Giáo án môn Địa lý 11 tiết 21: Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế

Tiết: 21 Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh t.giới thứ 2 đến nay.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 21: Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27-01-2008 Tiết: 21 Bài 9: NHẬT BẢN Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh t.giới thứ 2 đến nay. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản. III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) : - Tiến trình tiết dạy: T/L Họat động của GV Họat động của HS Nội dung 10’ HĐ1:Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên. - GV: treo bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản. Yêu cầu HS nêu những Đ2 về tự nhiên của NB. - H: NB ảnh hưởng của các loại gió nào? Nêu đặc điểm khí hậu NB. - H: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của NB đối với sự phát triển kinh tế là gì? - GV chuẩn xác kiến thức. HĐ1: Cá nhân - HS quan sát bản đồ, đối chiếu hình 9.2 SGK. Nêu: - Đ2 nổi bật về vị trí địa lí và lãnh thổ NB. Những tác động của chúng đến sự á kinh tế. - Đ2 chủ yếu của địa hình, sông ngòi, bờ biển, các dòng biển. Những tác động của chúng đến sự á kinh tế. - HS trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. I. Điều kiện tự nhiên: - NB là một quốc đảo nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ - Núi đồi chiếm 80% diện tích lãnh thổ. Đồng bằng nhỏ hẹp phân bố ở ven biển, đất đai khá màu mỡ. - Có nhiều núi lửa và động đất. - Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh, thuận lợi cho x.dựng các hải cảng. - Biển nhiều cá. - Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều. - Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện. - Có tỷ lệ diện tích rừng bao phủ lớn nhất châu Á. - Nghèo khoáng sản. 15’ HĐ2: Tìm hiểu về dân cư. - GV chia HS thành từng cặp, nêu nhiệm vụ cho HS. - GV kể cho HS nghe một số mẩu chuyện về dân cư NB thể hiện tính cần cù , có tinh thần trách nhiệm cao, ham học. HS nêu khái quát đặc điểm của dân cư NB. - H: Các đ2 trên của dân cư có tác động như thế nào đến nền kinh tế NB? - GV chuẩn kiến thức. HĐ2: Cặp - HS dựa vào mục II SGK, bảng 9.1 nhận xét về diễn biến của xu hướng dân số NB. Tác động của xu hướng đó đến sự phát triển KT-XH - Đại diện HS lên bảng trình bày, HS còn lại quan sát, bổ sung. - HS trả lời. II. Dân cư 1. Số dân: - Là nước đông dân (127,7 tr-2005) - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp (0,1%) - Cơ cấu dân số già, tỷ lệ người già ngày càng lớn, tuổi thọ cao nhất thế giới. - 99,3% dân số là người Nhật. 2. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đều, 90% dân cư tập trung ở các thành phố và vùng đồng bằng ven biển. - Tỉ lệ dân thành thị cao (79%-2004) - Người lao động có trình độ văn hóa cao, cần cù, tự giác, và có tinh thần trách nhiệm cao. 15’ HĐ3: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế. - GV hướng dẫn HS phân tích bảng 9.2 tốc độ tăng GDP bình quân của NB giai đoạn 1950-1973 - GV khái quát tốc độ phát triển của kinh tế NB, gọi đó là bước nhảy vọt “thần kì”. Từ đó, đặt câu H: Tại sao từ một nền KT bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ 1950 đến 1973, NB đã có tốc độ tăng trưởng KT rất cao như vậy? - GV phân tích các nguyên nhân chủ yếu. - H: Nguyên nhân nào làm cho nền KT NB có sự giảm sút từ sau 1973? Biện pháp khắc phục? - GV chuẩn kiến thức. HĐ3: Nhóm nhỏ - HS phân tích bảng 9.2 và nhận xét tốc độ tăng GDP bình quân của NB giai đoạn 1950-1973. HS khác bổ sung. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS làm việc cặp đôi phân tích bảng 9.3, nhận xét về tốc độ tăng GDP của NB từ 1995-2005. III. Tình hình phát triển kinh tế: - Sau CTTG2 nền KT của NB bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục bằng trước chiến tranh. - Thời kì 1955-1973: KT tăng trưởng cao, GDP tăng từ 7,8%à18,8%/năm - Nguyên nhân: + Chú trọng hiện đại hóa c.nghiệp, tăng vốn, áp dụng KH-KT mới. + Tập trung cao độ phát triển những ngành then chốt, trọng điểm theo từng giai đoạn. + Duy trì cơ cấu KT hai tầng. - Những năm 1973-1974 và 1979-1980: Do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (còn 2,6% năm 1980). - Từ 1986 – 1990: Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển, tốc độ tăng GDP lại tăng (trung bình 5,3%). - Hiện nay NB đứng thứ hai thế giới về kinh tế, KH-KT, tài chính. IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): 1. GV cho HS trả lời câu hỏi 1-SGK. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 78. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc