1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương III
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng nấu ăn trong gia đình.
1.3.Thái độ:Vận dụng một số kiến thưc đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Trọng tâm:Nôi dung kiến thức chương III.
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Câu hỏi ôn tập, tranh ảnh có liện quan đến nội dung ôn tập.
3.2.HS: Ôn lại các kiến thưc ở chương III
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 61: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Tiết: 61
Tuần :32
Ngày dạy:13/4/2011
ÔN TẬP
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương III
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng nấu ăn trong gia đình.
1.3.Thái độ:Vận dụng một số kiến thưc đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Trọng tâm:Nôi dung kiến thức chương III.
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Câu hỏi ôn tập, tranh ảnh có liện quan đến nội dung ôn tập.
3.2.HS: Ôn lại các kiến thưc ở chương III
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:KTSS.
6 A1 : ..................................................................................................................................
6 A2 : ..................................................................................................................................
6 A3 : ..................................................................................................................................
4.2 Kiểm tra miệng: Lồng vào bài mới
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Để củng cố và khắc sâu hơn kiến thức ở chương III , bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động 2: Phân công HS ôn tập:
Mỗi tổ (gồm 4 tổ HS) được phân công 1 câu.
-Tổ 1:Tại sao phải ăn uống hợp lí?
-Tổ 2:Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Em phải làm gì khi thấy:
.Một con ruồi trong bát canh?
.Mùi vị khác trong bát canh?
-Tổ 3:Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp?
-Tổ 4: Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? Cho ví dụ minh họa.
-GV gợi ý cách trả lời câu hỏi cho lớp và yêu cầu Hs thảo luận nhóm.
-HS cử thư kí và nhóm trưởng.
Hoạt động 3:HS thảo luận:
-Các ý kiến của mọi người trong tổ được ghi lại.
-Trả lời từng câu.
-Nhóm trưởng tóm tắt ý kiến của các bạn.
-Nhóm, cá nhân bổ sung các nội dung còn thiếu, sắp xếp nội dung có ý trùng nhau.
-HS bổ sung để hòan thiện từng câu.
-GV chốt lại vấn đề và yêu cầu HS ghi lại, nhớ và thực hiện.
*Câu 1:Phải ăn uống hợp lí vì: ăn đủ no, đủ chất để cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối, có đủ sức khỏe để làm việc và chống đỡ với bệnh tật.
*Câu 2:Phải giữ vệ sinh thực phẩm vì: Thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể là nguồn lây bệnh dẫn đến tử vong.
-Khi thấy một con ruồi trong bát canh, mùi vị khác trong bát canh, em phải bỏ bát canh đó.
*Câu 3:Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp:
-Các lọai thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua lọai tươi hoặc đượcbảo quản ướp lạnh.
-Các lọai thực phẩm đóng hộp, có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì.
-Thực phẩm khô không bị ẩm móc.
*Câu 4:Những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm:
-Thịt, cá: Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
Không để ruồi bọ bâu vào.
Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
-Rau củ quả, hạt đậu tươi:
Rửa rau thật sạch: chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
Rau, củ quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
-Đậu, hạt kho:bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.
-Gạo: Không nên vo quá kĩ sẽ bị mất sinh tố B.
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
+Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
+Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng.
1.Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
2.Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn?
3.Thế nào là bữa ăn hợp li?
4.Em phải làm gì khi thấy một con ruồi trong bát canh?
5.Cho biết sự khác nhau giữa nấu và luộc:
6.Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
7.Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày:
*Câu 1:
Phải ăn uống hợp lí vì: ăn đủ no, đủ chất để cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối, có đủ sức khỏe để làm việc và chống đỡ với bệnh tật.
*Câu 2:
Phải giữ vệ sinh thực phẩm vì: Thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể là nguồn lây bệnh dẫn đến tử vong.
-Khi thấy một con ruồi trong bát canh, mùi vị khác trong bát canh, em phải bỏ bát canh đó.
*Câu 3:
Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp:
-Các lọai thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua lọai tươi hoặc đượcbảo quản ướp lạnh.
-Các lọai thực phẩm đóng hộp, có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì.
-Thực phẩm khô không bị ẩm móc.
*Câu 4:
Những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm:
-Thịt, cá: Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
Không để ruồi bọ bâu vào.
Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
-Rau củ quả, hạt đậu tươi:
Rửa rau thật sạch: chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
Rau, củ quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
-Đậu, hạt kho:bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.
-Gạo: Không nên vo quá kĩ sẽ bị mất sinh tố B.
* Sự xâm nhập của vi khuẩn có haị vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
*Sự xâm nhập của chất đôc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẫm.
2.Phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn vì:
-Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
-Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
3.Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho chu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
4. Khi phát hiện một con ruồi trong bát canh em sẽ đổ bỏ bát canh đó.
5.Sự khác nhau giữa nấu và luộc:
Nấu
Luộc
Là làm chín thực phẩm trong mội trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
Là phối hợp nhiều nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước.
6.Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
-Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
-Thựa đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bưã ăn.
-Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
7.Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày:
*Ba món chính:
-Món canh: canh chua cá lóc.
-Món xào: đậu ve xào.
-Món kho: thịt kho tiêu.
*Món phụ: 1 hoặc 2 món
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu 1:Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Em phải làm gì khi thấy:Một con ruồi trong bát canh?Mùi vị khác trong bát canh?
Đáp án: Phải giữ vệ sinh thực phẩm vì: Thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể là nguồn lây bệnh dẫn đến tử vong.
-Khi thấy một con ruồi trong bát canh, mùi vị khác trong bát canh, em phải bỏ bát canh đó .
Câu 2:1.Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Đáp án:Sự xâm nhập của vi khuẩn có haị vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
Sự xâm nhập của chất đôc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẫm.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài , học toàn bộ bài chương III .
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: Tìm hiểu trước bài: Thu nhập của gia đình.Tìm hiểu thu nhập của gia đình là gì? Cĩ mấy loại thu nhập?
5.Rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
- Nội dung:
..
- Phương pháp:
.............................................................................-.
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:..................
..........................................
* Khuyết điểm:
- Nội dung:
.. .
- Phương pháp:
.............................................................................
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:..................
....
* Hướng khắcphục:.
.
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_61_on_tap.doc