Giáo án môn Địa lý 11 tiết 14: Liên minh châu âu (EU) (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu về liên minh châu âu

Tiết: 14 Bi 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo)

Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU.

I. MỤC TIÊU: Sau giờ thực hành, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.

- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, xử lý tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề.

3. Thái độ:

- Quan hệ hợp tác bình đẳng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 14: Liên minh châu âu (EU) (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu về liên minh châu âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02-12-2007. Tiết: 14 Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU. I. MỤC TIÊU: Sau giờ thực hành, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất. - Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, xử lý tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề. 3. Thái độ: - Quan hệ hợp tác bình đẳng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ các nước châu Aâu. - Biểu đồ chuẩn bị trước theo yêu cầu của bài thực hành. - Bảng số liệu 7.2. III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’): Vì sao EU thiết lập một thị trường nội địa chung? Việc hình thành thị trường chung châu Aâu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?. 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) : Sự hợp tác giữa các nước thành viên EU đã đưa EU lên một vị thế mới, quan trọng trên trường quốc tế. Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất và vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. - Tiến trình tiết dạy: Họat động 1 (Nhóm): Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất. (15phút) Bước 1: GV nêu rõ yêu cầu cần đạt được trong họat động này, đó là dựa vào ô kiến thức và những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết việc hình thành thị trường chung châu Aâu và việc sử dụng chung đồng Ơ-rô đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho các nước thành viên EU. Bước 2: Các nhóm HS thảo luận để tìm ý trả lời sau đó đại diện HS lên bảng trình bày, cả lớp góp ý bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức như sau: I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT Đối với các nước thành viên EU, việc hình thành thị trường chung châu Aâu và việc sử dụng chung đồng Ơ-rô đã tạo ra: 1. Thuận lợi: - Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ. - Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế – xã hội. - Tăng thêm tiềm lực là khả năng cạnh tranh kinh tế của tòan khối. - Việc đưa vào sử dụng một đồng tiền chung, thống nhất sẽ thủ tiêu các rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế tóan của các doanh nghiệp đa quốc gia. 2. Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng Ơ-rô nếu không quản lí, kiểm sóat tốt có thể gây nên tình trạng lạm phát đẩy giá hàng tiêu dùng tăng cao. Họat động 2 (Cá nhân): Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. (15 phút) 1. Vẽ biểu đồ: Bước 1: GV nêu rõ yêu cầu cần đạt được trong họat động này (được thể hiện trong tiêu đề a,b trong SGK trang 56) GV hỏi: Theo em, với yêu cầu này chúng ta có thể vẽ các dạng biểu đồ nào? GV hướng dẫn cho HS vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất. GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình tròn. Bước 2: Gọi 2 HS lên bảng vẽ, sau đó gọi HS khác nhận xét kết quả đã thể hiện ở bảng. Bước 3: GV chốt phần này bằng cách cho HS đối chiếu với kết quả biểu đồ GV đã chuẩn bị trước. 2. Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế: GV cho HS quan sát biểu đồ đã vẽ, đọc lại phần kiến thức đã học ở bài 7 (tiết 1, tiết 2) hướng HS vào các ý sau: - EU chỉ chiếm 7,1% DSTG và 2,2% diện tích lục địa của Trái đất nhưng chiếm tới: + 31% GDP của thế giới. + 26% sản lượng ô tô của thế giới. + 37,7% trong xuất khẩu thế giới. + 19% mức tiêu thụ năng lượng của tòan thế giới. - Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, những trung tâm kinh tế vốn đứng hàng đầu, thì EU đã vượt lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP và vượt trên cả Hoa Kì và Nhật Bản về: + Tỷ lệ trong tổng giá trị kinh tế của thế giới. + Tỷ lệ trong xuất khẩu của thế giới. IV. ĐÁNH GIÁ: (5’): GV nhận xét, đánh giá về việc làm bài thực hành của HS. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (3’) - GV cho HS về nhà làm những phần bài thực hành ở lớp nếu làm chưa xong. - Tiếp tục sưu tầm tài liệu về Liên minh châu Aâu. - Sưu tầm tài liệu về Cộng hòa liên bang Đức. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc