Giáo án môn Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu âu (EU) - Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết đê cùng phát triển

Bài7 - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

 Tiết 2: EU - HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

*Chuẩn:

- Trình bày được một số biểu hiện về

+ Tự do lưu thông: hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn

+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU: hợp tác trong sản xuất máy bay E – bớt, đường hầm qua eo Măn – sơ, liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên.

- Ghi nhớ địa danh vùng Ma-xơ – Rai nơ, Luân Đôn

*Nâng cao: Phân tích được lợi ích của sự hợp tác các mặt trong EU và xu thế phát triển của tổ chức này trong thời gian tới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu âu (EU) - Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết đê cùng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/11/2013Ngày dạy: (19/11- 24/11/2013) Tuần 14 Tiết 14 Bài7 - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Tiết 2: EU - HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: *Chuẩn: - Trình bày được một số biểu hiện về + Tự do lưu thông: hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn + Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU: hợp tác trong sản xuất máy bay E – bớt, đường hầm qua eo Măn – sơ, liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên. - Ghi nhớ địa danh vùng Ma-xơ – Rai nơ, Luân Đôn *Nâng cao: Phân tích được lợi ích của sự hợp tác các mặt trong EU và xu thế phát triển của tổ chức này trong thời gian tới. 2. Kĩ năng: - Phân tích các sơ đồ, lược đồ có trong bài học. - Liên hệ với thực tiển ở khu vực và nước ta. 3. Thái độ: HS nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một liên kết khu vực để phát triển bền vững. 4.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. -Giao tiếp: lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm, trình bày suy nghĩ về các dậng liên kết và kết quả hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU. -Tư duy: Phân tích tư liệu để tìm hiểu sự hợp tác liên kết để cùng phát triển của các nước thành viên EU. -Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được phân công II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Các lược đồ, sơ đồ: Hợp tác sản xuất máy bay E- bớt, Liên kết vùng Ma-xơ Rai- nơ và sơ đồ đường hầm dưới biển Măng-sơ. - Tranh ảnh về hợp tác sản xuất của EU. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài. - Sưu tầm thêm các tài liệu về EU III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số, nề nếp lớp học (Thời gian 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Liên minh châu Âu hình thành và phát triển như thế nào? Mục đích và thể chế của tổ chức này. (Thời gian 3 phút) 3. Tổ chức các hoạt động (Thời gian 1 phút) a.Khởi động: Em hiểu gì về thị trường chung châu Âu, về đồng Ơ-rô? Việc hợp tác và liên minh trong EU diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về liên minh châu Âu. b. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về tự do lưu thông ở thị trường chung châu Âu (Cặp) - Thời lượng :7 phút - Hình thức tổ chức; cặp - Đồ dùng: SGK - PP, kỹ thuật: sử dụngSGK, thảo luận. - Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, mỗi bàn là một nhóm - Tài liệu học tập:SGK - Tiến trình tổ chức Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: Phát hiện, khám phá *GV yêu cầu hai HS ngồi cùng bàn nghiên cứu mục 1 SGK và những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau: - EU thiết lập thị trường chung từ khi nào? - Nội dung của bốn mặt lưu thông tự do là gì? - Việc thực hiện lưu thông tự do có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển EU? *HS: sử dụng SGK để trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ. I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1.Tự do lưu thông: - EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 1/1/1993. - Bốn mặt tự do lưu thông là: + Tự do di chuyển. + Tự do lưu thông dịch vụ. + Tự do lưu thông hàng hoá. + Tự do lưu thông tiền vốn. - Ý nghĩa của tự do lưu thông: + Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. + Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu. + Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu các HS trả lời. *HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức (Phụ lục 2) Hoạt động 2: Tìm hiểu Eu ro (Ơ-rô) - Đồng tiền chung của EU (Cả lớp) - Thời lượng:4 phút - Hình thức tổ chức Cả lớp - Đồ dùng: SGK, các thông tin HS đã tìm hiểu ở nhà - PP, kỹ thuật: SGK, tư liệu, đàm thoại, gợi mở. - Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn. - Tài liệu học tập:SGK - Tiến trình tổ chức Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: Phát hiện, khám phá *GV: yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK và hiểu biết để trả lời các câu hỏi: - Đồng tiền chung ơ-rô được đưa vào sử dụng từ năm nào? -Có những nước nào đã sử dụng đồng tiền chung này? - Vì sao nói sự ra đời của đồng ơ-rô là bước tiến mới của EU? *HS: sử dụng SGK và tư liệu đã tìm hiểu để trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ. 2. Eu ro (Ơ-rô) - Đồng tiền chung của EU: - Đồng tiền chung của ơ-rô được đưa vào sử dụng ở EU từ 1/1/1999. - Hiện nay, có 15 nước sử dụng ơ-rô làm đồng tiền quốc gia (năm 2008 Síp và Manta đưa ơ-rô vào sử dụng). * Lợi ích của việc sử dụng Ơ-rô: + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của ccác doanh nghiệp đa quốc gia. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu các HS trả lời. *HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức: Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ (Nhóm) - Thời lượng:15 phút - Hình thức tổ chức (nhóm). - Đồ dùng: Hình 7.7 và hình 7.8 - PP, kỹ thuật: sử dụng hình vẽ, thảo luận. - Không gian lớp học: HS ngồi theo 4 nhóm, treo hình vẽ và bày trí sản phẩm bài học trên bảng. - Tài liệu học tập:SGK - Tiến trình tổ chức Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: Phát hiện, khám phá *GV Chia lớp thành 2 nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận trong 5 phút: - Nhóm 1: Dựa vào hình 7.7 và nội dung mục II.1 tìm hiểu sản xuất máy bay E-bớt của EU. - Nhóm 2: Dựa vào hình 7.8 và nội dung mục II.2 tìm hiểu xây dựng đường hầm dưới eo biển Măng-sơ của EU *HS: - Sử dụng PP phân tích hình vẽ để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao vào phiếu học tập (phụ lục1) -Cử đại diện trình bày. II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ Nội dung hợp tác Các nước hợp tác Lợi ích mang lại Sản xuất máy bay E- bớt Có sự hợp tác của Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha Cạnh tranh có hiệu quả với các hảng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì. Đường hầm giao thông dưới biển Măng sơ Hợp tác xây dựng giữa Anh và Pháp. Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục địa châu Âu và ngược lại. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu HS trình bày sản phẩm trên bảng. *HS: Quan sát, đối chiếu với sản phẩm của nhóm mình và nêu chính kiến (đủ thiếu, thêm bớt). Các nhóm khác bổ sung. * Bước 3: Thống nhất, kết luận *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức Hoạt động 4: Tìm hiểu liên kết vùng châu Âu (EUROREGION) - Thời lượng:6 phút - Hình thức tổ chức: cả lớp. - Đồ dùng: biểu Hình 7.9,; 7.10; SGK - PP, kỹ thuật: sử dụng hình vẽ, SGK,đàm thoại, gợi mở. - Không gian lớp học: HS ngồi theobàn, treo hình vẽ trên bảng. - Tài liệu học tập:SGK - Tiến trình tổ chức Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: Phát hiện, khám phá *GV yêu cầu HS dựa vào SGK mục III hãy cho biết: - Thế nào là liên kết vùng châu Âu? - Năm 2000 châu Âu có bao nhiêu liên kết vùng? - Phân tích lược đồ 7.7 “Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ" và kênh chữ SGK: + Xác định vị trí, phạm vi của liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ? + Liên kết Ma-xơ Rai-nơ chủ yếu trong lĩnh vực gì? + Nêu lợi ích liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ? *HS: sử dụng SGK , phân tích hình 7.9 và 7.10 để trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU 1.Khái niệm: (SGK) 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai- nơ - Vị trí: Khu vực biên giới 3 nước Hà Lan, Bỉ, Đức. - Nôi dung: liên kết về việc làm,, giáo dục, văn hóa. - Lợi ích: + Tạo thuận lợi cho lao động đi làm việc qua lại giữa các nước. + Liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu các HS trả lời. *HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung để đưa ra sản phẩm cuối cùng. *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức: IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút) Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học   Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng; -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) *Đối với HS trung bình: Câu 1: Trình bày một số biểu hiện liên kết kinh tế của EU. Câu 2: Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. *Đối với HS khá giỏi Câu 3: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU. Câu 4: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải. Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập, cách trình bày bài kiểm tra Câu 1: a-Lưu thông tự do về hàng hóa, lao động, dịch, vụ, tiền vốn giữa các nước thành viên; tạo thị trường chung thống nhất. b-Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ -SX máy bay E-bớt. -Xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng – sơ. -Xây dựng Liên kết vùng:liên kết sâu rộng về KT-XH-VH Câu 3: a-Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. b- + Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. + Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu. + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của ccác doanh nghiệp đa quốc gia Câu 4; Thành lập cơ quan hàng không vũ trụchâu Âu(ÉA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo hơn 120 vệ tinh nhân tạo. -Thành lập tổ hợp hàng không E-bớt. Tổ hợp này rất thành công trong SX máy bay E-bớt, đang PT mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì như Bô-ing. -Anh và Pháp đã thành công trong việc hợp tác xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ năm 1994. .Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong khu vực ĐNA . Liên kết cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để cạnh tranh với các lớp khác. Bước 5 : rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút) - Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn - Đọc trước bài thực hành: Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. Vẽ biểu đồ tỉ trọng GDP và dân số của EU và một số nước trên thế giới theo bảng số liệu 7.2-Sgk. VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút) -HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. - GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. Sự chuẩn bị bài. V. PHỤ LỤC    1* Phiếu học tập : Các dự án hợp tác Sản phẩm Các nước tham gia Lợi ích đem lại Máy bay Airbus Đường hầm giao thông Măng-sơ 2. TỰ DO LƯU THÔNG Tự do di chuyển Tự do đi lại, cư trú và lựa chọn nơi làm việc trong các nước EU. Tự do lưu thông tiền vốn Có thể tự do mở tài khoản, lựa chọn đầu tư trong các nước EU. Tự do lưu thông hàng hóa Hàng hóa được lưu thông tự do trong EU mà không bị đánh thuế giá trị gia tăng. Tự do lưu thông dịch vụ Các dịch vụ như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch được tự do hoạt động trong EU LỢI ÍCH Xóa bỏ mọi trở ngại trong phát triển. Tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các nước EU. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 11BAI 7 tiet 2.doc