng đưa ra lại bị khuyết mất một từ hoặc một ngữ nào đó. Để làm được câu hỏi dạng này học sinh phải lựa chọn những từ ngữ thích hợp, chính xác với vấn đề đó. Những từ, những ngữ đó phải ngắn gọn có nghĩa nhất trong câu. 5. Dạng câu hỏi hình vẽ Đây là câu hỏi không dùng lời mà dùng hình vẽ đòi hỏi học sinh phải chú thích một vài chi tiết để trống trên hình vẽ hoặc sửa đổi một số chi tiết sai trên đó. Loại câu hỏi này thích hợp cho mục đích kiểm tra được cấu trúc, cơ chế đã được thể hiện bằng tranh vẽ, sơ đồ khi dùng câu hỏi này giúp học sinh có đầu óc tưởng tượng và rèn trí nhớ. B - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng và tuyển chọn được 21 câu hỏi trắc nghiệm về phần Sản xuất giống cây trồng – Chương trình Công nghệ 10. Nội dung cụ thể như sau: Câu 1: Hệ thống sản xuất giống cây trồng được tiến hành qua: A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn C. 5 giai đoạn D. 6 giai đoạn Câu 2: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, “sản xuất giống SNC” là nội dung công việc của giai đoạn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, “sản xuất giống NC” là nội dung công việc của giai đoạn: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, “sản xuất giống XN” là nội dung công việc của giai đoạn: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Ở cây trồng, cấp giống nào được sử dụng để phục vụ sản xuất đại trà A. giống cấp SNC B. giống cấp NC C. giống cấp XN D. cả 3 cấp giống trên Câu 6: Trong quá trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn, người ta sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì với đối tượng nào dưới đây: A. Hạt giống nhập từ nước ngoài vào B. Hạt của giống cây đã thoái hoá C. Hạt giống mới tạo thành D. Tất cả các phương án trên Câu 7: Trong quá trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn, người ta sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng với đối tượng nào dưới đây: A. Hạt giống mới tạo thành B. Hạt của giống cây đã thoái hoá C. Hạt SNC có sẵn D. Tất cả các phương án trên Câu 8: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn trải qua mấy vụ (năm): A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9: Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn, “Nhân giống NC từ giống SNC” là công việc ở bước thứ: A. 1 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 10: Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn, “Gieo hạt của cây ưu tú thành từng dòng” là công việc ở bước thứ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Trong quá trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì , hạt SNC thu được ở bước thứ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12: Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo, hạt SNC thu được là kết quả của vụ (năm) thứ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13: Sự khác nhau cơ bản của quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng giống cây trồng là: A. Sơ đồ duy trì phải thực hiện so sánh giống B. Sơ đồ phục tráng phải thực hiện so sánh giống C. Sơ đồ duy trì phải thực hiện trong điều kiện cách ly D. Sơ đồ phục tráng phải thực hiện trong điều kiện cách ly Câu 14: Sự khác nhau giữa quá trình sản xuất hạt giống ở cây tự thụ phấn và cây thụ phấn chéo (theo sơ đồ duy trì) là: A. Ở cây thụ phấn chéo phải tiến hành trong điều kiện cách ly B. Ở cây tự thụ phấn phải tiến hành trong điều kiện cách ly C. Ở cây tự thụ phấn, hạt thu được ở vụ thứ 2 phải bảo quản riêng D. Ở cây thụ phấn chéo, hạt thu được ở vụ 2 phải bảo quản riêng Câu 15: Quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo trải qua mấy vụ (năm): A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 16: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng giống nhau ở chỗ: A. Đều thu được hạt SNC ở vụ thứ 2 B. Đều thu được hạt SNC ở vụ thứ 3 C. Đều tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng* D. Tất cả các đáp án trên Câu 17: Trong quy trình sản xuất hạt giống cây trồng thụ phấn chéo (sơ đồ phục tráng), bước nào có nội dung là: “Nhân hạt NC từ hạt SNC” A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 18: Trong quy trình sản xuất hạt giống cây trồng thụ phấn chéo (sơ đồ duy trì), bước nào có nội dung là: “Nhân hạt NC từ hạt SNC” A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 19: Trong quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn (sơ đồ phục tráng), bước nào có nội dung là: “Nhân hạt NC từ hạt SNC” A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 20: Trong quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn (sơ đồ duy trì), bước nào có nội dung là: “Nhân hạt NC từ hạt SNC” A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 21: Công tác sản xuất giống cây rừng gặp nhiều khó khăn bởi vì: A. Cây rừng có kích thước lớn B. Cây rừng đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao C. Cây rừng không sinh sản hữu tính D. Cây rừng có thời gian sinh trưởng dài C – BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT I – BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nghiên cứu, soạn thảo và thực nghiệm kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm tôi nhận thấy: 1. Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm - Trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được lượng kiến thức nhiều hơn, chống được khuynh hướng học tủ học lệch đang lan tràn ở học sinh. - Gây được hứng thú học tập của học sinh vì học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình. 2. Hạn chế khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm - Hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh, một kỹ năng cần thiết cho học sinh khi bước vào cuộc sống xã hội. 3. Cách khắc phục Khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra cần kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm, có thể kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với các câu hỏi tự luận để phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt của học sinh. II – Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Để giáo viên và học sinh quen dần với hình thức thi và kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm tôi đề nghị nhà trường nên có quy định đưa câu hỏi trắc nghiệm một cách thường xuyên hơn vào các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ để nâng cao hiệu quả dạy học. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: B Câu 8: B Câu 9: B Câu 10: A Câu 11: A Câu 12: A Câu 13: B Câu 14: A Câu 15: B Câu 16: C Câu 17: B Câu 18: A Câu 19: B Câu 20: A Câu 21: D

File đính kèm:

  • docSKKN CONG NGHE 10HOTNEW.doc