I. Mục tiêu
Sau bài học, HS:
- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý
- Có thói quen tiết kiệm điện năng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- nghiên cứu bài giảng
- Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng trong gia đình, trong trường học hoặc khu công nghiệp, nông nghiệp, khu thương mại
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Lập sẵn bảng nhu cầu tiêu thụ điện
- Phiếu học tập về xác định giờ cao điểm, các phương pháp tiết kiệm điện năng.
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 8 - Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG (LỚP 8)
Mục tiêu
Sau bài học, HS:
Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý
Có thói quen tiết kiệm điện năng
Chuẩn bị
Giáo viên
nghiên cứu bài giảng
Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng trong gia đình, trong trường học hoặc khu công nghiệp, nông nghiệp, khu thương mại
Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Lập sẵn bảng nhu cầu tiêu thụ điện
Phiếu học tập về xác định giờ cao điểm, các phương pháp tiết kiệm điện năng.
Gợi ý dạy học tích hợp
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV đặt vấn đề: sử dụng các dụng cụ điện như thế nào là hợp lý?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện
Sau khi tổ chức hoạt động 2 (tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện), giáo viên tổ chức hoạt động 3,4 (tìm hiểu đặc điểm giờ cao điểm, cách sử dụng điện năng) và tích hợp giáo dục NLTK&HQ như sau:
Hoạt động 3: Đặc điểm của giờ cao điểm
Đặc điểm của giờ cao điểm
Biểu hiện của giờ cao điểm
(Tích hợp giáo dục NLTK & HQ)
GV chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận theo phiếu học tập 1 .
- Điện năng tiêu thụ điện lớn;
- Điện áp giảm;
Hỏi: Khi sử dụng điện năng trong giờ cao điểm, các đồ dùng điện có biểu hiện gì?
Quạt điện chạy chậm, bóng đèn tối, thời gian đun lâu, đèn ống huỳnh quang bị nhấp nháy không sáng được hoặc sáng mờ.
Hỏi: Khi sử dụng điện trong giờ cao điểm có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của đồ dùng điện không? Tại sao?
- Điện áp mạng điện giảm làm giảm tuổi thọ của đồ dùng điện.
Thảo luận nhóm (bản học), ghi phiếu trả lời
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lý điện năng
Giảm bớt tiêu thụ điện năng
Khái niệm sử dụng hợp lý
(Tích hợp giáo dục NLTK & HQ)
Hỏi: Thế nào là sử dụng hợp lý?
GV. Sử dụng đúng lúc phát huy được công suất, hiệu quả của đồ dùng điện.
Hỏi: Theo em trong gia đình có những thiết bị nào có công suất tiêu thụ lớn.
Phát phiếu học tập để 2 nhóm trao đổi, thảo luận.
Hỏi: Có nhũng biện pháp nào để sử dụng hợp lý điện năng?
GV. Giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm.
Hỏi: Để giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm người ta thường giảm bớt sử dụng các dụng cụ nào?
GV. Giảm bớt các thiết bị có công suất tiêu thụ lớn.
Học sinh trả lời
HS thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
HS trả lời
2. Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao (tích hợp giáo dục NLTK & HQ)
Hỏi: Vì sao nói sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao là tiết kiệm điện năng?
HS trả lời
GV. Tiêu thụ điện năng ít nhưng hiệu quả cao.
Hỏi: Lấy ví dụ về đồ dùng có hiệu quả cao và tiết kiệm điện năng?
Đèn ống huỳnh quang.
HS trả lời
3. Không sử dụng lãng phí điện năng Tích hợp giáo dục NLTK & HQ)
Hỏi: Như thế nào là sử dụng lãng phí điện năng?
Không cần cũng cho thiết bị hoạt động.
Sử dụng các thiết bị có công suất lớn quá so với yêu cầu sử dụng.
Hỏi: Trong thực tế sử dụng như thế nào là tiết kiệm điện năng?
Đúng mục đích
Sử dụng các thiết bị có công suất phù hợp với mục đích sử dụng.
Chỉ dùng điện khi có nhu cầu
GV yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan trong SGK
HS trả lời
HS trả lời
Hoạt động 5: Tổng kết giờ học (có liên hệ giáo dục NLTK & HQ)
Bài 5: THỰC HÀNH - NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (lỚP 9)
Mục tiêu
Sau khi học song bài này, HS:
Biết được yêu cầu của mối nối dây dẫn điện;
Hiểu được phương pháp nối, hàn và cách điện mối nối dây dẫn điện;
Nối hàn và cách điện được các mối nối dây dẫn điện;
Giải thích vì sao khi mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tiết kiệm được điện năng tiêu thụ?
Chuẩn bị bài giảng
Chuẩn bị nội dung
Chuẩn bị về thiết bị dạy học
Tranh ảnh
Tranh vẽ mạch điện trong gia đình trong đó có các mối ghép nối tiếp, nối rẽ nhánh và nối dựng phụ kiện. (Trong bộ thiết bị dạy học lớp 8 hoặc GV có thể tự vẽ)
Mẫu vật: Các loại dây dẫn điện; dây một lõi; dây nhiều lõi mềm; dây nhiều lõi cứng; dây cáp nhôm loại nhỏ; dây cáp bọc cao su.
Một số mẫu nối dây dẫn điện:
+ Mối nối thẳng (Mối nối đúng kỹ thuật, chưa đúng kỹ thuật)
+ Mối nối rẽ nhánh (Mối nối đúng kỹ thuật, chưa đúng kỹ thuật)
+ Hộp nối dây (Nối dây bằng phụ kiện).
Dụng cụ:
+ Kìm điện loại thông thường được trang bị trong bộ thiết bị dạy học lớp 8;
Kìm tuốt dây có nhiều cấp đường kính khác nhau;
+ Dao nhỏ (Không nhọn )
+ Giấy giáp loại số 0;
+ Băng cách điện (loại nilon)
+ Tuốc nơ vít loại 2 cạnh và 4 cạnh
+ Hộp nối dây loại tròn và vuông;
+ Mỏ hàn điện, nhựa thông hoặc thiếc hàn có tẩm nhựa thông;
+ Bút thử điện;
+ GV chuẩn bị đủ cho 6 nhóm học sinh các loại dụng cụ và vật liệu như đã nêu trên
Phương tiện dạy học:
Nếu có GV cần chuẩn bị như sau: Máy chiếu; bản trong có quy trình nối dây dẫn điện; bản trong các mối nối ; phiếu đánh giá kết quả thực hành
b. Học sinh
Đọc kĩ bài 5 trong sách giáo khoa công nghệ 9 mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
Mỗi học sinh chuẩn bị 1 đến 2 loại dây điện
Phương pháp dạy học
Sử dụng các phương pháp dạy học sau
Phương pháp dạy học TN thực hành;
Phương pháp trực quan
Phương pháp học tập theo nhóm
An toàn: Tuyệt đối tuân theo nội quy thực hành và an toàn điện.
Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp, nêu mục tiêu bài học, kiểm tra chuẩn bị (Sửa chữa, nối mạng điện, lắp đặt thiết bị vào mạch điện, dây dẫn điện bị đứt).
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ và vật liệu (tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ)
GV hỏi: Có các loại mối nối nào?
GV hỏi: Một mối nối tốt cần đảm bảo những yêu càu gì?
Dẫn điện tốt, độ bền cơ học cao, an toàn, đảm bảo mỹ thuật.
Tích hợp sử dụng NLTK & HQ
Giải thích vì sao mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tiết kiệm đượng điện năng tiêu thụ?
GV giải thích: Do tiếp xúc tốt, điện trở tại chỗ mối nối nhỏ, tổn hao vì nhiệt nhỏ, tiết kiệm được năng lượng điện tốt nhất.
HS trả lời
Hoạt động 3: Nội dung và trình tự thực hành
Hoạt động 4: Nhận xét tự đánh giá (liên hệ giáo dục sử dụng NLTK & HQ)
VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: -Biết quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
-Hiểu vài trò của điện năng trong đời sống và trong sản xuất.
2.Kĩ năng : Quan sát, phân tích quy trình sản suất điện năng.
3.Thái độ : Rèn tính cẩn thận, biết tiết kiệm điện năng, có ý thức bảo vệ môi trường.Tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học tập.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :chuẩn bị cho cả lớp: Tranh vẽ nhà maý nhiệt điện, thủy điện, sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện , nhà máy thủy điện .bài tập điền từ trang 114
2.Học sinh : Đọc trước bài 32 SGK
Gợi ý dạy học tích hợp
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về điện năng và sản xuất điện năng
GV giới thiệu khái niệm điện năng
- Tìm hiểu khái niệm về điện năng và sản xuất điện năng
-Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng
-Được sản suất từ các nhà máy điện.
-Làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV :Chức năng của nhà máy điện là biến đổi các dạng năng lượng như : Nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời thành điện năng
-Cả lớp lắng nghe GV hướng dẫn
-HS làm việc và thảo luận theo nhóm rồi 2 em lên bảng hòan thành trên bảng .
-Nhà máy nhiệt điện
Nhiệt năng của than, khí đốt đun nóng nước để biến nước thành hơi. Hơi nước ở nhiệt độ cao áp suất mạnh, làm quay bánh xe của tua pin hơi. Tua pin hơi làm quay máy phát điện phát điện năng.
-Nhà máy thuỷ điện : Thuỷ năng của dòng nước làm quay bánh xe tua bin nước. Tua bin nước làm quay máy phát điện phát điện năng.
-Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS hoạt động cá nhân rồi trả lời:năng lượng mặt trời , năng lượng gió
- Điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng: nhiệt năng thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, gió
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền tải điện năng
-HS hoạt động cá nhân rồi trả lời theo sự hiểu biết.
-HS hoạt động cá nhân rồi trả lời.
-Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng điện bằng dây dẫn điện .
-Chức năng của đường dây điện là truyền tải điện năng.
-Cả lớp chú ý lắng nghe.
-Trả lời cá nhân:Điện áp đang sử dụng là 220V
- Cả lớp chú ý lắng nghe GV giới thiệu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của điện năng.
-HS thảo luận theo nhóm nhỏ rồi cử đại diện lên hoàn thành theo yêu cầu của GV.
-HS lên bảng hòan thành theo yêu cầu của GV.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS hoạt động cá nhân rồi trả lời về vai trò của điện năng .
Hoat động 4 : Tổng kết
-Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc
-HS hoạt động cá nhân rồi trả lời theo sự chỉ định
. Nhấn mạnh: điện năng được sử dụng từ thế kỉ thứ XVIII và góp phần phát triển mạnh mẽ các ngành khác trong nền kinh tế .
- Điện năng là gì ?
-Điện năng mà ta đang sử dụng được sản suất từ đâu?
- Treo tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện đặt câu hỏi: chức năng chính của nhà maý phát điện ( như lò hơi, lò phản ứng hạt nhân, đập nước, tua bin, máy phát điện ) là gì ?
-Hướng dẫn HS tóm tắt quy trình sản xuất điện năng trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện.
-Cho 2 HS lên hoàn thành
Cho HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
Giới thiệu :Về quá trình sản xuất nhà máy điện nguyên tử.
-Ngoài ra còn có trạm phát điện dùng dạng năng lượng gì?
Điện năng được ản xuất từ các nguồn năng lượng nào? -> Tiết kiệm điện năng là tiết kiệm nguyên liệu để tạo ra điện năng, bảo vệ môi trường.
-Đặt câu hỏi chuyển ý :Điện năng được truyền tải như thế nào?
-Em hãy kể tên một số nhà máy điện trong nước mà em biết? GV thông báo: nhà máy thủy điện Hàm Thuận 300MW, thủy điện Đa Nhim 175MW, nhiệt điện Phả Lại 600MW và đặt câu hỏi :
-Các nhà máy điện thường xây dựng ở đâu ?
-Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng điện ( Thành phố, các trung tâm công nghiệp nông thôn,. ) như thế nào ?
-Vậy chức năng của đường dây dẫn điện là gì?
-Giới thiệu :về đường dây truyền tải điện áp cao.
-Đặt câu hỏi:Điện áp trong lớp học, trong gia đình chúng ta đang sử dụng là bao nhiêu vôn? ---Giới thiệu về đường dây truyền tải điện áp thấp
Vậy điện năng có vai trò gì?
- Để thấy rõ tầm quan trọng của điện năng GV gợi ý và yêu cầu HS cho ví dụ trong các lĩnh vực kinh tế, trong đời sống sản xuất, trong đời sống và gia đình
-Treo bài tập điền từ lên bảng gọi 2-3 HS lên bảng hòan thành .
-Cho HS khác nhận xét, bổ sungGV nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời cho HS .
-Vậy điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm điện năng trong gia đình, trong trường học...
-Yêu cầu một vài HS đọc nội phần ghi nhớ
- Chức năng của nhà máy điện, của đường dây dẫn điện là gì? Điện năng có vai trò gì trong sản suất và đời sống .
4. Dặn dò: Các em về nhà học kĩ: Chức năng của nhà máy điện, đường dây dẫn điện.Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Chuẩn bị: Vì sao xảy ra tai nạn điện ? Nêu một số biện pháp an tòan điện .
4. Một số câu hỏi về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4.1. Câu hỏi tự luận
Câu 1: ( Lớp 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Trong gia đình điện năng dùng để làm gì? Điện năng có vai trò gì trong phát triển sản xuất?
Câu 2: ( Lớp 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Để giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm người ta thường bớt sử dụng các thiết bị nào?
Câu 3: ( Lớp 9 – Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện)
Giải thích vì sao khi mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tiết kiệm được điện năng tiêu thụ?
Câu 4: ( Lớp 9 – Bài 7: Lắp đặt mạng điện đèn ống huỳnh quang)
Vì sao trong thực tế người ta hay dùng đèn ống huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt?
Câu 5: ( Lớp 8 – Bài 58: Thiết kế mạch điện)
Nếu không thiết kế mạch điện đúng yêu cầu kỹ thuật thì có ảnh hưởng như thế nào đến tiêu thụ điện năng?
Câu 6: ( Lớp 8 – Bài 41: Đồ dùng loại điện – nhiệt: Bàn là điênh)
Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì?
Câu 7: ( Lớp 8 – Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện)
Căn cứ vào cấu tạo của vỏ nồi em hãy giải thích vì sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện?
Câu 8: ( Công nghệ 8 – Bài 26: Mối ghép tháo được)
Vì sao nói dùng mối ghép tháo được là tiết kiệm điện năng?
Câu 9: ( Công nghệ 8 – Bài 30: Biến đổi chuyển động)
Hãy so sánh về mặt sử dụng năng lượng hiệu quả qua việc truyền chuyển động từ nguồn động lực đến máy công tác qua hệ thống dây đai, xích với việc sử dụng trực tiếp từ nguồn động lực để máy công tác có cùng tốc độ.
Câu 10: ( Bài 32. Công nghệ 8: Vai trò của điện năng trong kỹ thuật và đời sống)
Năng lượng điện sản xuất từ đâu? Vì sao phải tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng?
Khi truyền tải điện năng đi xa, người ta thường nâng cao điện áp nhằm mục đích gì? Giải thích?
Câu 11: ( Công nghệ 8 – Bài 6: Vật liệu kỹ thuật điện)
Vì sao trong các máy điện lõi thép thường dùng các lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép cách điện với nhau?
Câu 12: ( Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện)
Vì sao phải phân loại đồ dùng điện thành nhóm các đồ dùng điện tiêu thụ công suất lớn và nhóm đồ dùng điện tiêu thụ công suất nhỏ?
Biết được số liệu kỹ thuật của các đồ dùng điện có vai trò gì trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng điện?
Câu 13: ( Công nghệ 8 – Bài 38: Đồ dùng điện quang – Đèn sợi đốt)
Vì sao chỉ dụng đèn sợi đốt khi cần thiết?
Sử dụng đèn sợi đốt có hạn chế gì về mặt tiêu thụ năng lượng điện?
Câu 14: ( Công nghệ 8 – Bài 39: Đèn huỳnh quang)
Vì sao nói: Sử dụng đèn huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang lại tiết kiệm được năng lượng điện.
Câu 15: ( Công nghệ 8 – Bài 41: Đồ dùng loại điện nhiệt – Bàn là điện)
Bàn là điện thuộc nhóm đồ dùng điện loại nào? Nên sử dụng bàn là điện như thế nào để tiết kiệm được năng lượng điện?
Câu 16: ( Công nghệ 8 – Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện)
Vì sao trong bếp điện và nồi cơm điện thường có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ?
Sử dụng bếp điện trong thời gian nào là góp phần tiết kiệm năng lượng điện?
Câu 17: ( Công nghệ 8 – Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ – Quạt điện máy bơm nước)
Vì sao nói: Quạt điện nếu sử dụng đúng điện áp định mức thì tiết kiệm được năng lượng điện?
Câu 18: ( Công nghệ 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Vì sao phải sử dụng hợp lý điện năng?
Vì sao phải hạn chế sử dụng các loại đồ dùng điện có công suất lớn như bàn là điện, bếp điện, máy điều hòa không khí trong giờ cao điểm?
Câu 19: ( Công nghệ 9 – Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện)
Giải thích vì sao phải lựa chọn dây dẫn điện có kích thước phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị khi thiết kế mạch điện?
Câu 20: ( Công nghệ 9 – Bài 8: Thực hành lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn)
Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn thường sử dụng trong trường hợp nào? Có tiết kiệm được điện năng tiêu thụ không?
Câu 21: ( Công nghệ 9 – Bài 7: Thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang)
Giải thích vì sao sử dụng đèn ống huỳnh quang lại tiết kiệm được năng lượng điện? Sử dụng loại đèn này trong trường hợp nào là hợp lý?
Câu 22: ( Công nghệ 9 – Bài 1: Giới thiệu nghề sửa chữa xe đạp)
Vì sao nói sử dụng xe đạp là góp phần tiết kiệm năng lượng?
4.2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: (Lớp 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Hãy phân tích các việc làm dưới đây và ghi chữ LP (lãng phí điện năng), chữ TK (tiết kiệm điện năng) vào ô trống.
- Tan học không tắt đèn phòng học
- Khi xem ti vi, tắt đèn bàn học tập
- Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm
- Khi ra khỏi nhà tắt điện các phòng
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào trước câu trở lời đúng:
Sử dụng hợp lý điện năng gồm:
a. Giảm bớt dùng điện trong giờ cao điểm.
b. Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất thấp để tiết kiệm điện năng.
c. Không sử dụng lãng phí điện năng.
d. Sử dụng cảm biến hiện diện.
Câu 3: (Lớp 9 – Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện)
Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Nếu một mối nối.sẽ dễ xảy ra làm . hoặc phát sinh tia lửa điện làm . gây hỏa hoạn và .. điện năng.
Câu 4: (Lớp 9 – Bài 8: Thực hành Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn)
Hãy chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau:
Lắp đặt mạng điện đúng quy trình, đảm bảo yeu cầu kỹ thuật có tác dụng:
a. Mạch điện đảm bảo thông mạch
b. Không tiết kiệm được nguyên liệu lắp đặt
c. Giảm tiêu thụ điện năng
Câu 5: (Công nghệ 8 – Bài 36: Vật liệu lỹ thuật Điện)
Để giảm tổn thất năng lượng điện trên các máy điện người ta phải chế tạo lõi thép của roto và stato như thế nào?
Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau.
a. Dùng thép đúc thành khối
b. Dùng nhôm đúc thành khối
c. Dùng đồng đúc thành khối
d. Dùng nhiều lá thép kỹ thuật điện mỏng, ghép cách điện với nhau
Câu 6: (Công nghệ 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Sử dụng các đồ dùng điện nào trong giờ cao điểm là hợp lý?
Khoanh vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng trong các câu sau.
a. Dùng bàn là điện, bếp điện
b. Dùng các loại máy điều hòa không khí
c. Dùng các loại đồ dùng có công suất nhỏ
d. Dùng tất cả các đồ dùng điện
Câu 7: (Bài 38: Đồ dùng loại điện nhiệt – Đèn sợi đốt)
Gia đình em sử dụng lưới điện có điện áp 220V, để sử dụng ánh sáng học tập chọn loại bóng đèn có số liệu nào là hợp lý, tiết kiệm được điện năng?
Khoanh vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng trong các câu sau.
A. Bóng đèn sợi đốt có số liệu kỹ thuật: 220V-200W
B. Bóng đèn huỳnh quang có số liệu kỹ thuật: 220V-40W
C. Bóng đèn sợi đốt có số liệu kỹ thuật: 220V-60W
D. Bóng đèn sợi đốt có số liệu kỹ thuật: 110V-40W
E. Bóng đèn sợi đốt có số liệu kỹ thuật: 220V- 40W
G. Bóng đèn huỳnh quang có số liệu kỹ thuật: 220V- 5W
Câu 8: (Công nghệ 8 – Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng)
Để giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm không nên sử dụng các loại đồ dùng điện nào? Đánh dâu (x) vào ô trống ở đầu các thiết bị hạn chế dùng trong giờ cao điểm?
Lò xo điện
Điều hòa không khí
Đèn sợi đốt
Bàn là điện
Tủ lạnh
Động cơ điện công suất lớn
Đèn cao áp
Đèn compact huỳnh quang
Câu 9: Để sử dụng hợp lý điện năng trong giờ cao điểm nên dùng các loại bóng đèn nào sau đây? Đánh dấu (x) vào ô trống ở đầu các loại đèn dùng trong giờ cao điểm?
Đèn huỳnh quang
Đèn compact huỳnh quang
Đèn sợi đốt
Đèn cao áp thủy ngân
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_8_bai_48_su_dung_hop_li_dien_nang.doc