Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 41 đến tiết 56

I. MỤC TIÊU.

 1. Về kiến thức: HS hiểu khái niệm phương trình một ẩn, nghiệm của phương trình một ẩn, biết ghi tập hợp nghiệm của phương trình một ẩn., khái niệm phương trình tương đương.

 - Biết được một giá trị của ẩn có là nghiệm hay không là nghiệm của phương trình đã cho.

 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biến đổi đồng nhất các biểu thức và tính giá trị của biểu thức .

 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ, phấn màu

HS : Bảng nhóm, bút dạ

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc51 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 41 đến tiết 56, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn 29/12/2012 Ngày giảng 03/1/2013 CHƯƠNG III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN TIẾT 41 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: HS hiểu khái niệm phương trình một ẩn, nghiệm của phương trình một ẩn, biết ghi tập hợp nghiệm của phương trình một ẩn., khái niệm phương trình tương đương. - Biết được một giá trị của ẩn có là nghiệm hay không là nghiệm của phương trình đã cho. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biến đổi đồng nhất các biểu thức và tính giá trị của biểu thức . 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu phương trình một ẩn GV: Cho HS tự đọc SGK (5) GV: Giới thiệu: Đẳng thức A(x)=B(x) gọi là một phương trình ẩn x , vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.. GV: Giới thiệu ví dụ 1 SGK 2x+1=x là phương trình ẩn x. 2t -5=3(3-4t)-7 là phương trình ẩn t GV: Cho HS làm ?1 SGK Hãy cho ví dụ về : Phương trình ẩn y Phương trình ẩn u GV: Gọi HS nhận xét rồi đưa ra nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghiệm của phương trình. GV: Cho HS làm ?2 SGK GV: Gọi HS đọc đề bài GV: Hướng dẫn Đặt A(x) = 2x+5 , B(x) = 3(x-1)+2 Thay x=6 vào các biểu thức A(x) và B(x) rồi tính GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Đánh giá cho điểm. GV: Khi x= 6 thì hai vế phương trình nhận cùng một giá trị. Ta gọi x=6 thoả mãn phương trình đã cho và gọi là một nghiệm của phương trình đã cho. GV: Cho HS làm ?3 SGK GV: Viết đề bài lên bảng phụ và yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ thảo luận. GV: Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, đánhgiá. GV: Cho HS đọc chú ý SGK(5) GV: Cho HS đọc ví dụ 2 SGK GV: Giải thích vì sao phương trình x2= -1 vô nghiêm. Hoạt động 3: Giải phương trình. GV: Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Kí hiệu tập nghiệm bởi S GV: Ví dụ: Phương trình x2=1 có hai nghiệm là x=1 và x=-1 Þ PT có tập nghiệm là S={-1;1} GV: Cho HS làm ?4 SGK GV: Viết đề bài vào bảng phụ GV: Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ GV: Đánh giá, nhận xét. GV: Giải phương trình là đi tìm tăt cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó. Hoạt động 4: Phương trình tương đương. GV: Phương trình x= -1 có t/no {-1} Phương trình x+1=0 cũng có t/no {-1} Ta gọi hai phương trình ấy tương đương với nhau. GV: Hai phương trình như thế nào gọi là tương đương? GV: Kí hiệu tương đương: Û Chẳng hạn: x+1=0 Û x = -1 Củng cố GV: Cho HS làm bài 1 SGK (6) GV: Gọi 3 HS lên bảng làm GV: Hướng dẫn Đặt A(x)= 4x-1 B(x) = 3x-2 Thay x= -1 vào các biểu thức A(x) và B(x) Tính A(-1), B(-1) So sánh A(-1) và B(-1) + Nếu A(-1)=B(-1) thì x= -1 là no của PT + Nếu A(-1) ¹ B(-1) thì x= -1 không là no của PT. GV: Goi HS nhận xét. GV: Đánh giá và cho điểm. GV: Cho HS làm bài 3 SGK(6) GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời. GV: Chốt lại bài. GV: Cho HS làm bài 4 SGK(7) GV: Chuẩn bị đề bài ra bảng phụ rồi phát cho các nhóm . GV: Thu bảng nhóm và treo lên bảng rồi nhận xét. GV: Cho HS làm bài 5 SGK(7) GV: Cùng HS chữa GV: Tìm tập nghiệm của PT: x=0 GV: Tìm tập nghiệm của PT: x(x-1)=0 GV: So sánh hai tập nghiệm rồi đưa ra kết luận. HS đọc SGK (5) HS làm ?1 SGK HS lấy ví dụ Chẳng hạn: y2-3y+6=2(4-y) u-3u3=5u+3 HS nhận xét HS làm ?2 SGK HS lên bảng làm Với x=6, ta có: A(6) = 2.6+5 =17 , B(6) =3(6-1)+2 =17 HS nhận xét. HS ghi bài HS làm ?3 SGK Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. Đại diện nhóm 1 Đặt A(x) = 2(x+2)-7 B(x) = 3 – x Với x= -2: A(-2) = 2.(-2+2)-7 = -7 B(-2) = 3 –(-2) = 7 Suy ra A(-2) ¹ B(-2) nên x= -2 không thoả mãn pt Đại diện nhóm 2 Làm tương tự , x = 2 là nghiệm của pt đã cho. HS nhận xét. HS đọc chú ý SGK(5) HS đọc ví dụ 2 SGK HS trả lời vì x2 ³ 0 với mọi x ,còn -1< 0 HS nghe và ghi vở HS làm ?4 SGK HS lên bảng điền S = {2} S = Æ HS theo dõi HS trả lời: Hai PT có cùng một tập hợp nghiệm là hai phương trình tương đương. HS làm bài 1 SGK (6) 3 HS lên bảng làm a) Đặt A(x)= 4x-1 B(x) = 3x-2 Với x= -1, ta có : A(-1)=4.(-1)-1 = -5 B(-1)= 3.(-1)-2= -5 suy ra A(-1)=B(-1) . Vậy x=-1 là no của PT đã cho. HS làm tương tự b) x= -1 không là nghiệm của PT đã cho c) x= -1 là nghiệm của phương trình đã cho HS nhận xét. HS làm bài 3 SGK(6) HS trả lời: S = R HS làm bài 4 SGK(7) HS thảo luận nhóm và thực hiện nối kết quả trên bảng phụ Kết quả: (a) – (2) ; (b) – (3) ; (c) – (-1) HS làm bài 5 SGK(7) HS làm theo hướng dẫn của GV PT x=0 có tập nghiệm S = {0} PT x(x-1) có tập nghiệm S’ ={0;1} Ta thấy : S ¹ S’ nên hai PT đã cho không tương đương Hướng dẫn về nhà Xem lại bài Làm các bài tập: 1-9 SBT(3,4) Ký duyệt ---------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 21 Ngày soạn 3/1/2013 Ngày giảng 7/1/2013 TIẾT 42 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình ( Quy tăc chuyển vế , quy tắc nhân với một số) - HS hiểu được cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được 2 quy tắc biến đổi phương trình và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn vào làm bài tập. 3. Về thái độ: -HS tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Cho HS chữa bài 2 SGK GV: Gọi 3 HS lên bảng làm mỗi HS kiểm tra một giá trị GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm 3. Bài mới Hoạt động 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn GV: Thế nào là PT bậc nhất một ẩn? GV: Cho HS bài tập 7 SGK Đánh dấu X vào PT là phương trình bậc nhất một ẩn trong các PT cho trong bảng ? Phương trình PT bậc nhất a. 1 + x =0 b. x+ x2 = 0 c. 1- 2t = 0 d. 3y = 0 e. -3 = 0 Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc biến đổi phương trình Hoạt động 2.1: Quy tắc chuyển vế GV: Cho HS đọc SGK (8) GV: Trong 1 PT , ta có thể thực hiện quy tắc biến đổi nào? GV: Quy tắc trên gọi là quy tắc chuyển vế GV: Cho HS làm ?1 SGK GV: Viết đề bài lên bảng GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. Hoạt động 2.2: Quy tắc nhân với một số GV: Cho HS đọc SGK( 8) GV: Trong 1 PT, ta có thể thực hiện quy tắc biến đổi nào nữa ? GV: Cho HS làm ?2SGK GV: Viết đề bài lên bảng phụ và yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm nhỏ . GV: Gọi đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, đánhgiá và cho điểm. Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. GV: Ta thừa nhận: Từ một PT, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một PT mới tương đương với PT đã cho. GV: Treo bảng phụ viết ví dụ 1 SGK và giới thiệu Ví dụ 1: Giải phương trình 3x- 9= 0 Giải: 3x-9=0 Û 3x= 9 ( Chuyển -9 sang vế phải và đổi dấu) Û x=3 ( Chia cả hai vế cho 3) Kết luận : PT có nghiệm duy nhất là x=3 GV: Giới thiệu ví dụ 2 như SGK Giải phương trình: 1- x=0 GV: Giới thiệu cách giải PT ax+b=0 ( a¹ 0) và ghi lên bảng. ax+b= 0 Û ax= -b Û x = Vậy PT ax+b=0 luôn có nghiệm duy nhất x = GV: Cho HS làm ?3 SGK GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Đánh giá, nhận xét. 4. Củng cố Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập. GV: Cho HS làm bài 8 SGK (10) GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một phần. GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày GV: Goi HS nhận xét. GV: Đánh giá và cho điểm. HS chữa bài 2 SGK 3 HS lên bảng làm Đặt A(t)= (t+2)2 B(t) = 3t+4 HS 1: Với t=-1, ta có: A(-1)= (-1+2)2= 1 B(-1) = 3(-1)+4 = 1 suy ra A(-1)=B(-1) nên t=-1 là nghiệm của PT đã cho. HS 2: Làm tương tự, t=0 là nghiệm của PT đã cho HS 3: Làm tương tự , t= 1 không là nghiệm của PT đã cho HS nhận xét. HS trả lời: PT dạng ax+b=0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là PT bậc nhất một ẩn. HS: Phương trình PT bậc nhất a. 1 + x =0 X b. x+ x2 = 0 c. 1- 2t = 0 X d. 3y = 0 X e. -3 = 0 HS đọc SGK (8) HS : Trong 1PT, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó. HS làm ?1 SGK 3HS lên bảng làm x-4 = 0 Û x=4 +x = 0 Û x = - 0,5 -x= 0 Û 0,5 = x Û x = 0,5 HS nhận xét. HS đọc SGK(8) HS : Trong một PT, ta có thể nhân (hoặc chia ) cả hai vế với cùng một số khác 0 HS làm ?2 SGK Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày. a)Đại diện nhóm 1 2. = 2.(-1) x = -2 b) Đại diện nhóm 2 0,1.x=1,5 0,1x: 0,1= 1,5: 0,1 x=15 c) Đại diện nhóm 3 - 2,5x = 10 - 2,5x: (-2,5) = 10: (-2,5) x= -4 HS nhận xét. HS nghe và ghi vở HS theo dõi và ghi vở 1- x=0 Û - x= -1 Û x= (-1) (-) Û x= Vậy tập nghiệm của PT là S = {} HS theo dõi và ghi vở HS làm ?3 SGK HS lên bảng làm -0,5x+2,4=0 Û x = Û x = 4,8 Vậy PT đã cho có tập nghiệm S = {4,8} HS làm bài 8 SGK (10) HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày Kết quả: x=5 x= -4 x = 4 x= -1 5. Hướng dẫn về nhà Xem lại bài, Làm các bài tập: 10-18 SBT(4,5) ---------------------------------------------------------------------- Tuần 21 Ngày soạn 3/1/2013 Ngày giảng 10/1/2013 TIẾT 43 PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0 I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: HS hiểu hai quy tắc biến đổi phương trình ( quy tăc chuyển vế , quy tắc nhân với một số), cách giải phương trình bậc nhất một ẩn ax+b=0 (a¹ 0) - Hiểu được cách giải các dạng phương trình đưa được về PT bậc nhất một ẩn. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biến đổi tương đương phương trình . 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập, rèn đức tính kỉ luật khi làm việc. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Cho HS chữa bài 16 SBT(5) GV: Gọi 4 HS lên bảng làm mỗi HS làm một phần 3x+1=7x-11 5-3x = 6x+7 11-2x = x-1 15 -8x = 9 -5x GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm 3. Bài mới GV: Chỉ xét các PT mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn, không chứa ẩn ở mẫu và có thể đưa được về dạng ax+b= 0 hoặc ax= -b Hoạt động 1: Tìm hiểu cách giải Hoạt động 1.1: Dạng không chứa mẫu. GV: Treo bảng phụ viết ví dụ 1 SGK Giải PT: 2x – (3-5x) = 4(x+3) Lời giải: 2x -(3-5x) = 4(x+3) (Bước 1) Û 2x- 3+5x = 4x +12 (Bước 2) Û 2x+5x-4x = 12+3 (Bước 3) Û 3x = 15 (Bước 4) Û x= 5 GV: Các bước giải ở ví dụ trên ta thực hiện như thế nào ? GV: Chốt lại cách làm. GV: Cho HS làm bài tập củng cố Giải phương trình: 5 – (x-6) = 4(3-2x) GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. Hoạt động 1.2: Dạng có chứa mẫu GV: Treo bảng phụ viết ví dụ 2 SGK Giải PT: Lời giải: (Bước 1) Û (Bước 2) Û 10x- 4+ 6x = 6 + 15 -9x (Bước 3) Û 10x+6x+9x = 6+15+4 (Bước 4) Û 25x = 25 (Bước 5) Û x = 1 GV: Các bước giải ở ví dụ trên ta thực hiện như thế nào ? GV: Chốt lại cách làm. Hoạt động 3: Áp dụng GV: Cho HS tự đọc ví dụ 3 SGK GV: Cho HS làm ?2 SGK GV: Gọi 1HS lên bảng làm GV: Hướng dẫn: MTC là 12 GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. GV: Gọi 1 HS đọc chú ý 1) SGK GV: Treo bảng phụ viết ví dụ 4 SGK rồi giới thiệu GV: Gọi 1HS đọc chú ý 2) SGK GV: Giới thiệu ví dụ 5 SGK x+1 = x-1 Û x-x = -1-1 Û 0.x= -2 Phương trình vô nghiệm GV: Giới thiệu ví dụ 6 SGK x+1 = x+1 Û x-x = 1-1 Û 0.x= 0 PTnghiệm đúng với mọi x hay PT có vô số nghiệm. 4. Củng cố GV: Cho HS làm bài 10 SGK GV: Treo bảng phụ viết đề bài và chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thảo luận một phần. GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày GV: Đánh giá cho điểm. GV: Cho HS làm bài 12( a,b) SGK GV: Gọi 2 HS lên bảng làm Hướng dẫn: a) b) MTC là 36 GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá và nhận xét. HS chữa bài 16 SBT(5) 4 HS lên bảng làm a) 3x+1=7x-11 Û 3x-7x= -11-1 Û -4x = -12 Û x= 3 b) 5-3x = 6x+7 Û -9x = 2 Û x = c) 11-2x = x-1 Û -3x = -12 Û x= 4 d) 15 -8x = 9 -5x Û -3x = -6 Û x = 2 HS nhận xét. HS suy nghĩ và trả lời Bước 1: Bỏ dấu ngoặc. Bước 2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế , các hằng số sang vế kia. Bước 3: Thu gọn Bước 4: Giải PT nhận được HS làm bài tập củng cố 1 HS lên bảng làm 5 – (x-6) = 4(3-2x) Û 5-x+6 = 12 -8x Û -x + 8x = 12-6 -5 Û 7x = 1 Û x = HS nhận xét. HS suy nghĩ và trả lời Bước 1: Quy đồng mẫu hai vế. Bước 2: Khử mẫu ở hai vế và bỏ dấu ngoặc Bước 3: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế , các hằng số sang vế kia. Bước 4: Thu gọn Bước 5: Giải PT nhận được HS nhận xét. HS đọc ví dụ 3 SGK HS làm ?2 SGK Û Û 12x-10x- 4 = 21- 9x Û 11x = 25 Û x = HS nhận xét HS đọc chú ý 1) SGK HS theo dõi và ghi vở Û (x-1)= 2 Û x= 4 HS đọc chú ý 2) SGK HS theo dõi ghi vở HS làm bài 10 SGK Đại các nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình a) 3x -6+x=9-x Û 3x+x-x = 9-6 Sai do chuyển vế – 6 không đổi dầu. Lời giải đúng: 3x -6+x=9-x Û 3x+x-x = 9+6 Û 3x =15 Û x =5 b) 2t -3 +5t = 4t + 12 Û 2t+5t- 4t= 12 -3 Sai do chuyển vế -3 không đổi dấu Lời giải đúng: 2t -3 +5t = 4t + 12 Û 2t+5t- 4t= 12 +3 Û 3t = 15 Û t = 5 HS làm bài 12( a,b) SGK 2 HS lên bảng làm a) Û 2(5x -2) = 3 (5- 3x) Û 19x = 19 Û x =1 b) Û = Û -2x = 5 Û x = HS nhận xét Ký duyệt 5. Hướng dẫn về nhà - Xem lại bài - Làm các bài tập: 11- 20 SGK ------------------------------------------------------------------------------ Tuần 22 Ngày soạn 10/1/2013 Ngày giảng 14/1/2013 TIẾT 44 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: - Củng cố cách giải PT bậc nhất một ẩn, cách giải PT đưa được về dạng ax+b=0, củng cố khái niệm nghiệm của PT 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biến đổi tương đương phương trình . 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập, rèn đức tính kỉ luật khi làm việc. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Cho HS chữa bài 12(c, d) SGK GV: Gọi 2HS lên bảng làm mỗi HS làm một phần c) d) 4(0,5-1,5x) = GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm 3. Bài mới Hoạt động 1: Giải phương trình GV: Cho HS làm bài 17(a,c,e,f) SGK Giải phương trình: 7+2x = 22 -3x c) x-12+4x = 25 +2x-1 e) 7 – (2x+4) = -(x+4) f) (x-1) – (2x-1) = 9-x GV: Gọi 4 HS lên bảng làm GV: Hướng dẫn - Bỏ dấu ngoặc (nếu có) - Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế , các hằng số sang vế kia. - Thu gọn và giải PT nhận được. GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. GV: Cho HS làm bài 18 SGK Giải phương trình: a) b) GV: Gọi 2HS lên bảng làm GV: Hướng dẫn: Bước 1: Quy đồng mẫu hai vế. Bước 2: Khử mẫu ở hai vế và bỏ dấu ngoặc Bước 3: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế , các hằng số sang vế kia. Bước 4: Thu gọn Bước 5: Giải PT nhận được GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. Hoạt động 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình. GV: Treo bảng phụ viết phương pháp giải. Bước 1: Chọn ẩn và xđ điều kiện cho ẩn Bước 2: Biểu thị các số liệu chưa biết qua ẩn. Bước 3: Tìm mối liên hệ giữa các số liệu để lập phương trình. Bước 4: Giải phương trình. Bước 5: Chọn kết quả thích hợp để trả lời. GV: Cho HS làm bài 15 SGK(13) GV: Gọi HS đọc đề bài. GV: Sau x giờ : - Ô tô đi được quãng đường bằng bao nhiêu km ? - thời gian mà xe máy đã đi là bao nhiêu giờ ? - quãng đường mà xe máy đi đựơc là bao nhiêu km? - khi hai xe gặp nhau thì quãng đường của hai xe có mối liên hệ gì? Như vậy, ta có PT như thế nào? GV: Hỏi : Tính thời gian mà ô tô đã đi cho tới khi gặp được xe máy? GV: Cho HS làm bài 16 SGK(13) GV: Treo bảng phụ vẽ hình 3 SGK (13) GV: Gọi HS đọc đề bài GV: Gọi HS lên bảng làm Hướng dẫn: - Tính khối lượng cân bên trái, bên phải. GV: Gọi HS nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm GV: Cho HS làm bài 19 SGK(13) GV: Treo bảng phụ viết đề bài và hình vẽ 4 SGK (14) GV: Gọi 3HS lên bảng làm Hướng dẫn: Biểu diễn diện tích S của các hình a), b), c) theo ẩn x . GV: Gọi HS nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm GV: Chốt lại hoạt động 2. 4. Củng cố: GV: Cho HS bài 14 SGK GV: Gọi HS trả lời GV: Nhận xét, đánh giá. HS chữa bài 12 SGK 2 HS lên bảng làm c) Û 35x-5+60x = 96-6x Û 101x = 101 Û x=1. d) 4(0,5-1,5x) = Û 6 – 18x = -5x +6 Û -13x = 0 Û x = 0 HS nhận xét. HS làm bài 17(a,c,e,f) SGK 4 HS lên bảng làm a) Û 2x+3x = 22-7 Û 5x = 15 Û x =3 c) Û x+4x-2x = 25-1+12 Û 3x = 36 Û x=12 e) Û 7-2x-4 = -x-4 Û -2x+x = -4-7 Û -x = -11 Û x=11 f) Û x-1 -2x+1=9-x Û x-2x+x =9+1-1 Û 0.x=9 PT vô nghiệm. HS nhận xét HS làm bài 18 SGK 2 HS lên bảng làm. a) 2x -3(2x+1) = x-6x Û 2x-6x-3 = x-6x Û 2x-6x-x+6x = 3 Û x = 3 b) Û 4(2+x) -10x= 5(1-2x) +5 Û 8+4x-10x = 5-10x+5 Û 4x = 2 Û x = 0,5 HS nhận xét. HS theo dõi và ghi vở. HS làm bài 15 SGK(13) HS đọc đề bài. HS trả lời : Sau x giờ : - Ô tô đi được 48x km - thời gian xe máy đã đi là (x+1) giờ. - quãng đường xe máy đi được: 32(x+1)km - khi hai xe gặp nhau thì quãng đường hai xe đi được là bằng nhau Do đó : 48x = 32(x+1) HS : Giải phương trình được x= 2 Vậy thời gian mà ô tô đã đi cho tới khi gặp xe máy là 2 giờ. HS làm bài 16 SGK(13) HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm - Cân bên trái có khối lượng: x+x+x+5=3x+5 - Cân bên phải có khối lượng: x+x+7 = 2x+7 Vì cân cân bằng nên ta có PT: 3x+5= 2x+7 HS nhận xét. HS làm bài 19 SGK(13) 3HS lên bảng làm a) Chiều dài của hình là : x+x+2 = 2x+2 Diện tích của hình a) là : 9(2x+2) Ta có PT: 9(2x+2) = 144 Û 2x +2 = 16 Û x = 7 b) Diện tích tam giác: S1= .6.5=15 Diện tích hình chữ nhật là S2= 6x Diện tích của hình b) là S = S1+S2 = 15+6x Ta có PT: 15+6x = 75 Û x= 10 c) Diện tích hình lớn là S1=12.x Diện tích hình nhỏ là S2=6.4 =24 Diện tích của hình c) là S = S1+S2 = 12x+24 Ta có PT: 12+24 = 168 Û 12x=144 Û x =12 HS nhận xét HS bài 14 SGK HS trả lời: x= 2 là nghiệm đúng PT (1) x= -3 là nghiệm đúng PT (2) x = -1 là nghiệm đúng PT (3) 5. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các bài toán đã chữa, làm bài tập 19-25 SBT(5,6,7) ---------------------------------------------------------------------------------- Tuần 22 Ngày soạn 10 /1/2013 Ngày giảng /1/2013 TIẾT 45 PHƯƠNG TRÌNH TÍCH I. MỤC TIÊU. 1.Về kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phương trình tích và cách giải phương trình tích 2. Về kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử và áp dụng vào việc biến đổi để giải phương trình 3. Về thái độ: HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và kỉ luật trong làm việc II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Cho HS làm ?1 SGK Phân tích đa thức thành nhâ tử P = (x2-1)+(x+1)(x-2) GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiêủ phương trình tích và cách giải. GV: Treo bảng phụ viết ?2 SGK GV: Gọi HS đọc đề bài và trả lời GV: Đánh giá và cho điểm. GV: Tính chất nêu trên có thể viết: a.b=0 Û a= 0 hoặc b =0 (a và b là hai số) GV: Giới thiệu ví dụ 1 SGK Giải phương trình : (x+1)(2x-3)=0 GV : Áp dụng tương tự tính chất nêu trên cho phương trình,ta có: (x+1)(2x-3)=0 Û x+1 = 0 hoặc 2x -3 =0 Ta có : 1) x+1 =0 Û x= -1 2) 2x-3 = 0 Û x = 1,5 Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm là x = -1 và x = 1,5 hay tập nghiệm của PT là S ={1,5;-1} GV: Phương trình trong ví dụ 1 gọi là phương trình tích. GV: Tổng quát: Phương trình tích có dạng A(x).B(x)=0 Cách giải: A(x).B(x)=0 Û A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 (A(x) và B(x) là hai biểu thức của biến x) Lưu ý: Lấy tất cả các nghiệm của 2 PT trên Hoạt động 2 : Áp dụng GV: Chuẩn bị ví dụ 2 SGK ra bảng phụ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu cách giải ví dụ 2 GV: Trong ví dụ 2 ta thực hiện những bước giải cơ bản nào ? GV: Chốt lại ví dụ 2 GV: Cho HS làm ?3 SGK Giải PT: (x-1)(x2+3x-2) – (x3-1) = 0 GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm. GV: Mở rộng: A1(x).A2(x). ..An(x) = 0 Û A1(x)= 0 hoặc A2(x)= 0...hoặc An(x) = 0 (Ai(x) các biểu thức của biến x) GV: Treo bảng phụ viết ví dụ 3 SGK GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu ví dụ 3 GV: Cho HS làm ?4 SGK Giải PT: (x3+x2)+(x2+x) = 0 GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. 4. Củng cố: GV: Cho HS bài 21 SGK GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần GV: Gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Cho HS bài 22 SGK Giải PT: a) 2x(x-3)+5(x-3) = 0 (x2- 4) + (x-2)(3-2x) = 0 GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. HS làm ?1 SGK 1HS lên bảng làm P = (x-1)(x+1)+(x+1)(x-2) = (x+1)(2x-3) HS nhận xét. HS trả lời ?2 Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0; ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích bằng 0 HS theo dõi và ghi vở. HS tìm hiểu cách giải ví dụ 2 HS: Ví dụ 2 thực hiện 2 bước giải Bước 1: Đưa PT đã cho về dạng PT tích Bước 2: Giải PT tích rồi kết luận HS làm ?3 SGK HS lên bảng làm (x-1)(x2+3x-2) – (x3-1) = 0 Û (x-1)(x2+3x-2) – (x-1)(x2+x+1) = 0 Û (x-1)(x2+3x-2-x2-x-1) = 0 Û (x-1)(2x-3) = 0 Û x- 1 = 0 hoặc 2x -3 =0 1) x-1 =0 Û x =1 2) 2x -3 =0 Û x= 1,5 Tập nghiệm của PT là S = S ={1,5;1} HS nhận xét. HS làm ?4 SGK HS lên bảng làm (x3+x2)+(x2+x) = 0 Û x2(x+1) + x(x+1) = 0 Û (x+1)(x2+x) = 0 Û x(x+1)2 = 0 1) x= 0 2) (x+1)2= 0 Û x+1 = 0 Û x = -1 PT đã cho có 2 nghiệm là x =0 và x =-1 HS nhận xét HS bài 21 SGK HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình. Kết quả. a) x= ; x = - b) x=3; x= -20 c) x= -0,2 d) x= -3,5; x=5; x = -0,2 HS bài 22 SGK HS lên bảng trình bày a) Û (2x+5)(x-3) = 0 Tập nghiệm của PT là S = {-2,5; 3} b) Û (x-2)(x+2)+(x-2)(3-2x) = 0 Û (x-2)(5-x) = 0 Tập nghiệm của PT là S = {2;5} HS nhận xét Ký duyệt 5. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các ví dụ đã chữa - Làm bài tập 22 -26 SGK Tuần 23 Ngày soạn 17/1/2013 Ngày giảng 21/1/2013 TIẾT 46 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức : Củng cố cách giải phương trình tích . 2. Về kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử và rèn luyện kĩ năng biến đổi tương đương phương trình. 3. Về thái độ: HS hứng thú với các hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, phấn màu HS : Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới Hoạt động 1: Giải phương trình đưa về dạng phương trình tích. GV: Cho HS làm bài 23 SGK GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài Hướng dẫn : Bước 1: Đưa PT đã cho về dạng PT tích Bước 2: Giải PT tích rồi kết luận GV: Gọi HS nhận xét. GV: Đánh giá và cho điểm. GV: Cho HS làm bài 23 SGK GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình. Hướng dẫn: x2- 2x+1 = (x -1)2 c) 4x2+4x+1=(2x+1)2 d) Tách -5x= -2x-3x GV: Nhận xét đánh giá. GV: Cho HS làm bài 25 SGK GV: Gọi 2 HS lên bảng làm Hướng dẫn: b) tách -7x = -3x - 4x GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. Hoạt động 2: Bài tập nâng cao GV: Cho HS làm bài 32 SBT(8) Cho PT: (3x+2k-5)(x-3k+1) = 0 (k là một số) a) Tìm k để PT nhận x=1 là một nghiệm. b) Với mỗi giá trị k tìm được ở câu a), hãy giải PT đã cho. GV: Hướng dẫn : x= 1 là nghiệm của PT đã cho khi thay nó vào PT ta được đẳng thức đúng. GV: Gọi HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. GV: Cho HS làm bài tập sau Giải PT: a) x3+3x-4 = 0 b) (x2+x)2+4x2+4x-12=0 GV: Gọi 2 HS lên bảng làm Hướng dẫn: Tách 3x = -x +4x b) Đặt x2+x = t GV: Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá cho điểm. 4. Củng cố: Kết hợp trong giờ HS làm bài 23 SGK 4 HS lên bảng làm bài a) x(2x-9) = 3x(x-5) Û x(-x +6) = 0 Û x = 0 hoặc x= 6 Vậy S = {0;6} b) 0,5x(x-3) = (x-3)(1,5x-1) Û (x-3)(-x+1) = 0 Û x = 3 hoặc x=1 Vậy S = {1;3} c) 3x -15 = 2x(x -5) Û (x-5)(3-2x) = 0 Û x =5 hoặc x=1,5 Vậy S = {5; 1,5} d) x-1 = x(3x -7)Û 3x-7 = x(3x-7) Û (3x-7)(1-x) = 0 Û x = hoặc x = 1 Vậy S = {; 1} HS nhận xét. HS làm bài 23 SGK HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên trình bày bài giải của nhóm mình Nhóm 1: a) (x2-2x+1) – 4 = 0 Û (x-1)2- 22 = 0 Û (x-3)(x+1) = 0 Û x=3 hoặc x = -1 . Vậy S = {3;- 1} Nhóm 2: b) x2-x = -2x+2 Û x(x-1) = -2(x-1) Û (x-1)(x+2) = 0 Û x =1 hoặc x= -2 Vậy S = {1;- 2} Nhóm 3: c) 4x2+4x+1 = x2 Û (2x+1)2 -x2 = 0 Û (x+1)(3x+1) = 0 Vậy S = {;- 1} Nhóm 4: d) x2-5x+6 = 0 Û (x-2)(x-3) = 0 Û x = 2 hoặc x = 3 Vậy S = {2;3} HS làm bài 25 SGK 2 HS lên bảng làm a) 2x3+6x2 = x2+3x Û 2x2(x+3) = x(x+3) Û x(x+3)(2x-1) = 0 Û x= 0 hoặc x= -3 hoặc x= Vậy S = {0;-3; } b) (3x-1)(x2+2) = (3x -1)(7x -10) Û (3x-1)(x2+2-7x+10) = 0 Û (3x-1)(x2-7x+12) = 0 Û (3x-1)(x-3)(x-4) = 0 Û x = hoặc x= 3 hoặc x=4 Vậy S ={;3; 4} HS nhận xét. HS làm bài 32 SBT(8) HS lên bảng làm a) x= 1 là nghiệm của PT đã cho khi đó (3+2k-5)(1-3k+1) = 0 Û (2k-2)(-3k+2) = 0 Û k=1 hoặc k= b) – Với k= 1, ta có PT: (3x-3)(x-2) = 0 PT này có 2 nghiệm là x =1 và x =2

File đính kèm:

  • docDaiso8(T42-58)ChuongIII.doc