Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 31

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá. Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

 2. Kỹ năng: Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Kính hiển vi, lọ đựng dụng cụ có chứa sinh vật phù du, lam, lamen

 - Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến .được gói trong túi nilông và có ghi tên từng loại.

 2. Học sinh: Chuẩn bị mậu vật như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến để trong túi ni lông và có ghi tên từng loại.

III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, hỏi đáp tìm tòi, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Tiết: 48 BÀI 53: Thực hành QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá) Ngày dạy 02/04/2012 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá. Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kính hiển vi, lọ đựng dụng cụ có chứa sinh vật phù du, lam, lamen - Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến.được gói trong túi nilông và có ghi tên từng loại. 2. Học sinh: Chuẩn bị mậu vật như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến để trong túi ni lông và có ghi tên từng loại. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, hỏi đáp tìm tòi, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Hoạt động của GV- HS Nội dung GV: Yêu cầu HS đọc phần I – SGK trang 143. HS: Đọc thông tin. GV: Để tiến hành bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ nào? HS: Dựa vào mục I để trả lời. GV: Nhận xét và nêu các yêu cầu khi tiến hành bài thực hành này. HS: Lắng nghe. GV: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS. HS: Đem mẫu vật chuẩn bị cho GV kiểm tra. GV: Yêu cầu HS chia nhóm thực hành. HS: chia nhóm thực hành. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính, la men - Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến được gói trong túi ni lông và có ghi tên từng loại. * Hoạt động 2: Quy trình thực hành. GV: Yêu cầu HS đọc các bước trong quy trình. HS: Đọc các bước trong quy trình. GV: Hướng dẫn HS quan sát dưới kính hiển vi kết hợp với tranh vẽ. Chú ý quan sát sự hướng dẫn của GV. GV: Từ đó tìm thấy sự khác nhau giữa 2 nhóm thức ăn đó. HS: Phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại thức ăn. II. Quy trình thực hành: - Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi (15 x 8) từ 3 đến 5 lần. - Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá. - Bước 3: quan sát hình vẽ và các mẫu vật thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn. * Hoạt động 3: Thực hành. GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành. HS: Các nhóm tiến hành thực hành. GV: Các nhóm tiến hành ghi lại kết quả quan sát được. + Trong mẫu nước có những loại thức ăn gì? + Các mẫu thức ăn các em chuẩn bị có loại nào thuộc nhóm thức ăn nhân tạo, loại nào thuộc nhóm thức ăn tự nhiên? HS: Ghi lại kết quả quan sát được. GV: Sau đó các em nộp bài thu hoạch cho GV theo bảng dưới đây. HS: Các nhóm nộp bài thu hoạch cho GV. III. Thực hành: 4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: - GV đánh giá kết quả thực hành của HS. - Yêu cầu HS nêu các đặc điểm phân loại thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên. 5. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu thực hành và thái độ trong giờ thực hành của HS. - Dặn dò: Về nhà xem lại bài thực hành , chuẩn bị tiếp bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng , trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá). TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012 KÝ DUYỆT Tuần 28 Tiết 16 CHỦ ĐIỂM: SINH HOẠT VĂN NGHỆ VỀ NGÀY 8-3 VÀ NGÀY 26-3 Ngày dạy: 17/03/2012 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo ngân kỉ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ ( 8-3) 2. Thái độ: - Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và cô. - Rèn luyện kĩ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG. 1. Nội dung: - Các bài hát về mẹ, về cô giáo, về người phụ nữ Việt nam. - Các bài thơ, câu chuyện . . . liên quan tới chủ đề hoạt động. 2. Hình thức hoạt động: - Thi văn nghệ giữa các tổ với các hình thức: Biểu diễn văn nghệ, trò chơi văn nghệ . . . III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG. 1. Phương tiện hoạt động: - Sưu tầm các bài hát, bài thơ câu chuyện . . . về mẹ và cô giáo. . . - Các câu hỏi, câu đố, yêu cầu. . . cho cuộc thi. + Hãy kể tên các bài hát về mẹ. + Hát một câu, một đoạn bài hát có từ “mẹ” + Hát một bài hát về cô giáo. + Bạn hãy đọc một bài thơ về mẹ, về cô giáo. . . 2. Tổ chức: - GV nêu hình thức hoạt động, yêu cầu cả lớp chuẩn bị ( söu taàm các bài hát,baøi thô. . .) - Phân công các công việc cụ thể. + Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố . . . và đáp án. + Cử người dẫn chương trình, cử ban giám khảo. + Cử người trang trí. + Mời đại biểu. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Khởi động: -Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể một bài. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. -Các tổ tham gia thi tự giới thiệu. 2/ Cuộc thi: - Người dẫn chương trình nêu thể lệ cuộc thi. - Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi. - Tổ nào có tín hiệu sẽ thực hiện trước. - Ban giám khảo chấm điểm, điểm của từng tổ được ghi lên bảng. 3/ Kết thúc: - Dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi. - Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động ( những mặt ưu điểm, khuyết điểm) - Dẫn chương trình mời GVCN nhận xét, phát biểu ý kiến. - Dẫn chương trình tuyên bố kết thúc hoạt động. -Cả lớp hát. -HS chú ý, lắng nghe. -HS chia tổ để tham gia cuộc thi.Sau đó mỗi tổ tự giói thiệu thành viên của tổ mình. -Các tổ lắng nghe thể lệ cuộc thi. -HS lắng nghe. -HS thi đấu sôi nổi. -HS chú ý, lắng nghe. -HS lắng nghe và có ý kiến (nếu có). -HS lắng nghe. V- Kết thúc hoạt động: Dẫn chương trình công bố kết quả thi đua giữa các tổ và tuyên bố kết thúc hoạt động. VI- Gợi ý đánh giá hoạt động: GVCN nhận xét kết quả hoạt động và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của các cá nhân. VII- Rút kinh nghiệm: ... ... ... ... TRẦN PHÁN, . / . / 2012 KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_31.doc
Giáo án liên quan