A. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải đạt được :
- Củng cố tính chất của các loại vải đã học.
- Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần.
- Phân biệt được các loại vải thông thường bằng một số phương pháp đơn giản.
- Có ý thức liên hệ thực tế lựa chọn và bảo quản các loại vải; giữ vệ sinh, an toàn khi thực hành.
B. Chuẩn bị
- Một số băng vải nhỏ, bao diêm (hoặc bật lửa), một số mẫu vải các loại, phiếu học tập, bảng phụ.
C. Tiến trình dạy học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất (bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đó)
1. Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất, vải được chia làm
a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. 5 loại 2. Vải sợi hoá học được chia làm:
a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. nhiều loại
3. Vải sợi pha là vải
a. Có sẵn trong thiên nhiên c. Được dệt bằng sợi pha
b. Do con người tạo ra từ tre, d. Được dệt bằng sợi tổng hợp
nứa gỗ, than đá ,dầu mỏ .
- Giáo viên treo bảng phụ, học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác nhận xét, giáo viên tổng kết cho điểm
- Câu 2: Nêu nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề
Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc. Hôm nay, để nhận biết rõ hơn các loại vải đó, chúng ta cùng vào thực hành một số phương pháp đơn giản để phân biệt một số loại vải.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 3: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải - Võ Thị Tố Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:2
THỬ NGHIỆM ĐỂ PHÂN BIỆT
MỘT SỐ LOẠI VẢI
Ngày soạn:26.8.12
Tiết :3
Ngày dạy: 27.8.12
A. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải đạt được :
- Củng cố tính chất của các loại vải đã học.
- Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần.
- Phân biệt được các loại vải thông thường bằng một số phương pháp đơn giản.
- Có ý thức liên hệ thực tế lựa chọn và bảo quản các loại vải; giữ vệ sinh, an toàn khi thực hành.
B. Chuẩn bị
- Một số băng vải nhỏ, bao diêm (hoặc bật lửa), một số mẫu vải các loại, phiếu học tập, bảng phụ.
C. Tiến trình dạy học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất (bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đó)
1. Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất, vải được chia làm
a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. 5 loại 2. Vải sợi hoá học được chia làm:
a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. nhiều loại
3. Vải sợi pha là vải
a. Có sẵn trong thiên nhiên c. Được dệt bằng sợi pha
b. Do con người tạo ra từ tre, d. Được dệt bằng sợi tổng hợp
nứa gỗ, than đá ,dầu mỏ ...
- Giáo viên treo bảng phụ, học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác nhận xét, giáo viên tổng kết cho điểm
- Câu 2: Nêu nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề
Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc. Hôm nay, để nhận biết rõ hơn các loại vải đó, chúng ta cùng vào thực hành một số phương pháp đơn giản để phân biệt một số loại vải.
2. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại tính chất của các loại vải
- Giáo viên treo bảng phụ (bảng 1), hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Giáo viên phân chia nhóm học sinh, phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm bài tập thảo luận theo nhóm
- Giáo viên tổng kết, thu phiếu chấm điểm
Hoạt động 2: Phân biệt một số loại vải
- ? Căn cứ vào bài tập phần II.1, em hãy cho biết có mấy cách để phân biệt các loại vải?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thao tác vò vải, ngâm vải trong nước và đốt sợi vải, lưu ý học sinh xếp vải theo nhóm có tính chất giống nhau và phân loại
- Giáo viên phân nhóm, vị trí của các nhóm làm thử nghiệm, phân chia dụng cụ cho các nhóm .
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Giáo viên nhận xét kết quả tiến hành thử nghiệm, ,tuyên dương các nhóm làm tốt
- Giáo viên giới thiệu mẫu các băng nhỏ có đính trên quần áo(kết hợp hình 1.3sgk), hướng dẫn học sinh đọc các thành phần.
- Giáo viên uốn nắn cách đọc của học sinh cho chuẩn xác.
- Học sinh chú ý lắng nghe hướng dẫn, nhận phiếu học tập và thảo luận theo nhóm
(nội dung bảng phụ và phiếu học tập)
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs trả lời: Có 3 cách
- Học sinh lắng nghe, quan sát
- Học sinh làm thử nghiệm phân biệt các loại vải theo vị trí nhóm được phân công
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành
- Học sinh quan sát, chú ý lắng nghe
- Học sinh thực hành đọc thành phần sơi vải trên các băng vải nhỏ
I. Nguồn gốc, tính chất các loại vải.
II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
1. Điền tính chất của một số loại vải
Loại
vải
Tính
chất
Vải sợi thiên nhiên(vải bông, vải tơ tằm)
Vải sợi hoá học
Vải visco, xatanh
Lụa nilon, polyeste
Độ nhàu
- Dễ nhàu
- Ít nhàu
- Không nhàu
Độ vụn của tro
- Vải sợ bông: tro màu trắng, dễ vỡ; vải tơ tằm tro đen, vón cục, dễ vỡ
- Tro màu đen, vón cục, dễ vỡ
- Tro đen, vón cục, bóp không tan
2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
- Thao tác vò vải
- Thao tác ngâm vải trong nước
- Thao tác đốt sợi vải
3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng nhỏ đính trên quần áo
(Đọc thành phần sợi vải trên các ví dụ ở hình 1.3 SGK)
IV.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học:
- Yêu cầu hs nhắc lại tính chất các loại vải, học thuộc phần “Ghi nhớ”
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học, hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục “Có thể em chưa biết “
2.Bài sắp học:
- Nhận biết và phân biệt các loại vải thường dùng trong gia đình.
- Đọc trước bài 2: “Lựa chọn trang phục”
- Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về các bộ trang phục
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_3_thu_nghiem_de_phan_biet_m.doc