Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành.

 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Hình 79, trang 138-SGK: Quy trình đo nhiệt độ nước

 - Hình 80, trang 139-SGK: Quy trình đo độ trong.

 - Hình 81, trang 139-SGK: Quy trình đo độ pH.

 - Nhiệt kế, đĩa sếch xi, thang màu pH chuẩn, giấy đo pH.

 2. Học sinh: Xem trước bài 51: Bài thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong, và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Tiết: 47 BÀI 51: Thực hành XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ pH CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN Ngày dạy 26/03/2012 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 79, trang 138-SGK: Quy trình đo nhiệt độ nước - Hình 80, trang 139-SGK: Quy trình đo độ trong. - Hình 81, trang 139-SGK: Quy trình đo độ pH. - Nhiệt kế, đĩa sếch xi, thang màu pH chuẩn, giấy đo pH. 2. Học sinh: Xem trước bài 51: Bài thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong, và độ pH của nước nuôi thuỷ sản. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Mẫu nước và dụng cụ cần thiết. Hoạt động của GV-HS Nội dung GV: Yêu cầu HS đọc mục I và cho biết: Để thực hành bài này ta cần những dụng cụ nào? HS: Trả lời theo mục I SGK. GV: giới thiệu, nêu yêu cầu của bài thực hành. HS: lắng nghe. GV:Yêu cầu HS chia nhóm và ghi vào tập. HS: chia nhóm và ghi bài. I. Mẫu nước và dụng cụ cần thiết: - Nhiệt kế. - Đĩa sếch xi. -Thang màu pH chuẩn. - 2 thùng nhựa đựng nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu là 60 – 70cm. đường kính thùng 30cm. - Giấy đo pH. * Hoạt động 2: Quy trình thực hành. GV: Yêu cầu HS đọc các bước trong mục I SGK. HS: Đọc các bước trong mục I. GV: Hướng dẫn HS làm thực hành. HS: Quan sát, theo dõi GV làm thực hành. GV: Yêu cầu 1 HS khác đọc và 1 HS làm lại cho các bạn xem. HS: Một HS đọc và một HS khác làm lại thực hành. GV: Sau đó xác định nhiệt độ của 2 mẫu nước đó. HS: Xác định nhiệt độ của 2 mẫu nước đó. GV: Yêu cầu HS xem các bước trong quy trình đo độ trong của nước. HS: Đọc các bước trong quy trình đo độ trong của nước. GV: Thực hiện từng bước của quy trình, yêu cầu HS quan sát, theo dõi. Sau đó hướng dẫn HS xác định được độ trong vừa đo được. HS: Theo dõi, quan sát cách thực hành của GV và chú ý cách xác định độ trong nước của GV. GV: Yêu cầu HS đọc các bước trong quy trình đo độ pH bằng phương pháp đơn giản. HS: Quan sát, theo dõi cách làm của GV và cách làm của bạn trong lớp. GV: Làm trước cho HS xem và yêu cầu 1 HS khác làm lại cho các bạn khác xem kỹ hơn. HS: Quan sát. GV: Yêu cầu HS đó xác định xem mẫu nước của mình có độ pH là bao nhiêu. HS: Xác định độ pH mẫu nước của mình. II. Quy trình thực hành: 1. Đo nhiệt độ nước: - Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5 đến 10 phút. - Bước 2: Nâng nhiệt kế khỏi nước và đọc ngay kết quả. 2. Đo độ trong: - Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng (hoặc xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa (cm). - Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng (hoặc trắng, xanh), ghi lại độ sâu của đĩa. Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đó. 3. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: - Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước hoảng 1 phút. - Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó. * Hoạt động 3: Thực hành. GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành . Các nhóm tiến hành thực hành. GV: Xác định các mẫu nước về nhiệt độ, độ trong, độ pH. HS: Nhóm xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH mẫu nước của mình. GV: Yêu cầu các nhóm thực hành nộp bài thu hoạch cho giáo viên theo bảng mẫu. HS: Nhóm nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu. III. Thực hành: 4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: - Yêu cầu HS lập lại từng quy trình đã thực hành. - Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình. 5. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét về thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và xem trước bài 53: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản. BÀI 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (TÔM, CÁ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _ Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá. _ Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản. _ Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Góp phần cùng gia đình tham gia tạo được thức ăn cho tôm, cá trong ao nhà. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Hình 82,83 SGK phóng to. _ Sơ đồ 16. 2. Học sinh: Xem trước bài 52. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không có) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: (2 phút) Tôm, cá và các sinh vật khác muốn tồn tại, sinh trưởng, phát triển đều cần có thức ăn. Vậy thức ăn của tôm, cá gồm những loại gì? Ta sẽ tìm hiểu ở bài 52. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Những loại thức ăn của tôm, cá. Yêu cầu: Biết được thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và cho biết: + Thức ăn tôm, cá gồm mấy loại? _ Giáo viên treo hình 82, yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp đọc thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn tự nhiên là gì? + Em hãy kể tên một số loại thức ăn tự nhiên mà em biết. + Thức ăn tự nhiên gồm có mấy loại? _ Giáo viên nhận xét và giải thích thêm. Ngoài các động vật, thực vật làm thức ăn cho tôm, cá thì các chất mùn bã hữu cơ có trong nước cũng là nguồn thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng đối với các loài tôm, cá. _ Giáo viên hỏi tiếp: + Thực vật phù du bao gồm những loại nào? _ Giáo viên giải thích ví dụ rõ hơn. + Thực vật bậc cao gồm những loại nào? + Động vật phù du bao gồm những loại nào? + Động vật đáy có những loại nào? _ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng. _ Giáo viên treo hình 83, yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát hình và cho biết: + Thức ăn nhân tạo là gì? + Thức ăn nhân tạo gồm mấy loại? _ Giáo viên yêu cầu nhóm cũ thảo luận, kết hợp quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong SGK + Thức ăn tinh gồm những loại nào? + Thức ăn thô gồm những loại nào? + Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với những loại thức ăn trên? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và ghi bảng. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Gồm có 2 loại: + Thức ăn tự nhiên. + Thức ăn nhân tạo _ Học sinh quan sát, đọc thông tin và trả lời: à Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, rất giàu chất dinh dưỡng. à Học sinh kể tển một số loại thức ăn tự nhiên. à Gồm có 4 loại: + Thực vật phù du + Thực vật bậc cao + Động vật phù du + Động vật đáy _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh trả lời: à Gồm những loại: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu. _ Học sinh lắng nghe. à Gồm có: Rong đen lá vòng, rong lông gà. à Gồm có: Trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi. à Gồm có: Giun mồm dài, ốc củ cải. _ Học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. _ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. _ Phải sắp xếp được: + Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu. + Thực vật bậc cao: Rong đen lá vòng, rong lông gà. + Động vật phù du: Trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi. + Động vật đáy: Giun mồm dài, ốc củ cải. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh quan sát hình, đọc thông tin và trả lời: à Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá. à Gồm có 3 loại: + Thức ăn tinh + Thức ăn thô + Thức ăn hổn hợp _ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: _ Nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. à Gồm có: Ngô, cám, đậu tương. à Gồm có: Các loại phân hữu cơ. à Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm là sử dụng toàn bộ các loại thức ăn và các chất khác. _ Học sinh lắng nghe, ghi bài. I. Những loại thức ăn của tôm, cá: 1. Thức ăn tự nhiên: _ Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng. _ Thức ăn tự nhiên bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. 2. Thức ăn hỗn hợp: _ Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp trực tiếp cho tôm, cá. _ Có 3 nhóm: + Thức ăn tinh + Thức ăn thô + Thức ăn hỗn hợp * Hoạt động 2: Quan hệ về thức ăn. Yêu cầu: Tìm hiểu về mối quan hệ của thức ăn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung _ Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK. _ Giáo viên treo sơ đồ 10, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn của thực vật thủy sinh, vi khuẩn là gì? + Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào? + Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào? + Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì? + Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hỏi: + Thức ăn có mối quan hệ với nhau như thế nào? _ Giáo viên nhận xét, ghi bài. _ Giáo viên hỏi: + Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thủy sản phải làm những việc gì? _ Giáo viên chốt lại kiến thức. _ Học sinh nghiên cứu thông tin SGK. _ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: à Là các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. à Là chất vẩn , thực vật thủy sinh, vi khuẩn. à Là chất vẩn và động vật phù du. à Là thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn. à Mọi nguồn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loài sinh vật để rồi các loài sinh vật này lại làm thức ăn cho cá, tôm. _ Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung, ghi bài. à Quan hệ về thức ăn thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh trả lời: à Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sớ đó các động, thực vật thủy sinh khác phát triển làm cho lượng thức ăn phong phú thêm, tôm cá sẽ đủ dinh dưỡng, sẽ chóng lớn _ Học sinh lắng nghe. II. Quan hệ về thức ăn: Sơ đồ 16. Học sinh đọc phần ghi nhớ 4. Củng cố: (3 phút) Tóm tắt các nội dung chính của bài. 5. Kiểm tra - đánh giá: (5 phút) I. Chọn câu trả lời đúng: 1. Điều nào sau đây đúng với thức ăn tự nhiên: a. Loại thức ăn có sẵn trong nước b. Rất giàu chất dinh dưỡng c. Gồm vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy, mùn bã hữu cơ. d. a, b, c. 2. Thức ăn nhân tạo gồm các loại nào sau đây: a. Thức ăn tinh. b. Thức ăn thô. c. Thức ăn thô, tinh, hỗn hợp d. Thức ăn thô, tinh II. Em hãy sắp xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: Nhóm Sinh vật đại diện Thực vật phù du Thực vật bậc cao Động vật phù du Động vật đáy a. Ốc củ cải, giun mồm dài b. Tảo khuê, tảo ẩn xanh c. Rong lông gà, rong đen lá vòng d. Trùng túi trong, bọ vòi voi, trùng hình tia Trả lời: 1. 2. 3 Đáp án: I. 1.d, 2. c. II. 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a. 6. Nhận xét – dặn dò: (2 phút) - Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 53.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_30.doc