Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 28

I.MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức : Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản . Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản .

2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái .

II. CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên :

 - Hình 76- SGK trang 134: Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao.

 - Hình 77- SGK trang 134: Đĩa sếch xi.

 2.Học sinh : Xem trước bài 50: Môi trường nuôi thủy sản.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài mới

 b.Vào bài mới :

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Tiết :45 BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tiết 1) Ngày dạy 12/03/2012 I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản . Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản . 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. 3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái . II. CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Hình 76- SGK trang 134: Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao. - Hình 77- SGK trang 134: Đĩa sếch xi. 2.Học sinh : Xem trước bài 50: Môi trường nuôi thủy sản. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài mới b.Vào bài mới : * Hoạt động 1: Đặc điểm của nước nuôi thủy sản. Hoạt động của GV- HS Nội dung GV: Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy hiện tượng gì xảy ra ? HS: Muối , đạm tan nhanh. GV: Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? HS: Nước có khả năng hoà tan các chất đạm, muối GV: Dựa vào khả năng này của nước, người ta làm gì? HS: Bón phân hữu cơ và vô cơ để tạo thức ăn. GV giảng thêm: Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn. GV: Nước có khả năng hòa tan những chất gì? HS: Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. GV: Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm? HS: Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí. GV: Nước có khả năng gì? HS: Điều hoà nhiệt độ. GV: Theo em, oxi trong nước do đâu mà có? HS: Do oxi không khí hoà tan vào nước. GV: Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn? HS: Khí cacbonic nhiều hơn. GV giảng thêm:So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn. GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. I.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: - Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ - Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước . - Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. * Hoạt động 2: Tính chất của nước nuôi thủy sản. GV: Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào? HS: Nhiệt độ, độ trong, màu nước, chuyển động của nước. GV: Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến tôm, cá? HS: Ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản. GV: Nhiệt độ thích hợp để tôm,cá là bao nhiêu? HS: Tôm: 25- 350C còn cá: 20- 300C. GV: Treo tranh hình 76: Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao. GV: Nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu là do đâu? HS: Chủ yếu là do ánh sáng mặt trời. GV: Nếu nhiệt độ quá 250C đối với tôm và 320C đối với cá sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm, cá? HS: Nếu vượt qúa giới hạn cho phép thì tôm, cá hoạt động kém và có thể chết. GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. II. Tính chất của nước nuôi thủy sản: 1. Tính chất lí học: a. Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. Mỗi loài cá tôm đều thích ứng ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là: 250C- 350C, cá là: 200C- 300C. GV: Độ trong là gì? HS: Độ trong là biểu thị mức độ ánh sang xuyên qua mặt nước. GV:Dựa vào độ trong ta xác định được điều gì? HS: Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu. của vực nước nuôi thuỷ sản. GV: Độ trong tốt nhất là bao nhiêu? HS: Tốt nhất cho tôm, cá là 20-30cm. GV: giới thiệu đĩa Sếch xi để đo độ trong của nước. HS: Chú ý, lắng nghe. b. Độ trong: Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu của vực nước nuôi thủy sản. Độ trong được xác định bới mức độ ánh sang xuyên qua m85t nước. Độ trong tốt nhất là 20-30cm. GV: Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu? HS: Là do: + Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng. + Có các chất mùn hoà tan. GV: Nước màu xanh đọt chuối là tốt hay xấu? HS: Tốt, nước màu này chứa nhiều thức ăn. GV: Nước có màu tro đục, xanh đồng nói lên lên điều gì? HS: Biểu hiện của nước nghèo thưc ăn tự nhiên. GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. c. Màu nước: Nước có 3 màu chính: - Màu nõn chuối hoặc xanh lục: nước màu này có nhiều thức ăn. - Nước có màu tro đục. xanh đồng: nước màu này ít thức ăn. - Nước có màu đen. Mùi thối: có nhiều khí độc. GV: Nước có những hình thức chuyển động nào? HS: Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu và dòng chảy. GV: Sự chuyển động của nước ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? HS: Ảnh hưởng đến lượng O2 và thức ăn. GV:Nước chuyển động đều, liên tục sẽ giúp điều gì đôi với thủy sản? HS: Sẽ làm tăng lượng O2, thức ăn được phân bố đều trong ao. GV giải thích thêm : Mặt nước càng thoáng sự chuyển động nước càng lớn nên có tác dụng tốt cho sinh vật thủy sinh. GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. d. Sự chuyển động của nước: Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy. 4.Củng cố - Nêu câu hỏi từng phần để HS trả lời: +Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản? + Nhiệt độ giới hạn chung của tôm, cá là bao nhiêu? + Độ trong là gì? Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là bao nhiêu ? + Nước nuôi thủy sản có mấy màu chính ? 5.Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét về thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 ở cuối bài và xem tiếp phần II-2 của bài 50 : Môi trường nuôi thủy sản. TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012 KÝ DUYỆT Tuần:28 Ngày dạy: Tiết:27 13/03/2012 Học hát: Bài Tia nắng hạt mưa Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn. I/ Mục tiêu: Hát đúng giai điệu bài hát. Nhận biết được nét đẹp tinh tế thể hiện qua lời thơ mà nhạc sĩ đã khéo chọn để phổ nhạc thành 1 bài hát vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên, rất gần gũi với tâm hồn trẻ thơ. Hiểu biết về nhạc hát, nhạc đàn và biết dùng thuật ngữ thanh nhạc, khí nhạc. II/ Chuẩn bị: Đàn Oorgan Bảng phụ bài hát Một số hình ảnh về hình thức biểu diễn nhạc hát, nhạc đàn. Sưu tầm một số tác phẩm nhạc hát, nhạc đàn do các nghệ sĩ biểu diễn. III/ Tiến trình: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Học hát; Bài Tia nắng hạt mưa. a.Giới thiệu bài hát và tác giả: - Treo bảng phụ - Giới thiệu: Thơ Lệ Bình Nhạc Khánh Vinh - Đồng cảm với những dòng thơ rất trẻ em, nhạc sĩ Khánh Vinh đã phổ nhạc thành công bài hát này và đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn nhỏ yêu nhạc - Nhạc sĩ: + Nguyễn Khánh Vinh + Sinh năm: 1954 + Công tác tại Đài THVN( Tp HCM) - Em có nhận xét gì về bản nhạc này? - Đàn và hát mẫu - Cho HS luyện thanh gam C - Chia câu đoạn: Đoạn a gồm 2 câu- 8nhịp. Đoạn b gồm 2 câu, có khung thay đổi. b. Học hát: -Tập đoạn a - Phách mạnh rơi vào chữ nào của câu 1? + Chú ý nốt hoa mỹ, lấy hơi ở những dấu lặng đơn. - Tập đoạn b - Cho HS hát cả bài ( 2 lần). Lần 2 câu sau hát lặp lại và nhỏ dần kết hợp gõ nhịp. 2.Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn: a.Nhạc hát:( Thanh nhạc):: - Cho HS nghe băng nhạc 1 đoạn bài hát. - Gọi 1 bàn hát lại bài Tia nắng hạt mưa - Nhạc hát là gì? - Hình thức trình diễn - Thể loại nhạc hát. - Trình diễn b.Nhạc đàn:( Khí nhạc): - Cho HS nghe 1 bản nhạc ở trên đàn. - Nhạc đàn là gì? + Một nhạc cụ biểu diễn: Độc tấu + Một tốp nhạc hay cả dàn nhạc biểu diễn gọi là hoà tấu Quan sát - Nhịp 2/4 - Tính chất: Vui- lôi cuốn. - Tốc độ: Vừa phải. Lắng nghe. Chữ “như” phách mạnh. HS gõ âm hình tiết tấu 2/4 Áp dụng vào câu hát (đảo phách) “Tia nắng hạt mưa trẻ mãi” - Loại nhạc có lời ca - Đơn ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng - Hát ru, bài hát lễ hội, sinh hoạt, hành khúc... - Nhạc hát có nhạc cụ đệm theo Là âm nhạc được biểu diễn bằng 1 hay nhiều nhạc cụ. IV/ Củng cố: Đưa ra 1 số hình ảnh, HS đánh dấu những hình ảnh đó ứng với hình thức biểu diễn nhạc hát hay nhạc đàn. Cả lớp hát toần bài Tia nắng hạt mưa. V/ Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012 KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_28.doc