I) MỤC TIÊU:
- Học sinh tính toán và phối hợp được khẩu phần ăn đơn giản cho vật nuôi theo
phương pháp đại số và phương pháp hình vuông Pearson
II) CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: tham khảo thêm các tài liệu về thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi
Bảng tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của các loại vật nuôi
Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi
- Học sinh: đọc trước nội dung bài thực hành
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, chia lớp thành 4 nhóm giao mỗi nhóm làm 20 phút rồi báo cáo
*Kiểm tra bài cũ:5’ Thế nào là thức ăn hỗn hợp? Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong việc phát triển chăn nuôi?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 30: Thực hành: phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết
Ngày soạn:
Bài 30: THỰC HÀNH: PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh tính toán và phối hợp được khẩu phần ăn đơn giản cho vật nuôi theo
phương pháp đại số và phương pháp hình vuông Pearson
II) CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: tham khảo thêm các tài liệu về thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi
Bảng tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của các loại vật nuôi
Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi
- Học sinh: đọc trước nội dung bài thực hành
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, chia lớp thành 4 nhóm giao mỗi nhóm làm 20 phút rồi báo cáo
*Kiểm tra bài cũ:5’ Thế nào là thức ăn hỗn hợp? Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong việc phát triển chăn nuôi?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành: 5’
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu làm thế nào tạo được hổn hợp thức ăn cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Hoạt động 2: Giao bài tập cho học sinh phối hợp khẩu phần: 20’
1)Bài tập: Phối hợp thức ăn có 17% protêin cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai ( khối lượng từ 20-50kg) từ các nguyên liệu: thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngô và cám gạo loại I (tỉ lệ ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu trong bảng (SGK trang 87)
2) Bài giải:
a) Phương pháp đại số:
-Hàm lượng prôtein của hỗn hợp ngô với cám gạo
-Tỉ lệ prtêin của hỗn hợp ngô và cám gạo = (9% *1)+(13%*3)/4= 12%
-Gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x và tỉ lệ hỗn hợp ngô và cám gạo là y. Để phối trộn 100kg thức ăn hỗn hợp, cần phải có x kg hỗn hợp đậm đặc và y kg hỗn hợp ngô với cám gạo. Ta có x+y = 100kg
-Thức ăn hỗn hợp cân 2phối trôn có 17% prôten. Trong đó lượng protein từ thức ăn đậm đặc là 0.42x và từ hỗn hợp ngô với cám gạo là 0.12y kg
-Ta có phương trình 0.42x + 0.12y= 17kg
-Kết hợp 2 phương trình ta có:
x+y=100
0.42x+0.12y=17
- Giải hệ phương trình ta có kết quả x= 16.67kg, y= 83.33kg
- Vì tỉ lệ cám gạo là 1/3 nên:
Khối lượng ngô có trong hỗn hợp là 83.33:4= 20.83(kg)
Khối lượng cám gạo có trong hỗn hợp là 83.33-20.83= 62.50(kg)
b) Phương pháp hình vuông Pearson:
Vẽ một hình vuông, kẽ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí:
-Góc trái trên ghi tỉ lệ % protein của hỗn hợp đậm đặc(HH1)
-Góc trái dưới ghi tỉ lệ % của hỗn hợp ngô/cám gạo, tỉ lệ 1/3(HH2)
-Điểm giao hai đường chéo ghi tỉ lệ % protein của thức ăn hỗn hợp cần phối trộn (tỉ lệ này là 17%)
Hiệu số giữa tỉ lệ protein:
*Của HH1 với thức ăn hỗn hợp cần phối trộn. Kết quả ghi vào góc phải phía dưới (42%-17%=25%)
*Của thức ăn hỗn hợp cần phối trộn với HH2. Kết quả ghi vào góc phải phía trên (17%-12%=5%)
*Cộng kết quả của 2 hiệu trên (5%+25%=30%) ghi vào phía dưới bên phải
-Tính lượng thức ăn HH1:Trong 30kg có 5kg HH1 vậy trong 100kg có xkg HH1
X=100*5/30=16.67
Lượng thức ăn HH2 sẽ là
Y=100-16.67=83.33
c) Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá thành của hỗn hợp: Ghi kết quả vào bảng SGK trang 89
d) Kết luận:
Muồn có 100kg thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại, giai đoạn lợn choai ( khối lượng 20-50kg) cần có 16.67kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc, 20.83kg ngô và 62.5 cám gạo
Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp này 295014 đồng/100kg là 2950,14đ
- Giáo viên đưa ra bài tập. Yêu cầu học sinh dựa vào các phương pháp mà đưa ra kết quả
- Dựa trên 2 phương pháp tự tính ra đáp số
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành 10’
Yêu cầu các nhóm lên báo cáo kết quả làm các bài tập phối hợp khẩu phần
IV) ĐÁNH GIÁ - DẶN DÒ: 5’
- Dựa vào kết quả làm bài của học sinh đánh giá kết quả bài thực hành
- Dặn dò: Đọc trước bài 31SGK
File đính kèm:
- bài 30cn.doc