Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp

 CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG:

Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

Theo giới phân tích, nhu cầu thế giới về năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái sinh khác sẽ tăng mạnh vào năm 2050, do lo ngại ngày một tăng về tình trạng Trái đất ấm lên. Tuy nhiên, đà tăng này sẽ bị kìm hãm bởi các nhân tố như chi phí cao và giá than rẻ từ Trung Quốc đến Mỹ.

Hiện nhiều nguồn năng lượng có thể phục hồi, như năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học hoặc năng lượng thủy triều, được dự đoán sẽ có bước nhảy vọt, và các loại năng lượng tái sinh đến năm 2050 sẽ bắt đầu thách thức sự thống trị hiện nay của các loại nhiên liệu hoá

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG: Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật. Theo giới phân tích, nhu cầu thế giới về năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái sinh khác sẽ tăng mạnh vào năm 2050, do lo ngại ngày một tăng về tình trạng Trái đất ấm lên. Tuy nhiên, đà tăng này sẽ bị kìm hãm bởi các nhân tố như chi phí cao và giá than rẻ từ Trung Quốc đến Mỹ. Hiện nhiều nguồn năng lượng có thể phục hồi, như năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học hoặc năng lượng thủy triều, được dự đoán sẽ có bước nhảy vọt, và các loại năng lượng tái sinh đến năm 2050 sẽ bắt đầu thách thức sự thống trị hiện nay của các loại nhiên liệu hoá thạch. Năng lượng sinh học và thuỷ điện hiện được sử dụng nhiều nhất. Khai thác than: Đặc điểm: Than đá là một loại nhiên liện hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ô xi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò) Vai trò: Là nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hóa) Là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm. Tình hình phát triển, sản xuất: mỗi một yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, tăng trưởng, chiến lược phát triển kinh tế vùng, địa phương đều có ảnh hưởng nhiều chiều đến ngành than, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các ngành khác vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than. các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, giấy, hoá chất cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu ‘khổng lồ’ về than trong thập kỷ tới. Nhu cầu về than gia tăng cùng với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt, thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của ngành than. Tuy nhiên, do điều kiện khai thác than cũng ngày một khó khăn, ngành cũng phải đối mặt với những thách thức về bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia và về việc thăm dò khai thác nguồn than mới. Các sản phẩm: là sản phẩm trung gian, gián tiếp tạo ra các san phẩm trong các ngành công nghiệp khác Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Tổng trữ lượng than của nước ta đã được khai thác, thăm dò, tìm kiếm trên toàn quốc là 6109,3 triệu tấn. Trữ lượng than Antraxit thăm dò năm 2006 ước đạt 10 triệu tấn. Khu vực Quảng Ninh là nơi tập trung khoảng 67% trữ lượng toàn quốc và cũng có khả năng khai thác lớn nhất. Loại than chủ yếu tại Quảng Ninh là than đá (than antraxit), được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện, xi măng, phân bón Về mặt khai thác, thời gian gần đây, các công ty trong ngành đã chú trọng đầu tư, nâng cấp thiết bị và công nghệ khai thác. Về mặt tiêu thụ, Tập đoàn Than Khonág sản Việt Nam (TKV) đã tích cực mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, từ năm 2003 trở lại đây, để bù lỗ phần than tiêu thụ trong nước và tạo vốn cho việc tái đầu tư. Xuất khẩu than được đẩy mạnh, đến năm 2005 đã đạt 40% tổng lượng than tiêu thụ. Với cơ chế quản lý chặt chẽ của Tập đoàn, các Công ty khai thác than không thực sự gặp khó khăn trước những nguy cơ biến động về thị trường, giá cả, song cũng sẽ phải chủ động với các biện pháp về trữ lượng than và kế hoạch khai thác nhằm đảm bảo duy trì khả năng khai thác lâu dài. Khai thác dầu khí: Đặc điểm: Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vai trò: Là nhiên liệu quan trọng, "vàng đen" của nhiều quốc gia. Từ dầu mỏ có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. Tình hình phát triển, sản xuất: trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng đến 1.260 tỉ thùngTrữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm Các sản phẩm: Xăng, diezen, dầu hoa, nhựa đường Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Các bể trầm tích: 1. Bể trầm tích Sông Hồng 2. Bể trầm tích Phú Khánh 3. Bể trầm tích Cửu Long 4. Bể trầm tích Nam Côn Sơn 5. Bể trầm tích Malay - Thổ Chu Tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Công nghiệp điện lực: Đặc điểm: Điện là một loại năng lượng sạch và tiện lợi, dùng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt. Ở những nước phát triển, tiêu thụ điện lực đã chiếm 60-80% tiêu thụ năng lượng Vai trò: Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển nền công nghiệp hiện đại. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đời sống văn hoá – văn minh của con người mà việc tiêu dùng điện ngày càng nhiều và sản xuất điện tăng lên nhanh chóng. Tình hình phát triển, sản xuất: Trên thế giới, điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tua bin khí, song chủ yếu là từ nhiệt điện (64% sản lượng điện của thế giới) và thuỷ điện (18% sản lượng điện của thế giới). Thông thường các nước có nhiều than thì xây dựng các nhà máy nhiệt điện (như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, liên bang Nga, Ba Lan, cộng hoà liên bang Đức); các nước giàu thuỷ năng thì phát triển các nhà máy thuỷ điện (như Na Uy, Ca-na-đa, Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Sĩ); các quốc gia có nền kinh tế phát triển và công nghệ cao thì chú trọng xây dựng các nhà máy điện nguyên tử (như Hoa Kì, Pháp, liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc). Tuy nhiên, do tính chất chưa đảm bảo an toàn và những sự cố xảy ra ở các nhà máy điện nguyên tử nên nhiều nước còn dè dặt trong việc phát triển loại điện năng này. Sản lượng điện trên thế giới hiện nay đạt khoảng 15 nghìn tỉ kWh, tăng gấp 16 lần so với thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn sản lượng điện tập trung vào 19 quốc gia, trong đó Hoa Kì chiếm tới trên 25% tổng sản lượng, Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước chiếm 6%, liên bang Nga chiếm 5,5%, tiếp theo là các nước có nền công nghiệp phát triển như Ca-na-đa, cộng hoà liên bang Đức, Anh Sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ bé, mức tiêu thụ điện bình quân đầu người còn rất thấp. Các sản phẩm: là nguyên liệu cho mọi hoạt động hằng ngày, trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng. Đến cuối năm 2002, Điện lực Việt nam đã có nhiều nhà máy điện mới vào vận hành, ngoài 14 nhà máy điện có công suất vừa và lớn , hàng chục trạm diesel và thuỷ điện nhỏ trong năm 2001, bổ sung thêm 633 MW công suất cho hệ thống, nâng tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam lên tới 8.860 MW. Sản lượng điện năm 2002 đạt 35.801 triệu kWh, thủy điện chiếm 50.80%, nhiệt điện than chiếm 13.60%, nhiệt điện dầu khí chiếm 29.40% và nguồn Diezel và IPP chiếm 6,2%. Hiện có 7 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó có 3 công ty điện lực vùng và 4 Công ty Điện lực thành phố: Công ty Điện lực 1, 2, 3; Công ty Điện lực Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HCM, Đồng Nai. Những nguồn năng lượng mới: Năng lượng mặt trời: Đặc điểm: là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa. Vai trò: nguồn năng lượng sạch quan trọng nhất trên thế giới, là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu. điều khiển các quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất bước tiến mới nhất trong công nghệ chế tạo lớp phủ, tế bào pin mặt trời, tăng chi phí sản xuất, chi phí bảo hành cũng như giảm hiệu suất hoạt động Tình hình sản xuất, phát triển: Ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời đang ngày càng bùng nổ và có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho nguồn nhiên liệu hoá thạch. các hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng Mặt trời hiện đang cung cấp 0,5% nhu cầu điện của thế giới và có thể tăng lên 2,5% vào năm 2025, sau đó tăng vọt lên 16% vào năm 2040 Các sản phẩm: Pin mặt trời Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng mặt trời Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Tiềm năng cho việc sử dụng năng lượng mặt trời rất lớn ở miền Trung và miền Nam nước ta, với cường độ bức xạ nhiệt ổn định quanh năm nên người dân nông thôn có thể tận dụng nguồn năng lượng này phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày ở hầu hết các tỉnh. Hiện nay, Việt Nam đã lắp đặt được hàng nghìn hệ thống pin mặt trời. Hệ thống pin mặt trời có công suất vài trăm oát được lắp đặt rất phù hợp với các gia đình nghèo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Năng lượng gió: Đặc điểm: Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại Vai trò: Sản xuất điện từ năng lượng gió Tình hình sản xuất, phát triển: Vì gió không thổi đều đặn nên năng lượng điện phát sinh từ các tuốc bin gió chỉ có thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng lượng khác để cung cấp năng lượng liên tục. Tại châu Âu, các tuốc bin gió được nối mạng toàn châu Âu, nhờ vào đó mà việc sản xuất điện có thể được điều hòa một phần. Một khả năng khác là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các bồn chứa ở trên cao và dùng nước để vận hành tuốc bin khi không đủ gió. Xây dựng các nhà máy điện có bơm trữ này là một tác động lớn vào thiên nhiên vì phải xây chúng trên các đỉnh núi cao Các sản phẩm: điện Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Tiềm năng điện gió biển ở VN lớn gấp nhiều lần so với lục địa. Miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng sản xuất 5.000 tỉ kw-h mỗi năm, có khả năng chu toàn gấp nhiều lần nhu cầu điện cho Việt Nam và các nước lân cận. Theo dự tính, đến năm 2010, VN cần 115 tỉ kw-h. Đến năm 2020, sẽ cần 460 tỉ kw-h. Đây chỉ là một phần nhỏ của tiềm năng điện gió tại VN. Để khai thác nguồn năng lượng này, dĩ nhiên cần đầu tư. Để khuyến khích đầu tư, chính quyền cần chính sách năng lượng tái tạo, mạng lưới điện, đầu tư mong thu hút vốn ngoại cho các trại điện gió ngoài biển. Cho đến nay, tuy có nhiều đề án nhưng chưa có đâu thành hiện thực. Năng lượng sinh học (biodiesel): Đặc điểm: Các nguồn nhiên liệu sinh học không gây ra hiệu ứng nhà kính do lượng carbon dioxin chúng thải ra trong quá trình đốt cháy đã được hấp thụ từ không khí trong quá trình sản xuất sinh khối. Một số nước đã đặt mục tiêu tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học cho vận tải như Mỹ đặt mục tiêu thay thế 30% lượng xăng tiêu thụ bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh khối vào năm 2025, ấn độ đặt mục tiêu tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học từ 5% lên 20% vào năm 2012 và EU đặt ra thị phần nhiên liệu sinh học chiếm 6% trong tổng nhiên liệu tiêu thụ. Braxin là nước đứng đầu thế giới về nhiên liệu sinh học với nhiên liệu sản xuất từ sinh khối hiện chiếm 30% trong tổng nhiên liệu hiện đang sử dụng cho ngành vận tải Vai trò: Biodiesel còn được gọi Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Biodiesel, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng sạch. Tình hình sản xuất, phát triển: Nhu cầu về năng lượng trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2025, trong đó phần lớn mức tăng về nhu cầu dự kiến là từ các nước đang phát triển, nơi ó tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Phần lớn năng lượng hiện nay có nguồn gốc từ các nhiên liệu đốt cháy, một dạng nhiên liệu gây ô nhiễm, không tái chế được và có hạn. Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các cây trồng giàu năng lượng có tiềm năng giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu về năng lượng trong tương lai. Các sản phẩm: được sử dụng giống như dầu Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Việt Nam hiện có 5 dự án phát triển năng lượng sinh học ở góc độ thương mại ở cả 3 khu vực Bắc-Trung-Nam. Ba dự án sớm nhất sẽ đi vào sản xuất từ năm 2009 là nhà máy sản xuất ethanol 99,7% từ nguyên liệu sắn, quy mô 100 triệu lít/năm của Tổng Công ty Dầu Việt Nam với tổng mức đầu tư 85 triệu USD tại tỉnh Phú Thọ; dự án tương tự với quy mô sử dụng 100.000 tấn sắn nguyên liệu/năm của Công ty TNHH Đồng Xanh và dự án sản xuất ethanol 99,7%, quy mô 40 triệu lít/năm của Công ty nhiên liệu sinh học và hóa dầu Sài Gòn với đầu tư ban đầu 5 triệu USD. Hai dự án khác là nhà máy sản xuất ethanol 99,7% của Tổng Công ty Dầu (tại Khu công nghiệp Dung Quất) có quy mô 100 triệu lít/năm với tổng mức đầu tư 85 triệu USD và dự án PetroSetco (hợp tác với Nhật Bản) có quy mô 100 triệu lít/năm dự kiến triển khai vào năm 2010 Hội thảo quốc tế về năng lượng sinh học do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhằm giới thiệu những công nghệ, kỹ thuật mới về năng lượng thay thế cũng như chính sách riêng của 4 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Inđônêxia và Ấn Độ về năng lượng sinh học II – CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM: Luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép): Đặc điểm: Công nghiệp luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng của công nghiệp nặng, có lịch sử phát triển sớm trong lịch sử của nhân loại. Nó được coi là “ bánh mì của công nghiệp”, sản phẩm của nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Đây là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, tạo ra nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới Vai trò: là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại Tình hình phát triển, sản xuất: Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX cùng với việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe lửa và toa xe, tàu thuỷ và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ô tô các loại Sản lượng thép từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX tăng khá nhanh, gấp hơn 4 lần. Hiện nay, hằng năm thế giới sản xuất trên 800 triệu tấn thép. Những quốc gia đứng đầu về sản lượng thép là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Cộng hoà liên bang Đức, liên bang Nga, Hàn Quốc, Bra-xin Một số nước công nghiệp phát triển, chẳng hạn như Nhật Bản, tuy có trữ lượng quặng sắt hạn chế, song ngành sản xuất thép vẫn lớn mạnh nhờ nhập khẩu quặng từ các nước đang phát triển. Các sản phẩm: Máy móc Gia công kim loại Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Năm 1998 Việt Nam, mới nhập khẩu hơn 50.000 tấn thép phế liệu; năm 2000 đã nhập khẩu trên 170.000 tấn; và năm 2002 là 261.389 tấn nhưng thép vụn cho lò điện không đáng kể. Theo dự báo của Hiệp hội Thép, từ năm 2005 khi hàng loạt lò luyện kim của các nhà máy: Phú Mỹ, Cái Lân, Cửu Long, Hưng Yên, Hoà Phát... đồng loạt hoạt động, ngành thép khi đó đạt công suất trên 2 triệu tấn phôi thép/năm, thì nhu cầu thép phế liệu cho ngành luyện kim sẽ rất lớn. Thay vì đi nhập khẩu thép phôi như hiện nay, Việt Nam trở thành một thị trường nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất ra phôi thép. Và khi đó, chỉ một trở ngại nhỏ làm cản trở thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam là sẽ làm các lò luyện thép bị đình trệ vì "đói" nguyên liệu. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế hoạch định sự phát triển ngành thép Việt Nam. Luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt): Đặc điểm: Là ngành sản xuất cần khối lượng nguyên liệu lớn, quy trình sản xuất phức tạp với nhiều phân xưởng sản xuất kim loại màu khác nhau cùng tồn tại trong một xí nghiệp do đặc tính kim loại màu là quặng đa kim Vai trò: Tạo ra nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo (ôtô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử ) Tình hình phát triển, sản xuất: Trữ lượng và sản lượng khai thác kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển: Dămbia, Chilê, Inđônêxia Sản lượng kim loại màu tập trung ở các nước phát triển: Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, CHLB Đức ... Những nước sản xuất nhiều kim loại màu nhất thế giới đều là những nước công nghiệp phát triển. Tuy có trữ lượng quặng kim loại màu lớn, song các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp quặng tinh (ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Philippin, Ô-xtrây-li-a), khoảng 15 triệu tấn đồng (tập trung ở Chi-lê, Hoa Kì, liên bang Nga, Trung Quốc). Do công nghiệp điện tử bùng nổ mà nhu cầu tiêu thụ đồng ngày càng tăng Các sản phẩm: ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Việt Nam nằm trong số 10 nước giàu tài nguyên khoáng sản như: sắt, mangan, crôm, nhôm, đồng chì, kẽm, thiếc, titan, vonfram, vàng, bạc.... Rồi đây khi ra trường các em sẽ được công tác trong các nhà máy, các viện nghiên cứu, các trường.... và không lo thiếu chỗ làm việc vì ngành công nghiệp luyện kim nước nhà còn non trẻ. Hàng năm các nhà máy luyện kim đã và đang xây dựng, trong đó có nhiều cơ sở liên doanh với nước ngoài ở Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, TP HCM, Phú Mỹ.... đòi hỏi hàng trăm kỹ sư luyện kim trong lúc các cơ sở đào tạo chưa thể đáp ứng được. Đất nước đang cần có nhiều kỹ sư ngành luyện kim và công nghệ vật liệu III – CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ Đặc điểm: là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí ... Vai trò: Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này đã đạt tới đỉnh cao về trình độ và công nghệ. Còn đối với các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn Công nghiệp cơ khí đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy đông lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dung cho xã hội. Do đó, ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “Quả tim của công nghiệp nặng”. Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. Tình hình sản xuất và phát triển: Ngành công nghiệp cơ khí trên Thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trỉnh độ và công nghệ như các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các nước khu vực Tây Âu,Còn các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mầu đã có sẵn. Từ các hợp đồng chế tạo sản phẩm, thiết bị cơ khí trong nước, các doanh nghiệp đã mạnh dạn nhận các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các đối tác nước ngoài và tham gia vào thị trường xuất khẩu trong năm 2006. Hàng chục tấn thiết bị đường ống cút, van chịu mài mòn... cung cấp cho các dự án nhà máy điện đã được chế tạo và xuất khẩu đi Mỹ, Maliaxia và châu Âu. Hàng ngàn tấn kết cấu thép, lò hơi được xuất khẩu theo hợp đồng cho Nhà máy Điện BARH STPP của ấn Độ và các đối tác khác như: Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, úc. Còn nhiều doanh nghiệp cơ khí cũng có các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cơ khí đi các nước Đức, ý, Malaixia, úc, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch... với trị giá hàng chục triệu USD. Đáng chú ý là những sản phẩm xuất khẩu thiết bị toàn bộ do Tổng công ty LILAMA, mie, coma, Vinashin chế tạo. Cho đến nay, Lilama đã xuất khẩu 3.000 tấn thiết bị sang các nước với giá trị tổng cộng trên 50 triệu USD, MIE cũng đã đạt giá trị xuất khẩu hơn 10 triệu USD trong cả 2 năm 2005 và 2006. Riêng Coma đạt giá trị xuất khẩu hơn 4 triệu USD, còn Vinashin đạt 48 triệu USD xuất khẩu trong 2 năm 2005 và 2006. Bên cạnh các thiết bị toàn bộ hoặc hợp bộ, ngành Cơ khí còn đạt những thành tựu đáng kể trong xuất khẩu các máy móc thiết bị lẻ, phụ tùng và một số vật liệu kỹ thuật được Tổ chức ITC đánh giá và xếp hạng khá trên thị trường thế giới. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ Cơ khí thiết bị toàn bộ Cơ khí máy công cụ Cơ khí hàng tiêu dùng Cơ khí chính xác Máy có khối lượng và kích thước lớn: tua bin phát điện, dàn khoan dầu khí , máy tiện, phay, đầu máy xe lửa, tàu biển Máy có khối lượng và kích thước trung bình: máy bơm, xay sát, máy dệt, may, ôtô, tàu thủy nhỏ, ca nô Cơ khí dân dụng (tủ lạnh, máy giặt ) Máy phát điện loại nhỏ, đông cơ điêzen loại nhỏ Thiết bị nghiên cứu thí nghiệm y học, quang học Chi tiết máy của ngành hàng không, vũ trụ Thiết bị kĩ thuật điện Các sản phẩm: Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Là một nước đang phát triển, Việt Nam coi công nghiệp cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua, ngành công nghiệp cơ khí đã có những bước khởi sắc ban đầu, đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường trong nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành giai đoạn 2001- 2007 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,9%. Một số sản phẩm công nghiệp cơ khí đạt chất lượng tốt, có sức cạnh tranh ở thị trường.Riêng giai đoạn 2001-2006, ngành cơ khí Việt Nam được đánh giá đã đạt được những thành quả to lớn, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước, mà còn giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, mở ra một bước tiến mới khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu năm 2008 do Bộ Công Thương tổ chức vào trung tuần tháng 12/2007, ngành Cơ khí được xếp vào nhóm sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 2,2 tỷ USD, điều mà chỉ cách đây vài năm, ít ai dám nghĩ. Báo cáo tại Hội nghị đánh giá Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, cũng cho thấy, nếu như vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, ngành Cơ khí mới chỉ đáp ứng được khoảng 8-10% nhu cầu trong nước, thì đến những năm gần đây, con số này đã đạt 40%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 40%/năm. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với một ngành được coi là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, hiện nay, cả nước có khoảng 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí, thu hút trên 500.000 lao động, chiếm gần 12% lao động công nghiệp. Các doanh nghiệp cơ khí chủ yếu tập trung tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ chiếm gần 90% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Cơ khí cả nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí so với toàn ngành Công nghiệp đã tăng từ 8% lên 12%. Trong những năm qua, ngành Cơ khí đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Hàng năm, Ngành đã sản xuất trên 500 danh mục sản phẩm với tổng khối lượng hàng trăm ngàn tấn, đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt, Ngành còn chế tạo thành công dây chuyền thiết bị toàn bộ phục vụ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như xay xát gạo, mì ăn liền, chế biến chè, chế biến mía đường quy mô vừa và nhỏ, thiết bị xi măng, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, máy kéo nhỏ, động cơ diezen và xăng, thiết bị điện, một số sản phẩ

File đính kèm:

  • docBai 32 Bai 33.doc
Giáo án liên quan