Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Trường: THPT Chu Văn An - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

 Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ.

2. Thái độ:

 Vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Rèn luyện:

 Hs rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu thực tế.

II. Phương pháp:

 Giảng giải, vấn đáp, thảo luận.

III. Trọng tâm:

 Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

 Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp.

IV. Chuẩn bị:

 SGK và tài liệu tham khảo.

V. Triến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài giảng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Trường: THPT Chu Văn An - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 10 Ngày soạn: / / Tiết: 31 Tuần: 26 PHẦN 2. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP Chương 4. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. 2. Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế.. 3. Rèn luyện: Hs rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu thực tế. II. Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận. III. Trọng tâm: Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. IV. Chuẩn bị: SGK và tài liệu tham khảo. V. Triến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài giảng: Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Gia đình em có làm kinh doanh không ? Em hãy nêu một vài ví dụ về các hộ gia đình có làm kinh doanh ở địa phương em ? - Vậy các hộ gia đình nói trên đã hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào: Sản xuất, thương mại, dịch vụ? - Qua thực tế và dựa vào những hiểu biết của mình em hãy nêu những đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình? - Theo em muốn làm kinh doanh cần có yếu tố nào ? - Vậy vốn và lao động trong kinh doanh hộ gia đình được tổ chức như thế nào ? - Muốn kinh doanh phải có vốn. Vậy vốn ở đây được hiểu là gì ? - Theo em thế nào là vốn cố định và vốn lưu động ? - Trong KD hộ gia đình nguồn vốn nào là chủ yếu ? Tại sao ? (Lao động là yếu tố cơ bản của KD và giữ vai trò quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu KD. Vì vậy việc tổ chức sử dụng lao động phải được xác định rõ.) - Trong KD hộ gia đình lao động được sử dụng như thế nào? Tại sao ? - Để hoạt động kinh doanh diễn ra có hiệu quả cần phải làm thế nào ? - Một gia đình khi sản xuất được 2T cà chua, số cà chua để ăn và để giống 200 kg, số cà chua còn lại để bán. Vậy kế hoạch bán cà chua ở đây là thế nào ? Hãy lập công thức chung? - Vậy còn những hộ bán hàng tạp phẩm...hay nói cách khác là làm thương mại thì kế hoạch là như thế nào ? Lấy ví dụ thực tế chứng minh. - Giới thiệu một số doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương ? - Yêu cầu học sinh nhận xét về đặc điểm của các doanh nghiệp (Quy mô kinh doanh, mặt hàng, khách hàng, số lượng lao động...) - Hãy đọc SGK và giải thích ba đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ ? - Từ thực tế kinh doanh của những doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em thấy những doanh nghiệp đó gặp những thuận lợi và khó khăn gì ? Từ đó hãy nêu những thuận lợi và khó khăn chung của doanh nghiệp nhỏ. - Hãy quan sát hình 50.1, 50.2, 50.3, 50.4 SGK dựa trên những đặc điểm đã nêu và từ thực tế em thấy đối với những doanh nghiệp nhỏ ở địa phương có những lĩnh vực kinh doanh nào là phù hợp ? - Hãy sắp xếp các doanh nghiệp trên theo các lĩnh vực? - Kể một vài ví dụ về các gia đình ở địa phương có làm kinh doanh. - Phân biệt các lĩnh vực kinh doanh trong kinh doanh hộ gia đình. - Nêu ý kiến đóng góp đồng thời tham khảo SGK. - Có vốn, có lao động... - Tham khảo SGK và từ thực tế nêu ý kiến * HS thảo luận và trả lời. Là toàn bộ những tài sản trong KD... - Vốn cố định: nhà xưởng, cửa hàng, máy móc, trang thiết bị... - Vốn lưu động: Hàng hoá, tiền mặt, công cụ lao động. - HS thảo luận và trả lời - Cần có kế hoạch - Tham khảo SGK thành lập công thức chung, trả lời: - Đọc các ví dụ trong SGK và lấy thêm ví dụ ngoài để làm rõ công thức. - Nêu ý kiến lấy ví dụ thực tế để chứng minh. - Dựa vào những đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình, tham khảo SGK để trả lời. - Nêu ý kiến dựa vào những hiểu biết về các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. - Nêu các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ: Các ví dụ thực tế: Bán đồ dùng học sinh, internet, giày, dép, xăng, dầu, hoa quả... * HS thực hiện lệnh, thảo luận và cho ý kiến: I. Kinh doanh hộ gia đình: 1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình: - Kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ. - Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau: + Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân. Cá nhân ( chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh. + Quy mô kinh doanh nhỏ. + Công nghệ kinh doanh đơn giản. + Lao động thường là thân nhân trong gia đình. 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình: a. Tổ chức vốn kinh doanh: - vốn kinh doanh được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. - Nguồn vốn chủ yếu là của bản thân gia đình. - Nguồn vốn khác: vay ngân hàng, vay khác... b. Tổ chức sử dụng lao động: - Sử dụng lao động hộ gia đình. - Tổ chức việc sử dụng lao động linh hoạt: một lao động có thể làm nhiều việc khác nhau. 3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình: a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra: Tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra Mức bán sản phẩm = Số sản phẩm gia đình tiêu dùng - Ví dụ: (SGK) b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán: - Mua gom sản phẩm để bán là một hoạt động thương mại, lượng sản mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra. - Ví dụ: II. Doanh nghiệp nhỏ (DNN): 1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ: - Doanh nghệp nhỏ có ba đặc điểm cơ bản sau: - Doanh thu không lớn. - Số lượng lao động không nhiều. - Vốn kinh doanh ít. 2. Những thuận lợi và khó khăn của DNN: a. Thuận lợi: - Doanh nghiệp nhỏ tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường. - Doanh nghiệp nhỏ dễ quản lí chặt chẽ và hiệu quả. - Dễ dàng đổi mới công nghệ. b. Khó khăn: - Vốn ít nên khó có thể đầu tư đồng bộ. - Thường thiếu thông tin về thị trường. - Trình độ lao động thấp. - Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp. 3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ: a. Hoạt động sản xuất hàng hoá: - Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc... b. Các hoạt động mua, bán hàng hoá: - Đại lí bán hàng: vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hoá tiêu dùng khác. - Bán lẽ hàng hoá tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo... c. Các hoạt động dịch vụ: - Dịch vụ Internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí. - Dịch vụ bán, cho thuê sách, truyện... - Dịch vụ sửa chữa: xe máy, điện tử... - Các dịch vụ khác: ăn uống, cắt tóc, giải khác 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ

File đính kèm:

  • docBai 50.doc