Giáo án môn Địa lý 11 tiết 13: Liên minh châu âu (EU) (tiếp theo) - Tiết 2: EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Tiết: 13 Bi 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo)

Tiết 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- H iểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Au và việc sử dụng đồng tiền chung EURO.

- Chứng minh rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước thành viên EU.

- Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 13: Liên minh châu âu (EU) (tiếp theo) - Tiết 2: EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25-11-2007. Tiết: 13 Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo) Tiết 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - H iểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Aâu và việc sử dụng đồng tiền chung EURO. - Chứng minh rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước thành viên EU. - Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ, hình vẽ có trong bài học. 3. Thái độ: - Quan hệ hợp tác bình đẳng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các lược đồ phóng to theo SGK: Hợp tác sx máy bay E-bớt, Liên kết vùng Maxơ-Rainơ và sơ đồ đường hầm Măng-sơ. - Phiếu học tập: Các dự án hợp tác Nội dung (sản phẩm) Các bên tham gia hợp tác Lợi ích do dự án đem lại Sản xuất máy bay E-bớt Đường hầm Măng-sơ III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’): Nêu mục đích của việc thành lập thị trường chung châu Âu. 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) : Em hãy nêu những hiểu biết của mình về quá trình hợp tác, liên kết giữa các nước thành viên EU? - Tiến trình tiết dạy: T/L Họat động của GV Họat động của HS Nội dung 12’ 8’ HĐ1: Tìm hiểu thị trường chung châu Âu + Bước 1: Tìm hiểu Bốn mặt của tự do lưu thông. - H: Nội dung của 4 mặt tự do lưu thông là gì? - H: Việc thực hiện Bốn mặt của tự do lưu thông có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của EU? - Lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông là gì? - GV chuẩn hóa kiến thức. + Bước 2: Xác định các mốc quan trọng liên minh tiền tệ châu Aâu? -H: Hãy cho biết các mốc quan trọng liên minh tiền tệ châu Aâu? -H: Em hãy cho biết lợi ích cơ bản khi EU sử dụng đồng tiền chung? HĐ1: Cả lớp - HS cùng đọc kĩ nội dung của Bốn mặt của tự do lưu thông và trả lời câu hỏi - HS còn lại nhận xét, bổ sung. - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - HS còn lại phát biểu bổ sung. I. Thị trường chung châu Aâu: 1. Bốn mặt của tự do lưu thông: a. Tự do di chuyển: Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn lựa nơi làm việc. b. Tự do lưu thông dịch vụ: như dịch vụ vận tải, TTLL, ngân hàng, kiểm tóan, du lịch c. Tự do lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm sx hợp pháp của mỗi nước thuộc EU được tự do lưu thông và buôn bán trong thị trường chung châu Aâu mà không chịu thuế giá trị gia tăng. d. Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn ngạch đối với giao dịch thanh tóan bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khỏan tại các ngân hàng trong khối. 2. Euro (ơ rô)-Đồng tiền chung của EU: - Từ 11-1999, 11 nước EU đã bắt đầu sử dụng đồng ơ rô như là đồng tiền chung của EU. - Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU sử dụng đồng ơ rô là đồng tiền chung. 15’ HĐ2: Tìm hiểu sự hợp tác và liên kết EU trong lĩnh vục sx và dịch vụ. - GV cho HS đọc phần kênh chữ II.1, hình 7.6, 7.7 và 7.8 hòan thành phiếu học tập. HĐ3: Cá nhân - HS đọc phần kênh chữ II.1, hình 7.6, 7.7 và 7.8 hòan thành phiếu học tập. II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ 1. Sản xuất máy bay E-bớt: - Đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì là Bô-ing. 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ: - Anh và Pháp hợp tác xây và được hoàn thành vào năm 1994 nối Anh với lục địa Châu Aâu, hàng hóa vậ chuyển rất thuận tiện trong EU. HĐ3: Tìm hiểu liên kết vùng và lợi ích của việc liên kết vùng. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu nội dung khái niệm liên kết vùng? + Nêu lợi ích của liên kết vùng? + Liên kết Maxơ-Rainơ chủ yếu trong những lĩnh vực gì? HĐ3: Nhóm nhỏ III. Liên kết vùng châu Aâu (Euroregion) 1. Khái niệm liên kết vùng châu Aâu: (SGK) 2. Liên kết vùng Maxơ – Rainơ: - Vùng biên giới Hà Lan, Bỉ, Đức. - Liên kết trong các lĩnh vực: Việc làm, văn hóa, giáo dục IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): Vì sao các nước EU phát triển liên kết vùng?. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 55. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc