1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thủy hải sản.
Biết phân tích tình hình phát triển thủy hải sản ở vùng.
Trong đó chú ý cho HS nắm được tình hình thực tiễn sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu thống kê và vẽ biểu đồ so sánh số liệu để khai thác kiến thức theo câu hỏi.
Liên hệ thực tế ở 2 vùng đồng bằng lớn của đất nước.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 9 tiết 41 Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàydạy: ..
Tuần : 25
Tiết : 41
Bài 37: Thực hành:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thủy hải sản.
Biết phân tích tình hình phát triển thủy hải sản ở vùng.
Trong ñoù chuù yù cho HS naém ñöôïc tình hình thöïc tieãn saûn xuaát luùa gaïo ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu thống kê và vẽ biểu đồ so sánh số liệu để khai thác kiến thức theo câu hỏi.
Liên hệ thực tế ở 2 vùng đồng bằng lớn của đất nước.
1.3. Thái độ:
Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, nguồn thủy hải sản.
2.TRỌNG TÂM:
- Vẽ biểu đồ
-Phân tích tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long .
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên và kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, biểu đồ tỉ trọng sản lượng thủy sản của vùng so với Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
3.2/Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9.Ñoïc vaø xöû lí soá lieäu trong baøi
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định toå chöùc vaø kieåm dieän :
9A1: ./..vaéng : .
9A2: ./..vaéng : .
4.2. Kiểm tra mieäng: Kiểm tra trong quá trình thực hành.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GVvaø HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
Quan sát bảng 37.1:
GV: Nhận xét về sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng ?
HS: Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa về sản lượng khai thác và nuôi trồng trủy sản so với Đồng bằng sông Hồng .
GV: Tính tỉ trọng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông hồng và cả nước ?
Tỉ trọng sản lượng (%)
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,7
3,9
100
GV: Dựa vào bảng số liệu vừa tính, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng sản lượng khai thác cá biển, cá nuôi và tôm nuôi ?
1. Vẽ biểu đồ:
Hoạt động 2:
Dựa vào biểu đồ đã vẽ, em có nhận xét gì về tỉ trọng sản lượng thủy sản của vùng so với Đồng bằng sông Hồng và cả nước ?
GV: Căn cứ vào biểu đồ tự nhiên và kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và kiến thức đã học ở bài 35, 36 ; hãy cho biết:
GV: Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản ?
HS: So với Đồng bằng sông Hồng .
Điều kiện tự nhiên: Diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn hơn hẳn, nguồn cá tôm dồi dào (nước ngọt, lợ, mặn). Các bãi cá tôm trên biển rộng lớn.
Nguồn lao động có king nghiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đông đảo. Người dân thích ứng với nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh. Phần lớn dân cư ở Đồng bằng sông Hồng giỏi thâm canh lúa nước, số ít làm nghề thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: ASEAN, EU, Nhật, Bắc Mĩ
*KTBC : (10ñ)
ND: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ? (Điều kiện tự nhiên, lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ).
HS: - Diện tích vùng nước rộng lớn, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn lòng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới.
Thị trường nhập khẩu EU, Nhật, Bắc Mĩ là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.
GV: Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Nêu một số biện pháp khắc phục ?
HS: - Đầu tư đánh bắt xa bờ.
Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất và chất lượng cao.
Chủ động thị trường, chủ động né tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của nước ta.
Þ Giáo viên kết luận.
2. Phân tích biểu đồ:
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành thủy sản. Nhöng beân caïnh ñoù cuõng gaëp khoâng ít khoù khaên .
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản ?
Câu 2: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ?
Câu 3: Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Nêu một số biện pháp khắc phục ?
Câu 1: So với Đồng bằng sông Hồng .
Điều kiện tự nhiên: Diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn hơn hẳn, nguồn cá tôm dồi dào
Câu 2: - Diện tích vùng nước rộng lớn, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá .
Thị trường nhập khẩu EU, Nhật, Bắc Mĩ là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.
Câu 3: - Đầu tư đánh bắt xa bờ.
Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất và chất lượng cao.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 51 – Tập bản đồ Địa lí 9.
Chuẩn bị bài “Ôn tập”:
Xác định vị trí, giới hạn và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ tự nhiên ?
Dựa vào kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh 2 vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long theo mẫu sau:
Yếu tố
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Điều kiện
tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên
Địa hình
Đất
Khí hậu
Sông ngòi
Sinh vật
Khoáng sản
Đặc điểm
kinh tế
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Đặc điểm dân cư và xã hội
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- DIA LI 9 TIET 41.doc