1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bieát ñöôïc tæ troïng moät soá saûn phaåm tieâu bieåu
Trong ñoù chuù yù kieán thöùc veà ñieàu kieän töï nhieân ñeå phaùt trieån kinh teá
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 9 tiết 38 Thực hành: phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : ..
Tuần : 22
Tiết : 38
Bài 34: Thực hành: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bieát ñöôïc tæ troïng moät soá saûn phaåm tieâu bieåu
Trong ñoù chuù yù kieán thöùc veà ñieàu kieän töï nhieân ñeå phaùt trieån kinh teá
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Có kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn.
Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn.
1.3. Thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường.
2.TRỌNG TÂM:
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên và kinh tế Việt Nam.
3.2/Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9, thước kẻ, máy tính...
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
9A1: /..vaéng : .
9A2: /..vaéng : .
1.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Vì sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp ?
Câu 2: Các tỉnh thành ở Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
a. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
b. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo, Tây Ninh, Đồng Nai.
c. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Bình Phước.
d. Thành phố Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Bình Phước, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Vũng Tàu.
Câu 1 :(8 điểm).
− Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch phía Nam, khách du lịch đông.
− Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.
− Các điểm du lịch có cơ sở hạ tầng du lịch phát triển.
− Khí hậu tốt cho sức khỏe, phong cảnh đẹp
Câu 2: (2 điểm).
− a.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
Quan sát bảng 34.1, cho biết:
GV:Tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ ?
GV:Ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn và vẽ biểu đồ: Gọi 1 học sinh khá giỏi lên bảng, đồng thời cả lớp làm việc theo các bước giáo viên hướng dẫn.
− Vẽ hệ tọa độ tâm o, chia trục tung thành 10 đạn, tương ứng 10% mỗi đoạn, tổng cộng trực tung là 100%. Trên đầu mút ghi %.
− Trục hoành chia đều 8 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy để vẽ cột dầu thô. Các cột khác làm tương tự. Độ cao từng cột ghi số % trong bảng cho đúng với trị số trục tung.
Biểu đồ tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu
của các ngành công nghiệp trọng điểm
ở Đông Nam Bộ so với cả nước
Giáo viên lấy kết quả học sinh vẽ trên bảng, yêu cầu cả lớp nhận xét và bổ sung. Cuối cùng, giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2:
Yêu cầu học sinh đọc 4 câu hỏi cho cả lớp nghe và suy nghĩ trả lời.
GV:Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng ?
HS:
GV:Những ngành sử dụng nhiều lao động ?
HS:
GV:Ngành đòi hỏi kĩ thuật cao ?
HS:
GV:Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước ?
HS:
Giáo viên liên hệ tình hình ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp ở vùng để giáo dục cho học sinh.
VD: OÂ nhieãm ôû nhaø maùy ñöôøng do xac baõ mía , chaát thaûy cuûa nhaø maùy boät mì chaûy ra soâng laøm oâ nhieãm khoâng khí , nöôùc , maát ñi moâi tröôøng soáng cuûa sinh vaät.
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
− Ngành sử dụng tài nguyên sẵn có: Năng lượng, điện, chế biến thực phẩm.
− Ngành vật liệu xây dựng, dệt may và chế biến thực phẩm cần nhiều lao động.
− Năng lượng, điện, cơ khí – điện tử, hóa chất đòi hỏi kĩ thuật cao.
− Đông Nam Bộ có vai trò thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng ?
Câu 2:Những ngành sử dụng nhiều lao động ?
Câu 3:Ngành đòi hỏi kĩ thuật cao ?
Câu 4:Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước ?
Câu 1: − Ngành sử dụng tài nguyên sẵn có: Năng lượng, điện, chế biến thực phẩm.
Câu 2: Ngành vật liệu xây dựng, dệt may và chế biến thực phẩm cần nhiều lao động.
Câu 3: Năng lượng, điện, cơ khí – điện tử, hóa chất đòi hỏi kĩ thuật cao.
Câu 4: Đông Nam Bộ có vai trò thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 trang 47 – Tập bản đồ địa lí 9.
Chuẩn bị bài 35: “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long”:
Các yếu tố thuận lợi nào đã giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ?
Kể tên các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
Qua hình 35.1, kể tên các tỉnh nằm giữa 2 sông Tiền và sông Hậu ?
Bốn tỉnh có chung biên giới với Campuchia là các tỉnh nào ?
Hãy xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
Cư dân Đồng bằng song Cửu Long có truyền thống gì ?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
-Nội dung: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- DIA LI 9 TIET 38.doc