I. Mục tiêu
-Hiểu được các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá.
-Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cũng như các biện pháp làm tăng nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.
-Ham tìm tòi, hiểu biết, vận dụng kiến thức vào sản xuất ở địa phương và gia đình.
II. Trọng tâm
-Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản.
III. Chuẩn bị
-Hình 31.1, 31.2, 31.3, 31.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra bài tập về nhà).
C. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 28 BÀI 31: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THUỶ SẢN
Ngày soạn :26/02/2008
Ngày dạy : 28/02/2008
Lớp dạy: C5, C9.
I. Mục tiêu
-Hiểu được các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá.
-Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cũng như các biện pháp làm tăng nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.
-Ham tìm tòi, hiểu biết, vận dụng kiến thức vào sản xuất ở địa phương và gia đình.
II. Trọng tâm
-Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản.
III. Chuẩn bị
-Hình 31.1, 31.2, 31.3, 31.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra bài tập về nhà).
C. Bài mới
Hoạt động 1: Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên:
Cho HS quan sát sơ đồ hình 32.1 SGK về mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên của cá và yêu cầu HS:
-Kể tên các loại thức ăn, cho ví dụ cụ thể về mỗi loại.
-Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá? Biện pháp bảo vệ,ø phát triển nguồn thức ăn tự nhiên?
Chú ý: Đường nét liền là chỉ sự cung cấp. Đường nét đứt là chỉ sự phân hủy.
* Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá:
Cho HS quan sát sơ đồ hình 31.2 SGK và trả lời câu hỏi:
-Để có nhiều thức ăn tự nhiên trong môi trường nước cho cá ăn cần áp dụng các biện pháp gì? Giải thích mục đích của mỗi biện pháp.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
Quan sát hình 32.1 SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
- Từ các yếu tố ảnh hưởng là cơ sở để bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên.
Nghiên cứu SGK và hình 31.2, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
Tự ghi chép các ý chính.
- Sơ đồ về mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên của cá , hình 31.1 SGK trang 90.
- Sơ đồ về biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, hình 31.2 SGK trang 91.
Hoạt động 2: Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu và giải thích cho HS hiểu vai trò của thức ăn nhân tạo.
-Giới thiệu các loại thức ăn nhân tạo:
+ GV cho HS quan sát sơ đồ hình 31.3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu được khái niệm và cho VD về các loại thức ăn nhân tạo.
+ Cho HS liên hệ thực tế: kể tên các loại thức ăn nhân tạo dùng để nuôi cá ở địa phương.
+ GV sử dụng những câu hỏi gợi mở để HS suy luận, liên hệ thực tế và rút ra các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo của cá.
-Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản:
+ Cho HS nghiên cứu quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản hình 31.4 SGK và nêu nội dung các bước trong quy trình.
+ Đặt câu hỏi cho HS: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản có gì khác so với thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?
Nghe GV giải thích để hiểu được vai trò của thức ăn nhân tạo.
Quan sát sơ đồ hình 31.3 SGK và nêu khái niệm, cho VD về các loại thức ăn nhân tạo.
Liên hệ thực tế để kể tên các loại thức ăn nhân tạo dùng để nuôi cá ở địa phương.
Thảo luận nhóm để tìm ra các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo của cá.
Nghiên cứu hình 31.4 SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
Suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV.
Tự ghi chép ý chính.
1 Vai trò của thức ăn nhân tạo:
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng khả năng đồng hoá mang lại hiệu qủa kinh tế cao.
2 Các loại thức ăn nhân tạo:
- Thức ăn tinh: thức ăn giàu đạm, tinh bột như cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ.
-Thức ăn thô: các loại phân bón được cá ăn trực tiếp,không qua phân giải.
-Thức ăn hỗn hợp: đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng và có thêm chất phụ gia giữ cho thức ăn lâu tan trong nước.
3 Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản:
- Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệuà Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính à Hồ hóa và làm ẩm à Éùp viên và sấy khô à Đóng gói, bảo quản.
D. Củng cố
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
E. Dặn dò
-Học thuộc bài.
-Chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
File đính kèm:
- CN10.28.doc