A. Mục tiêu:
1.KT: - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện
2.KN:- Lắp được mạch điện đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện và làm việc theo qui trình.
3.TĐ: - Say mê hứng thú ham thích môn học có tính làm việc theo qui trình.
B. Chuẩn bị:
- GV: + Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thước kẻ, bút chì,
+Vật liệu và thiết bị: bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, bóng đèn , đui đèn, công tắc 3 cực, cầu chì.
+ Máy chiếu.
- HS: Một số dụng cụ và vật liệu thiết bị điện.
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, hợp tác nhóm, hướng dẫn luyện tập thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. (Không KT.)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Mạch điện chiếu sáng dùng công tắc 3 cực rất đa dạng, nhưng mạch điện em thường gặp là mạch điện cầu thang. Để hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, lắp đặt được mạch điện cầu thang chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài thực hành hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Tiết 22, Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 - Bài 9. Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
A. Mục tiêu:
1.KT: - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện
2.KN:- Lắp được mạch điện đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện và làm việc theo qui trình.
3.TĐ: - Say mê hứng thú ham thích môn học có tính làm việc theo qui trình.
B. Chuẩn bị:
- GV: + Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thước kẻ, bút chì,
+Vật liệu và thiết bị: bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, bóng đèn , đui đèn, công tắc 3 cực, cầu chì.
+ Máy chiếu.
- HS: Một số dụng cụ và vật liệu thiết bị điện.
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, hợp tác nhóm, hướng dẫn luyện tập thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. (Không KT.)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Mạch điện chiếu sáng dùng công tắc 3 cực rất đa dạng, nhưng mạch điện em thường gặp là mạch điện cầu thang. Để hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, lắp đặt được mạch điện cầu thang chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học. ( 5’ )
GV: Nêu mục tiêu bài học.
HS: Tiìm hiểu, ghi nhớ.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS: Trình bày sự chuẩn bị của nhóm mình.
GV chiếu phần I. Giới thiệu chung, gồm dụng cụ, vật tư thiết bị. HS quan sát, ghi nhớ.
* Mục tiêu.
- Sgk.
* Chuẩn bị.
I.Giới thiệu chung
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hiện. ( 35’ )
GV: Tiến hành tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung, trình tự lắp đặt mạch điện.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn và y/c của GV.
GV chiếu phần II. HS thảo luận nhóm theo y/c, sau đó một nhóm trả lời nội dung đã thống nhất, các nhóm khác bổ xung.
- Chiếu nội dung hoạt động khi đèn sáng, khi đèn không sáng, HS quan sát, ghi chép.
GV: Tiến hành hướng dẫn HS tìm hiểu cách vẽ sơ đồ mạch điện bảng điện.
GV chiếu phần vẽ sơ đồ lắp đặt. HS quan sát nhanh, sau đó thảo luận nhóm bàn, nêu các nội dung từng bước vẽ sơ đồ lắp đặt theo câu hỏi hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn HS các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.
HS: Trả lời các câu hỏi các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.
GV: Bổ sung, thống nhất các ý kiến của HS.
HS: Ghi nhớ cách vẽ sơ đồ. Quan sát màn hình, vẽ vào vở.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện lắp đặt mạch điện.
GV chiếu trình tự các bước lắp đặt mạch điện. HS trả lời các câu hỏi nêu các bước. Sau đó, trả lời các câu hỏi nêu nội dung từng bước.
HS: Quan sát, trả lời câu hỏi.
? Khi lắp đặt mạch điện ta thực hiện theo mấy bước ? Đó là những bước nào ?
? Nội dung của từng bước?
HS: Thảo luận nhóm bàn, trả lời, nhận xét.
HS: Thực hiện theo nhóm, quan sát, tìm hiểu, ghi nhớ trình tự thao tác.
GV chiếu cách nối dây vào công tắc ba cực, nêu yêu cầu thực hành nối dây dẫn vào công tắc ba cực các nhóm đã chuẩn bị.
GV: Quan sát, uốn nắn các thao tác thực hiện của HS, nhận xét.
II.Phần thực hành
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý.
O A
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
B1:- Vẽ đường dây nguồn.
A
O
B2: - Xác định vị trí đặt bảng điện, bóng đèn.
A
O
B3: - Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
B4: - Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lý.
A
O
2. Lắp đặt mạch điện.
- Vạch dấu.
- Khoan lỗ.
- Lắp thiết bị điện của bảng điện.
- Nối dây mạch điện.
- Kiểm tra.
* Chú ý khi lắp mạch điện:
- Cầu chì và công tắc đựơc mắc ở dây pha.
- Các mối nối phải được bọc cách điện.
4.Củng cố. ( 3’ )
- Sử dụng sơ đồ tư duy : HS trả lời câu hỏi hệ thống bài :
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị ?
+ Lập sơ đồ : Sơ đồ nguyên lý: cách nối dây công tắc, hoạt động ?
Sơ đồ lắp đặt : các bước vẽ sơ đồ ?
+ Quy trình thực hiện lắp đặt mạch điện ?
5. Dặn dò. ( 1’ )
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Thực hiện nội dung : Lập bảng dự trù (SGK)
- Chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành cho tiết sau : Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( tiếp theo ).
............................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_9_tiet_22_bai_9_thuc_hanh_lap_mach.doc