Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 50: Đề kiểm tra - Trần Thanh Tâm

I- Mục đích

1. Kiến thức

- Hiểu được cơ sở của ăn uống hợp lý.

- Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm là gì. Trình bày được tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó cần có biện pháp nào để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trình bày được tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. Làm thế nào để bảo quản chất dinh dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.

- Trình bày được các phương pháp chế biến thực phẩm.

2. Kỹ năng

- Chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh.

- Thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại gia đình.

- Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.

- Thực hiện các phương pháp chế biến thực phẩm.

3. Thái độ

- Có ý thức xây dựng khẩu phần, thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị trong gia đình.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.

- Yêu thích công việc nấu nướng trong gia đình.

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Tài liệu: SGK lớp 6 và tài liệu có liên quan.

- Chuẩn bị đề kiểm tra.

2. Học sinh

- Học bài 15, 16, 17, 18 – SGK Công nghệ 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 50: Đề kiểm tra - Trần Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03 / 4 / 2010 Ngày kiểm tra: Kiểm tra chất lượng khối 6 ĐỀ KIỂM TRA (1 tiết) I- Mục đích 1. Kiến thức - Hiểu được cơ sở của ăn uống hợp lý. - Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm là gì. Trình bày được tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó cần có biện pháp nào để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trình bày được tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. Làm thế nào để bảo quản chất dinh dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất. - Trình bày được các phương pháp chế biến thực phẩm. 2. Kỹ năng - Chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh. - Thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại gia đình. - Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. - Thực hiện các phương pháp chế biến thực phẩm. 3. Thái độ - Có ý thức xây dựng khẩu phần, thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị trong gia đình. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. - Yêu thích công việc nấu nướng trong gia đình. II- Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tài liệu: SGK lớp 6 và tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị đề kiểm tra. 2. Học sinh - Học bài 15, 16, 17, 18 – SGK Công nghệ 6. III- Đề kiểm tra 1. Phần trắc nghiệm: Em hãy hoàn thành các câu sau bằng cách sử dụng các từ dưới đây điền vào ô trống: “tinh bột - tim mạch - năng lượng - thực vật - ấm áp - béo phì - động vật - C - mỡ” Một số chất đạm từ .là thịt, cá, trứng gia cầm. Chất đạm dư thừa được tích lũy dưới dạng..trong cơ thể. Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và . Đường và.là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột. Dầu ăn có thể lấy từ hai nguồn là động vật và..... Mỡ được tích trữ dưới da sẽ giúp cơ thể Có quá nhiều mỡ trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnhvà.. Trái cây tươi có chứa nhiều vitamin 2. Phần tự luận Câu 1: Em hãy cho biết chức năng của chất béo và chất đạm. Câu 2: Cho biết biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Câu 3: Hãy kể tên các biện pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày? So sánh sự khác nhau giữa xào và rán. IV- Đáp án và thang điểm 1. Phần trắc nghiệm: (4điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. a. động vật b. mỡ c. năng lượng d. tinh bột e. thực vật f. ấm áp g. béo phì, tim mạch h. C 2. Phần tự luận: (6 điểm) Đáp án Thang điểm Câu 1 (2 điểm) Chức năng của chất béo Chất béo cung cấp năng lượng, tích lũy dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Chức năng của chất đạm - Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt: Con người từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất và trí tuệ. - Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo lại tế bào đã chết: + Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên. + Răng sữa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành. + Bị đứt tay, bị thương, sẽ được lành lại sau một thời gian. - Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 (2 điểm) Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh. Các thực phẩm đóng hộp, có bao bìphải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì. Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá). Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản Thực phẩm đã chế biến: Nên để ở nơi riêng đảm bảo vệ sinh, tránh để chung với thực phẩm chưa chế biến. Có thể bảo quản lạnh, bảo quản khô – tùy vào từng loại thực phẩm đã chế biến. Thực phẩm đóng hộp: Cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, chỉ sử dụng thực phẩm đối với loại còn hạn sử dụng trên vỏ bao bì. Có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Thực phẩm khô(gạo, bột, đậu hạt): Nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt. 1,0 đ 1,0đ Câu 3 (2 điểm) a. Các biện pháp làm chín thực phẩm được sử dụng hàng ngày là: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. b. So sánh giữa xào và rán: - Xào là làm chín thực phẩm trong môi trường có lượng dầu mỡ vừa phải. - Rán là làm chín thực phẩm trong môi trường có nhiều chất béo. 1,0đ 1,0đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_50_de_kiem_tra_tran_thanh_t.doc
Giáo án liên quan