I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu được ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng và chất ức chế lên sinh trưởng của vi sinh vật.
- Sử dụng kiến thức để ứng dụng vào đời sống.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
- Vận dụng thực tiễn.
3. Thái độ:
Từ những kiến thức đã học, ứng dụng vào đời sống một cách hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh Học 10 Nâng cao Người soạn: Mai Thị Thu Hằng
Lớp dạy: 10A2 Ngày soạn: 20/2/2013
Tiết dạy: Ngày dạy:1/3/2013
Bài 40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nhận biết được các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu được ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng và chất ức chế lên sinh trưởng của vi sinh vật.
- Sử dụng kiến thức để ứng dụng vào đời sống.
Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
- Vận dụng thực tiễn.
Thái độ:
Từ những kiến thức đã học, ứng dụng vào đời sống một cách hiệu quả.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Giáo án.
- PHT 1: Nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng của vi sinh vật
NHÓM VI SINH VẬT
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT
ĐẠI DIỆN
Hiếu khí bắt buộc
Cần ôxi
Nhiều vi khuẩn, hầu hết tảo, nấm, động vật nguyên sinh
Kị khí bắt buộc
Không cần ôxi
Vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn sinh mêtan
Kị khí không bắt buộc
Khi có ôxi thì hô hấp hiếu khí nhưng khi không có oxi thì lên men hoặc hô hấp kị khí
Nấm men
Vi hiếu khí
Có khả năng sinh trưởng chỉ cần một lượng ôxi nhỏ hơn nồng độ ôxi khí quyển
Vi khuẩn giang mai
PHT 2: Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng
HÓA CHẤT
TÁC DỤNG
ỨNG DỤNG
Phenol và alcohol
Biến tính protein
Tẩy uế và sát trùng
Các Halogen(Iốt, clo, brôm, fluo)
Biến tính protein
Tẩy uế, sát trùng, và làm sạch nước
Các chất oxi hóa(perôxit, ozon và axit peraxêtic)
Biến tính protein do oxi hóa
Tẩy uế, sát trùng các vết thương sâu, làm sạch nước, khủ trùng các thiết bị y tế và thiết bị chế biến thực phẩm
Các chất hoạt động bề mặt
Làm giảm sức căng bề mặt của nước và gây hư hại màng sinh chất
Xà phòng dùng để loại bỏ vi sinh vật, chất tẩy rửa dùng để sát trùng
Kim loại nặng
Biến tính protein
Tẩm các vật liệu băng bó khi phẫu thuật
Các alđêhit
Biến tính và bất hoạt protein
Tẩy uế và ướp xác người
Chất kháng sinh
Tác dụng lên thành tế bào và màng sinh chất
Kìm hãm tổng hợp axit nucleic và protein
Dùng trong y tế hay thú y để chữa bệnh
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH:
HS nghiên cứu trước bài 40 ở nhà và đọc “phần em có biết?”
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp: 2’
Kiểm tra bài cũ: 5’
Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào?
Tiến trình dạy học:
Nêu vấn đề: Cũng như tất cả các sinh vật khác, vi sinh vật sống trong một môi trường nhất định và luôn chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Hôm nay chúng ta đi tiến hành tìm hiểu các yếu tố hóa học sẽ ảnh hưởng như thế nào, tốt hay xấu đến đời sống của vi sinh vật.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Hoạt động 1:
(?) Chất dinh dưỡng là gì?
(?) Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống cần những chất dinh dưỡng nào?
- Các vi sinh vật cũng cần các chất dinh dưỡng như các sinh vật khác và các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ các nguyên tố hóa học trong tự nhiên.
- Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của vi sinh vật?
(?) Cacbon có ý nghĩa như thế nào đối với vi sinh vật? Cho ví dụ.
(?) Vi sinh vật nhận cacbon từ những nguồn nào?
(?) Hàm lượng nitơ và cách sử dụng nitơ của vi sinh vật?
(?) Hàm lượng lưu huỳnh và vai trò của nó đối với vi sinh vật?
(?) Hàm lượng photpho và vai trò của nó đối với vi sinh vật?
(?)Ôxi có vai trò như thế nào đối với động thực vật?
(?) Ôxi có vai trò như thế nào đối với vi sinh vật?
(?) Thế nào là yếu tố sinh trưởng?
- Bổ sung:
+ Vi sinh vật khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các yếu tố sinh trưởng.
+ Vi sinh vật nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các chất.
+ Chất dinh dưỡng là chất giúp sinh vật tồn tại và lớn lên.
+ Protein, lipit, poli saccarit
+ Cacbon có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sinh trưởng của vi sinh vật.
+ CO2 và hợp chất hữu cơ.
Nghiên cứu SGK và kiến thức cũ để trả lời
+ Ôxi là nguyên liệu hô hấp quyết định sự tồn tại của động thực vật.
+ Có những vi sinh vật có thể sống mà không cần ôxi
Hoạt động nhóm hoàn thành PHT, trình bày đáp án và ghi vào vở
+ Nghiên cứu SGK và trả lời.
I. Các chất dinh dưỡng chính
Chất dinh dưỡng: là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin.
1. Cacbon
- Cacbon là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sinh trưởng của vi sinh vật.
- Cacbon chiếm 50% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn.
- Là bộ khung cấu trúc của chất sống.
- Vi sinh vật nhận cacbon từ chất hữu cơ là sinh vật hóa dị dưỡng, nhận cacbon chủ yếu từ CO2 là sinh vật hóa tự dưỡng và quang tự dưỡng.
2. Nitơ, lưu huỳnh và photpho
* Nitơ
- Nitơ chiếm 14% khối lượng khô của tế bào.
- Vi sinh vật sử dụng nitơ để tạo thành nhóm amin.
- Vi sinh vật phân giải protein thành axit amin rồi tổng hợp protein mới.
- Một số vi khuẩn sử dụng nitơ từ ion NH4+ hoặc NO3-
- Vi khuẩn lam sử dụng N2 trực tiếp từ khí quyển.
* Lưu huỳnh
- Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào.
- Vi sinh vật dùng lưu huỳnh để tổng hợp các axit amin như Xistêin, mêtiônin.
* Photpho
- Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào.
- Vi sinh vật sử dụng photpho để tổng hợp axit nucleic, photpholipit, ATP
3. Ôxi
PHT số 1
4. Các yếu tố sinh trưởng
- Yếu tố sinh trưởng là các hợp chất hữu cơ quan trọng mà một số vi sinh vật không tổng hợp được
15’
Hoạt động 2:
(?) Thế nào là chất ức chế sinh trưởng?
Nghiên cứu SGK trang 135 để trả lời
Hoạt động nhóm hoàn thành PHT, trình bày đáp án và ghi vào vở
II. Các chất ức chế sinh trưởng
Chất ức chế sinh trưởng là các chất vô cơ hay hữu cơ gây ức chế quá trình sinh trưởng của vi sinh vật
PHT số 2
Củng cố: 3’
- Vì sao khi rửa rau sống phải ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 15 phút ?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không ?
Bài tập về nhà:
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài 41
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- BÀI 40 10NC.doc