I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Biết được tính chất hoá học, tính chất sinh học của nước nuôi thủy sản. Biết được các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
- Hình 78- SGK trang 136: Một số sinh vật sống trong nước.
2.Học sinh : Xem trước bài 50: Môi trường nuôi thủy sản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới
b.Vào bài mới :
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết :46
BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tiết2)
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Biết được tính chất hoá học, tính chất sinh học của nước nuôi thủy sản. Biết được các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
- Hình 78- SGK trang 136: Một số sinh vật sống trong nước.
2.Học sinh : Xem trước bài 50: Môi trường nuôi thủy sản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới
b.Vào bài mới :
* Hoạt động 2: Tính chất của nước nuôi thủy sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV:Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào?
GV: Trong nước có những loại khí hòa tan chủ yếu nào?
HS: Khí O2 và khí CO2.
GV: Khí oxi có trong nước là do đâu?
HS: Do quang hợp của thực vật thủy sinh và tù không khí hoà tan vào.
GV:Lượng oxi hòa tan tối thiểu trong nước là bao nhiêu?
HS: Từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới sống được.
GV: Khí cacbonic có trong nước là đo đâu?
HS: Do hô hấp của sinh vật và sự phân hủy chất hữu cơ.
GV: Hàm lượng khí cacbonic bao nhiêu thì tôm, cá có thể sống được?
HS: Từ 4 đến 5mg/l.
GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
GV: Nguyên nhân sinh ra các muối hòa tan trong nước?
HS: Do nước mưa, quá trình phân hủy các chất hữu cơ...nhưng nguyên nhân chính là do bón phân
GV: Nêu một số muối hòa tan trong nước.
HS: Một số muối hoà tan trong nước: đạm, lân, sắt...
GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
GV: Độ pH thích hợp của tôm, cá là bao nhiêu?
HS: Độ pH thích hợp cho tôm, cá từ 6 đến 9.
GV: Nếu độ pH trong nước cao hơn hoặc thấp hơn khoảng thích hợp thì có ảnh hưởng đến tôm, cá hay không?
HS: Nếu độ pH cao hơn hay thấp hơn dẫn đến nước bị quá chua hay quá kiềm làm cho cá không lớn lên được.
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức, ghi bảng.
GV: Treo hình 78( Một số sinh vật sống trong nước).Yêu cầu HS quan sát.
HS: Quan sát hình.
GV: Trong nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào?
HS: Thực vật thủy sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du và các loại động vật đáy.
GV: Yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK trang 136: Những nhóm thuộc sinh vật thủy sinh, động vậy đáy.
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Thực vật phù du: a, b, c.
+ Động vật phù du: d, e.
+ Thực vật bậc cao: g, h.
+ Động vật đáy: i, k.
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức, ghi bảng.
HS: Các chất khí hoà tan; Các muối hoà tan; Độ pH.
II. Tính chất của nước nuôi thủy sản:
2. Tính chất hóa học:
a. Các chất khí hòa tan.
b. Các muôi hòa tan: (đạm, lân, sắt.. )
c. Độ pH: thích hợp cho tôm, cá là từ 6 đến 9.
3. Tính chất sinh học:
Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật phù du, thực vật đáy, động vật phù du và động vật đáy.
* Hoạt động 3: Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
GV: Theo em, những ao nào cần được cải tạo?
HS: Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo...
GV: Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
HS: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt.
GV: Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết?
HS: thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh...
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức, ghi bảng.
III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao:
1. Cải tạo nước ao:
Bằng các biện pháp như trồng cây chắn gió, thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh...
2. Cải tạo đáy ao:
Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp:
- Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ.
- Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn.
4.Củng cố
- Nước nuôi thuỷ sản có những tính chất hoá học nào?
- Trong nước nuôi thuỷ sản có những loại sinh vật nào?
- Nêu các biên pháp cải tạo nước và đất đáy ao?
5.Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò: Về nhà học bài. trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 51:Thực hành.
Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012
KÝ DUYỆT
Tuần:29 Ngày dạy:
Tiết:28 20/03/2012
Ôn tập bài hát: Tia nắng hạt mưa.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8.
- Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp..
.
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng giai điệu bài TĐN, kết hợp tập đánh nhịp 2/4.
Biết sửa chữa những chỗ sai sót về cao độ, trường độ, học thuộc bài hát Tia nắng hạt mưa, tập biểu diễn sắc thái tình cảm của bài hát..
II/ Chuẩn bị:
Đàn Oorgan
Bảng phụ chép bài TĐn số 8.
III/ Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ôn tập bài hát tia nắng hạt mưa:
- Đàn giai điệu
- Đệm đàn.
- Gọi từng bàn, cá nhân hát, GV sửa sai.
Hướng dẫn hình thức hát:
+ Đoạn a tất cả cùng hát, có chỗ hát đối đáp.
Nhóm 1: Tia nắng hạt mưa trẻ mãi
Nhóm 2: Màu hoa phượng đỏ vô tư.
2 nhóm: Bạn hỡi bạn ơi
Nhóm 1: Đừng trách, đừng buồn vô cớ
Nhóm 2: Làm buồn tia nắng hạt mưa.
- Gọi HS làm mẫu.
- Gọi 5 HS lên biểu diễn bài hát này.
2.Tập đọc nhạc: TĐN số 8:
-Treo bảng phụ
-Giới thiệu bài TĐN này rút từ bài hát Lá thuyền ước mơ.
? Em có nhận xét gì về bài TĐN?
- Đàn và đọc mẫu.
- Chia câu đoạn và chỗ lấy hơi.
- Tập từng câu.
+ Đàn giai điệu
+ Tập ghép lời ca.
- Đệm đàn.
3. Nhạc lớ: Những kớ hiệu thường gặp trong bản nhạc
- Lắng nghe
- Cả lớp hát
Cả lớp hát kết hợp gõ phách.
- Cả lớp hát
- Lưu ý: Cả 2 nhóm hát lặp lại câu: “Đừng trách.....hạt mưa” theo cường độ nhỏ dần.
- Nhịp 2/4
- Có nhịp lấy đà.
- Cao độ:
Đô Rê Mi Fa Son La Si (Đô)
HS luyện cao độ ( 5 lần)
-Tiết tấu: 2/4
HS tập gõ tiết tấu( 3lần)
Lắng nghe.
- Nghe và hát nhẩm theo
-Từng dãy, cá nhân đọc
- Chia dãy: 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời( đổi lại)
- Cả lớp đọc nhạc + hát lời kết hợp gõ phách.
IV/ Củng cố:
Cả lớp đọc bài TĐN số 8 và hát lời toàn bài “Lá thuyền ước mơ”.
V/Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012
KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_29.doc