Bài dạy: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a0)
Tuần 12, TPPCT 23
I.MỤC TIÊU :
HS hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b khác 0 và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
HS vẽ được đồ thị của hàm số y = ax + b.
II.CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ : hệ trục toạ độ Oxy, bảng bt ?2 / SGK, hình 7
HS : Xem trước bài học này ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1- Kiểm tra :
1) Biểu diễn các điểm A, B, C, A, B, C (bt?1 bài 3)
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 23: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a¹0)
Tuần 12, TPPCT 23
Ngày soạn: 18/11/2007
ngày dạy: 19/11/2007
I.MỤC TIÊU :
@ HS hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b khác 0 và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
@ HS vẽ được đồ thị của hàm số y = ax + b.
II.CHUẨN BỊ : Ä GV : Bảng phụ : hệ trục toạ độ Oxy, bảng bt ?2 / SGK, hình 7
@ HS : Xem trước bài học này ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1- Kiểm tra :
1) Biểu diễn các điểm A, B, C, A’, B’, C’ (bt?1 bài 3)
2- Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Trên cùng một mặt phẳng toạ độ, xét riêng mỗi cặp điểm (A và A’); ( B và B’) ; (C và C’) ta thấy hoành độ của chúng ntn?
* Ta thấy tung độ của các điểm A’, B’, C’ ntn s/v tung độ của mỗi điểm tương ứng A, B, C ?
* GV gọi từng hs lần lượt lên làm bt ?2 / SGK.
* GV treo bảng phụ hình 7 / SGK.
+ Xét hoành độ bất kì thì tung độ y của điểm thuộc hàm số y = 2x + 3 đều lớn hơn tung độ y tương ứng của điểm thuộc hàm số y = 2x bao nhiêu đơn vị?
+ Ta đã biết đồ thị của hàm số y = 2x có dạng nào?
+ Qua nhận xét trên ta thấy đồ thị của hàm số y = 2x + 3 có dạng nào?
* Bài tập ?1 / SGK
+ Chúng có cùng tung độ.
+ Tung độ của các điểm A’, B’, C’ đều lớn hơn tung độ của mỗi điểm tương ứng A, B, C là 3 đơn vị.
* Bài tập ?2 / SGK
+ Từng hs lần lượt lên điền bảng.
+ Tung độ của điểm thuộc hàm số y = 2x + 3 đều lớn hơn tung độ tương ứng của điểm thuộc hàm số y = 2x là 3 đơn vị.
+ Đồ thị của hàm số y = 2x là đường thẳng đi qua góc toạ độ O.
+ Đồ thị của hàm số y = 2x + 3 cũng là đường thẳng đi qua điểm 3 trên tung độ.
1) Đồ thị của hàm số y = ax + b (a 0)
Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là đường thẳng :
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b;
- Song song với đường thẳng y = ax , nếu b0; trùng với đường thẳng y=ax nếu b = 0.
* Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b; b được gọi là tung độ góc của đường thẳng.
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
+ Khi b = 0 thì của hàm số y = ax + b trở thành dạng nào?
à Đồ thị hám số y = ax có dạng nào?
* Gv giói thiệu cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b như SGK.
+ Khi b = 0 thì y = ax.
Đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua góc toạ độ O(0;0) và điểm A(1;a).
* Bài tập ?3 / SGK
2) Cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+ b ( a0).
+ Khi b = 0 thì y = ax. Đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua góc toạ độ O(0;0) và điểm A(1;a).
+ Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (khi b 0 ) :
*Bước 1:
Cho x = 0 thì y = b ta được điểm P(0;b) nằm trên trục tung.
Cho y = 0 thì , ta được điểm thuộc trục hoành Ox.
*Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q ta được đồ thị của hàm số y = ax + b.
3- Củng cố :
Ä Bài tập 15 / SGK.
4-Lời dặn :
ð Xem thật kỹ cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b.
ð BTVN : 16, 17 , 18 / SGK.
File đính kèm:
- DS9_tiet 23.doc