I. MỤC TIÊU
- Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.
- Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh một số vật nuôi có các hướng sản xuất khác nhau.
- Tài liệu tham khảo : Giáo trình giống vật nuôi của các trường Đại học Nông nghiệp và phần “ Thông tin bổ sung” ( SGV).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
76 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 23 đến bài 56, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23
CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
( Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.
- Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh một số vật nuôi có các hướng sản xuất khác nhau.
- Tài liệu tham khảo : Giáo trình giống vật nuôi của các trường Đại học Nông nghiệp và phần “ Thông tin bổ sung” ( SGV).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề cho bài
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
I. Giới thiệu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
1. Ngoại hình, thể chất
a. Ngoại hình:
- Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống, qua đó có thể nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.
- GV đặt câu hỏi: Khi chọn mua vật nuôi ( VD: Bò sữa, trâu cày, gà đẻ trứng, cá cảnh, chó, mèo, vịt nuôi thịt...) người ta thường chọn những con như thế nào?
- GV gợi ý, bổ sung và liệt kê lên bảng các tiêu chuẩn theo 3 nhóm => GV kết luận: Khi chọn giống vật nuôi cần căn cứ vào ngoại hình, thể chất; khả năng sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của con vật.
- GV hỏi: Thế nào là ngoại hình? Hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và bò hướng sữa có những đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng? GV gợi ý, bổ sung.
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời từng trường hợp.
- HS đọc SGK, quan sát, suy nghĩ và trả lời.
b. Thể chất:
Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật.
2. Khả năng sinh trưởng, phát dục
Khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn.
3. Sức sản xuất
- Là mức độ vật nuôi sản suất ra sản phẩm của chúng.
- GV hỏi: Thể chất là gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung.
Hỏi: Khả năng sinh trưởng, phát dục của vật nuôi được đánh giá như thế nào?
GV bổ sung.
Hỏi: Sức sản xuất của vật nuôi là gì?
GV bổ sung và cho HS biết sức sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào giống, bản thân cá thể và chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Cho HS quan sát H23 SGK và tìm những đặc điểm ngoại hình mà qua đó có thể phán đoán được hướng sản xuất của con vật.
GV gợi ý, nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc SGK, suy nghĩ, trả lời.
- Quan sát H23 và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chon lọc giống vật nuôi
II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt.
- Đối tượng:
+ Chọn giống thuỷ sản, tiểu gia súc và gia cầm cái sinh sản.
+ Áp dụng để chọn nhiều vật nuôi mọi lúc.
- Cách tiến hành:
+ Đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống.
+ Chọn lọc dựa vào các số liệu theo dõi được trên dàn vật nuôi.
- Ưu, nhược điểm:
+ Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất.
+ Hiệu quả chọn lọc không cao.
2. Chọn lọc cá thể
- Đối tượng:
+ Chọn lọc đực giống.
+ Áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao.
- Cách tiến hành:
+ Chọn lọc tổ tiên.
+ Chọn lọc bản thân.
+ Kiểm tra đời sau.
- Ưu, nhược điểm:
+ Hiệu quả chọn lọc cao.
+ Cần nhiều thưòi gian, phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn.
Cho HS đọc SGK, GV phát phiếu học tập ( có thể sử dụng bảng so sánh trong SGV) và yêu cầu HS tổng hợp, so sánh những đặc điểm chính của 2 phương pháp ( điền vào bảng).
- GV thu bảng của các nhóm treo lên, cho đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Sau khi hoàn thành bảng, GV tổng kết và yêu cầu HS trình bày lại một cách hệ thống, đầy đủ về mỗi phương pháp.
Hỏi: Tại sao ở phương pháp chọn lọc hàng loạt hiệu quả chọn lọc thường không cao?
- GV nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản nhất của 2 phương pháp chọn lọc là: chọn lọc hàng loạt chỉ dựa trên kiểu hình của bản thân cá thể, còn chọn lọc cá thể có thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của các cá thể về các tính trạng chọn lọc => dẫn tới hiệu quả chọn lọc của hai phương pháp này khác nhau.
- Đọc SGK, thảo luận và điền vào phiếu học tập theo nhóm.
- HS cử địa diện nhóm trả lời.
HS suy nghĩ, trả lời.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài học
Gv gọi một số HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà ( tìm hiểu cách chọn giống một số giống vật nuôi ở gia đình và địa phương). Cho HS phân tích cách chọn giống đó có ưu điểm và nhược điểm gì? có thể gọi tên đó là phương pháp chọn lọc nào mà ta vừa học?
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh, ảnh vật nuôi được chọn lọc theo các hướng khác nhau và tìm hiểu kinh nghiệm chọn giống vật nuôi trong dân gian ( có thể sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về chọn giống vật nuôi)
- HS trình bày phần chuẩn bị của mình, thảo luận và trả lời.
Bài 24
THỰC HÀNH: QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI
HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI
( Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau.
- Nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của chúng.
- Thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ BÀI THỰC HÀNH
- Tranh, ảnh một số vật nuôi có các hướng sản xuất khác nhau ( cần chọn những tranh, ảnh tiêu biểu để HS dễ quan sát).
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của các trương Đại học Nông nghiệp và phần “ Những điều cần lưu ý” ( SGV).
- GV có thể liên hệ với những trại giống, trại chăn nuôi ở địa phương để có thêm các tư liệu về giống vật nuôi. Nếu điều kiện cho phép, có thể liên hệ để HS được thực hành quan sát tại trại chăn nuôi đó.
- Bốn từ giấy A0 để ghi kết quả thực hành.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Giới thiệu bài thực hành, mục tiêu của bài.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
GV nêu rõ:
- Mục tiêu của bài học
- Nội dung, quy trình thực hành như SGK
- Hướng dẫn HS cách ghi kết quả thực hành và nhận xét vào bảng ghi kết quả.
- Gọi một vài HS nhắc lại quy trình.
GV lưu ý giới thiệu trình tự và giải thích từng bướ trong quy trình.
HS: Theo dõi, ghi nhớ để vận dụng khi làm thực hành.
Hoạt động 2: Tổ chức phân công và thực hành
GV: + Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
+ Chia HS thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thực hành về một loài vật nuôi; Bò, lơn, gà, vịt. các nhóm có thể bổ sung thêm trong bài thực hành ucả mình về một số loài vật nuôi khác như: Chó, mèo, chim cảnh... nếu như sưu tầm được tranh, ảnh, kinh nghiệm ở gia đình và địa phương hoặc những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm chọn giống.
HS: + Vận dụng phương pháp và trình tự các bước như hướng dẫn để làmbài thực hành theo nhóm đã được phân công.
+ Ghi kết quả thực hành theo mẫu trong SGK.
GV: - Theo dõi, kiểm tra việc làm bài thực hành của HS, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành.
- Cuối giờ yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành của nhóm.
HS: - các nhóm đính tờ bìa ghi bài thực hành của nhóm mình lên bảng.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành
GV: - Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả bài thực hành của HS
- Nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong buổi thực hành.
- Tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành căn cứ vào mục tiêu bài học và hai nội dung trên.
GV cần lưu ý:
- Bài thực hành này rèn cho HS kỹ năng quan sát, nhận dạng được các giống vật nuôi phổ biến ở nước ta, vì vậy GV cần hướng cho HS chú ý đến những đặc điểm dễ nhận biết nhất để có thể nhận biết được giống này với giống khác.
- Để việc nhận biết giống có ý nghĩa thực tiễn, GV cần cung cấp thông tin để HS biết được tính năng sản xuất của từng giống. Hiểu được điều này, HS có thể tư ván cho gia đình để chọn giống vật nuôi khi nuôi ở gia đình.
- Tuỳ vùng miền khác nhau, GV có thể chọn giống vật nuôi gần gũi với điều kiện của địa phương mình để cho HS quan sát và nhận dạng.
Bài 25
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
( Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản.
- Hình thành tư duy có định hướng về sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Vẽ phóng to các hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 trong SGK
- Phiếu bài tập củng cố.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề vào bài
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Họat động 1: Giới thiệu phương pháp nhân giống vật nuôi thuần chủng
I. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm
- Nhân gióng thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.
- Ví dụ:
Lợn đực Mcái + lợn cái Mcái -> F1: đều là lợn Mcái.
2. Mục đích: H25.1 SGK
* Ứng dụng:
+ Phục hồi và duy trì các giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Phát triển về số lượng đối với các giống nhập nội.
+ Phát triển về số lượng và củng cố các đặc tính mong muốn của các giống mới gây thành.
- Cho HS lấy một số ví dụ về nhân giống vật nuôi. Trong số các ví dụ đó, trường hợp nào là nhân giống vật nuôi thuần chủng? Từ đó cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng? Mục đích của phương pháp này là gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
- Hỏi: Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong những trường hợp nào?
- GV gợi ý, bổ sung để HS nêu được ứng dụng.
- HS nhớ lại kiến thức đã được học ở lớp 7, suy nghĩ và trả lời.
- HS nghiên cứu H25.1 SGK và trả lời.
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về phương pháp nhân giống
II. Lai giống:
1. khái niệm
-Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống tạo ra các lai mang những tính trạng di chuyền mới, tốt hơn bố mẹ.
2. mục đích: SGK
3. Một số phương pháp lai:
a. Lai kinh tế: cho lai giữa các cá thể khác giống đẻ tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. tất cả con lai đều sử dụng để nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống.
b)Lai gây thành (lai tổ hợp)
-Là phương pháp lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc các đời lạitốt để nhân lên tạo thành giống mới.
-Hỏi: Nhân giống tạp giao là gì? Mục đích của nhân giốngtạp giao?
So sánh với nhân giống thuần chủng.
-GV nhận xét, bổ sung
Hỏi: Lai giống nhằm mục đích gì?
-Cho HS quan sát H25.2, 25.3, giải thích sơ đồ và hỏi tại sao không dùng con lai F1 để làm giống?
-Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về lai kinh tế ở địa phương.
GV bổ sung, lưu ý HS trong thực tế, người ta không dùng con lai F1 để làm giống vì nếu dùng F1 làm giống thì ở đời F2 sẽ xuất hiện những cá thể mang những tính trạng xấu ( nguyên nhân gây ra hiện tượng đó HS sẽ được học trong chương trình Sinh học 11).
- Dựa vào các sơ đồ trang 75, nêu khái niệm về lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp?
GV giới thiệu phương pháp lai gây thành ( lai tổ hợp) là phương pháp lai nhằm tạo ra giống mới.
- Thông qua ví dụ lai tạo giống cá chép V1, hãy cho biết giống mới được tạo ra như thế nào?
( GV gợi ý, dẫn dắt giúp HS thấy được trong phương pháp này cần chú ý chọn lọc để phát hiện các tổ hợp gen mới, kết hợp được những đặc tính tốt của nhiều giống khác nhau. Khi đã đạt tiêu chuẩn thì cho tự giao để cố định các tính trạng và nhân lên thành giống mới).
- Ưu điểm của phương pháp lai gây thành? ( Tổ hợp được các đặc tính tốt của nhiều giống khác nhau).
HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận và trả lời.
HS suy nghĩ, thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế để trả lời.
- HS quan sát sơ đồ, trả lời.
HS xem kỹ ví dụ trong SGK, theo sự gợi ý của GV để giải thích sự thừa hưởng ưu điểm từ thế hệ trước của các đời lại.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài học
GV phát phiếu bài tập củng cố- cho HS điền bảng theo nhóm:
Nhân giống TC
Lai giống
Lai KT
Lai gây thành
K. niệm
M. đích
Ư. điểm
N. điểm
Gọi một số HS đại diện trình bày kết quả của nhóm. Thu phiếu BT, GV bổ sung – nhận xét giờ học.
Bài 26
SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THUỶ SẢN
(Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
- Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thuỷ sản.
- Hình thành ý thức về cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm.
- Sưu tầm các tư liệu thực tế từ các trại nhân giống ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề vào bài
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi
1. Hệ thống nhân giống vật nuôi
a. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống:
* Đàn hạt nhân (N): Là đàn giống có phẩm chất cao nhất ( được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di truyền lớn nhất).
* Đàn nhân giống (M): Do đàn hạt nhân sinh ra để nhân nhanh đàn giống tốt. ( Năng suất, mức độ nuôi dưỡng, chọn lọc và có mức độ di truyền thấp hơn).
* Đàn thương phẩm ( C): Do đàn nhân giống sinh ra để sản xuất ra các con vật thương phẩm. ( Năng suất, mức độ nuôi dưỡng và chọn lọc thấp nhất).
H26.1:
+ Vị trí: Năng suất, phẩm chất
+ Kích thước: Mức độ chọn lọc.
+ Hình tròn: Số lượng vật nuôi.
b. Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp:
- Nếu cả 3 đàn giống đều là thuần chủng thì năng suất của chúng sẽ theo thứ tự trên; còn nếu các đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì năng suất của đàn nhân giống cao hơn đàn hạt nhân và đàn thương phẩm cao đàn nhân giống.
- trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không được làm ngược lại.
- GV cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi: các đàn giống trong hệ thống nhân giống vật nuôi có đặc điểm gì?
- Cho HS quan sát H26.1, giải thích các phần trong hình tháp tượng trưng cho các đàn giống về phẩm chất, số lượng, tiêu chuẩn chọn lọc và mức độ đầu tư về vật chất, kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng.
- GV lưu ý HS: Đàn hạt nhân luôn luôn là những đàn giống thuần chủng.
- Hỏi: Vì sao trong mô hình tháp, đàn vật nuôi hạt nhân được thể hiện ở phần đỉnh tháp? Vị trí, kích thước của phần này tượng trưng cho điều gì?
- Hỏi:Từ vị trí tương ứng trong mô hình, hãy nêu đặc điểm của các đàn giống trong hệ thống nhân giống.
- Hỏi: Năng suất vật nuôi sẽ tăng dần theo chiều nào? Tại sao?
( Ở đặc điểm này GV giải thích qua về ưu thế lai).
- Yêu cầu HS giải thích tại sao không được làm ngược lại?
HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
Quan sát H26.1, thảo luận, trả lời.
Quan sát H26.1, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- HS suy luận dựa theo hiểu biết của mình.
- HS đọc SGK, trả l lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống
2. Quy trình sản xuất con giống:
a. Quy trình sản xuất gia súc giống: Sơ đồ H26.2 SGK
b. Quy trình sản xuất cá giống: Sơ đồ 26.3 SGK
- Hãy nêu các bước trong quy trình sản xuất gia súc giống?
- Theo em cần lưu ý những vấn đề gì ở mỗi bước?
- Hãy nêu các bước trong quy trình sản xuất cá giống?
- Theo em cần lưu ý vấn đề gì ở mỗi bước?
- Nêu điểm giống và khác nhau trong hai quy trình sản xuất con giống?
HS nghiên cứu sơ đồ và trả lời.
HS thảo luân, trả lời.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài học
- Hỏi: Theo em, cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương có thể áp dụng những nội dung đã học trong bài này được không? Vì sao?
- GV gợi ý, dẫn dắt HS trả lời, qua đó củng cố bài học.
Bài 27
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG
(Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết được khái niệm, cơ sở khoa học và các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi.
- Có niềm tin và hứng thú với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tài liệu tahm khảo: Giáo trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm và các tài liệu về Công nghệ sinh học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề vào bài
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi.
1. Khái niệm
- Công nghệ cấy truyền phôi bò là một quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này vào cơ thể bò mẹ khác, tạo thành cơ thể mới và được sinh ra bình thường.
2. Cơ sở khoa học
- Phôi nếu được chuyển vào một cơ thể đồng pha với cơ thể cho phôi thì phôi vẫn sống và phát triển bình thường.
- Trạng thái sinh lý sinh dục của bò nhận phôi phù hợp với bò cho phôi hay phù hợp với tuổi phôi.
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hooc môn sinh dục điều tiết. Bằng các chế phẩm sinh học chứa hooc môn hay hooc môn nhân tạo, con người có thể điều khiển sinh sản vật nuôi theo ý muốn ( VD: gây động dục đồng pha, gây rụng trứng hàng loạt).
- Dựa trên H27.1 GV giới thiệu qua về công nghệ cấy truyền phôi bò từ đó hình thành khái niệm công nghệ cấy truyền phôi cho HS
- Hỏi: Thế nào là công nghệ cấy truyền phôi bò?
- Hỏi: phôi có thể phát triển trong cơ thể bò mẹ khác được không? Cần có điều kiện gì?
- Hỏi: thế nào là sự đồng pha?
- Người ta tạo ra sự đồng pha bằng cách nào?
- GV dẫn dắt, gợi ý để HS có thể trả lời dược.
HS quan sát H27.1 và nêu khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò HS suy luận và trả lời.
- HS suy nghĩ, tham khảo SGK để trả lời.
- HS thảo luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
* Quy trình:
( Sử dụng bảng trong SGV)
- Cho Hs quan sát H27.1 rồi trình bày khái quát các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò.
- GV bổ sung và điền từng bước vào bảng (SGV).
GV nhấn mạnh:
+ Nhiệm vụ của bò cho phôi là sản xuất ra nhiều phôi có đặc điểm di truyền tốt => cần chọn bò cho phôi có đăch điểm gì? ( về năng suất và phẩm chất).
+ Nhiệm vụ của bò nhận phôi là mang thai, đẻ và nuôi dưỡng tốt những bò con mang đặc điểm quý từ các phôi mà nó được nhận => cần chọn bò nhận phôi có đặc điểm gì?
GV cung cấp cho HS một số thông tin về ứng dụng công nghệ tế bào trong chăn nuôi như: thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi, nhân phôi từ tế bào đơn hoặc có thể tạo ra một cơ thể sống mới từ một tế bào sinh dưỡng của cơ thể ( cừu Dolly, lợn...)
HS thảo luận để chỉ ra cần chọn bò cho phôi có năng suất cao, phẩm chất tốt.
HS thảo luận để chỉ ra chọn bò nhận phôi chỉ cần là bò khoẻ mạnh, có khả năng sinh sản bình thường.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài học
GV sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố và đánh giá kết quả giờ học.
Bài 28
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
( Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết được nhu cầu về chất dinh dưỡng của vật nuôi.
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi; biết được các chỉ số định mức dinh dưỡng trong tiêu chuẩn ăn và nguyên tắc phối hợp khẩu phần.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào nuôi dưỡng vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi của các trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề vào bài.
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhu cầu về chất dinh dưỡng của vật nuôi
I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu duy trì: Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái không tăng hoặc giảm khối lượng, không hco sản phẩm.
- Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm.
* Chú ý : Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, lứa tuổi, tính biệt, đặc điểm sinh lý, giai đoạn phát triển cá thể và đặc điểm sản xuất.
- Cho Hs đọc SGK, quan sát sơ đồ H28.1 và đặt câu hỏi: hãy nêu các nhu cầu về chất dinh dưỡng của vật nuôi?
- Thế nào là nhu cầu duy trì?
- Thế nào là nhu cầu sản xuất?
- Dựa vào sơ đồ trên, hãy xác định nhu cầu dinh dưỡng của một số vật nuôi sau: Lợn thịt, trâu cày, bò sữa, gà đẻ trứng, vật nuôi mang thai hoặc đực giống.
GV nhận xét, bổ sung cho chính xác.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
HS thảo luận trả lời.
HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
II. Tiêu chuẩn của vật nuôi
1. Khái niệm
là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn.
a) Năng lượng: Được tính bằng calo hoặc bằng jun
b) Prôtêin: Được tính theo tỷ lệ % prôtêin thô trong vật chất khô của khẩu phần hoặc số gam prôtêin tiêu hoá/1kg thức ăn.
c) Khoáng:
- Khoáng đa lượng: Ca, Mg, P, na, Cl.... tính bằng g/con/ngày.
- Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn...tính bằng mg/con/ngày.
d) Vitamin:
Ngoài ra còn hàm lượng chất xơ và hàm lượng các axit amin thiết yếu.
- Thế nào là tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?
- Mối liên quan với nhu cầu dinh dưỡng? Nếu xây dựng tiêu chuẩn ăn thấp hơn nhu cầu dinh dưỡng của con vật thì sẽ thế nào?
- GV gợi ý để HS tự kết luận tiêu chuẩn ăn là nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và được lượng hoá bằng các chỉ số dinh dưỡng.
- Muốn xây dựng tiêu chuẩn ăn chính xác cho vật nuôi phải làm thế nào?
Gv dẫn dắt để Hs thấy rằng cần phải làm TN trên các đối tượng vật nuôi khác nhau để xây dựng tiêu chuẩn ăn chủa chúng.
- Vai trò của các nhóm dinh dưỡng trên?
- HS vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời.
HS thảo luận và trả lời.
- HS vận dụng kiến thức sinh học để nêu được vai trò của các nhóm dinh dưỡng đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khẩu phần ăn của vật nuôi
III. Khẩu phần ăn của vật nuôi
1. Khái niệm
- Là tiêu chuẩn ăn đã được tiêu chuẩn hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỷ lệ xác định.
- Ví dụ: Bảng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần: H28.3 SGK
a) Tính khoa học:
- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn.
- Phù hợp với khẩu vị, vật nuôi thích ăn.
b) Tính kinh tế:
- Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành.
- GV giải thích nội dung trong bảng để HS dựa vào đó nêu được: Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì?
- Theo em, để đảm bảo cung cấp đủ tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi ( trong bảng) có nhất thiết phải sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần đã nêu không?
GV chỉnh lý, bổ sung để giúp HS thấy rằng không nhất thiết phải sử dụng đúng loại thức ăn ghi trong bảng, mà có thể phối hợp những loại thức ăn khác nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc.
- Khi phối hợp khẩu phần ăn cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Nghiên cứu bảng SGK trang 83, theo dõi sự dẫn dắt, gợi ý của GV để rút ra những kiến thức cần thiết.
- HS thảo luận, trả lời.
Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá bài học
GV sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố và đánh giá kết quả giờ học.
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trong chăn nuôi ở gia đình và dịa phương, việc phối hợp, sử dụng các loại thức ăn cho vật nuôi đã hợp lý và khoa học chưa.
Bài 29
SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
( Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
- Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi.
- Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào chăn nuôi gia đình và địa phương.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tư liệu thực tế tìm hiểu từ một số cơ sở sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi của các trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Đặt vấn đề vào bài.
2. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại thức ăn chăn nuôi
I. Một số loại thức ăn trong chăn nuôi
1 Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
( Sơ đồ H29.1 SGK)
- Thức ăn tinh.
- Thức ăn xanh
- Thức ăn thô
- Thức ăn hỗn hợp
2. Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi
- Thức ăn tinh: Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt, chột phá hoại nên cần bảo quản cẩn thận.
- Thức ăn xanh: Chất lượng phụ thuộc nhiều yếu tố.
- Cỏ tươi: Nhiều Vitamin E, caroten và chất khoáng.
- Rau bèo: Nhiều khoáng, Vitamin C.
- Thức ăn ủ xanh: Thức ăn xanh ủ yếm khí.
- Thức ăn khô: Cỏ khô, rơm, rạ...
- Thức ăn hỗn hợp: Đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
- Hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ H29.1 SGK và lấy thêm ví dụ về mỗi loại thức ăn thường được sử dụng ở địa phương em. Loại thức ăn đó được xếp vào nhóm nào và thường được dùng cho vật nuôi nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp với thực tế chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy nêu đặc điểm từng loại thức ăn. Đây là
File đính kèm:
- CONG NGHE 10.doc