Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Sau bài học học sinh cần :

 1.Về kiến thức.

- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.

 2.Về kĩ năng.

- Nhân biết được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

 3.Về thái độ,hành vi.

-Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam và tại địa phương mình.

-Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp )

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :

- Sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu phóng to theo SGK

- Các tranh ảnh về các hình thức tổ chức sản xuất trên thế giới hay ở Việt Nam và địa phương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 10 BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP THỜI GIAN: 1 TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học học sinh cần : 1.Về kiến thức. - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này. 2.Về kĩ năng. - Nhân biết được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 3.Về thái độ,hành vi. -Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam và tại địa phương mình. -Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu phóng to theo SGK - Các tranh ảnh về các hình thức tổ chức sản xuất trên thế giới hay ở Việt Nam và địa phương. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Mở bài: Cũng tương tự như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp cũng có sự phân công tổ chức sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế -xã hội và môi trường. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế đặc thù của từng lãnh thổ nên có sự khác biệt giữa các nơi. Chúng ta đi vào phần thứ nhất : Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1:Làm việc cá nhân. Bước 1: GV đặt câu hỏi: -Học sinh dựa vào nội dung SGK cho biết : Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? Bước 2: Gọi HS trả lời và bổ sung cho.GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: làm việc cả lớp . Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi: -Dựa vào SGK hãy cho biết các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Hoạt động 3: Làm việc nhóm. Bước 1:Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.Học sinh dựa vào nội dung sách giao khoa và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập sau: Điểm công nghiệp Khu công nghiệp Khái niệm Đặc điểm Quy mô Nhóm 1+2+3: Điểm công nghiệp. Nhóm 4+5+6: khu công nghiệp. Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời. Giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức. Hoạt động 4:Cả lớp. Bước 1: GV đặt câu hỏi: -Dựa vào nội dung sách giáo khoa và hiểu biết thực tế hãy cho biết : -Khái niệm trung tâm công nghiệp? -Đặc điểm trung tâm công nghiệp? -Quy mô trung tâm công nghiệp? -Liên hệ thực tế ở Việt Nam? Bước 2: HS trả lời.GV bổ sung và chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Cả lớp. Bước 1: GV đặt câu hỏi: -Dựa vào nội dung sách giáo khoa và hiểu biết thực tế hãy cho biết : -Khái niệm vùng công nghiệp? -Đặc điểm vùng công nghiệp? -Các vùng công nghiệp nổi tiếng trên thế giới? Bước 2: HS trả lời.GV bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Tạo điều kiện sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế- xã hội và môi trường. - Góp phần thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: 1. Điểm công nghiệp : * Khái niệm : Là hình thức tổ chức sản xuất đơn giản nhất trong đó có 1,2,3 xí nghiệp được phân bố ở những nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp. * Đặc điểm : gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ. Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ trong sản xuất. - Ví dụ: Điểm công nghiệp chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến cà phê ở Tây Nguyên, chế biến hạt điều ở Bình Phước, - Có sự phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh * Quy mô : Từ vài chục đến vài trăm ha, hàng ngàn công nhân. 2. Khu công nghiệp tập trung: * Khái niệm : Là khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. * Đặc điểm: Nằm ở khu vực có vị trí địa lí thuận lợi( gần sân bay, bến cảng, đường sắt, đường quốc lộ) và nơi ít có dân cư sinh sống. - Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, có sự hợp tác sản xuất cao. - Chi phí sản xuất thấp( nhân công, nguyên liệu, vận tải..) - Dịch vụ trọn gói - Môi trường chính trị và luật pháp ổn định. * Quy mô : Từ 50ha đến vài trăm ha - Đến tháng 7 – 2002 cả nước có68 khu công nghiệp, 4 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao. 3. Trung tâm công nghiệp: * Khái niệm: Là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn. * Đặc điểm: - Có các xí nghiệp nòng c - Các xí nghiệp dựa trên thế mạnh về tài nghiên thiên nhiên, nguồn lao động và vị trí địa lí thuận lợi... * Quy mô: Gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp có liên quan chặc chẽ về sản xuất, kĩ thuật kinh tế và quy trình công nghệ. VD : Trung tâm công nghiệp TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội ... 4. Vùng công nghiệp: * Khái niệm: Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp * Đặc điểm: Chia làm 2 vùng - Vùng công nghiệp ngành : Là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. - Vùng công nghiệp tổng hợp: Gọi là vùng công nghiệp với không gian rộng lớn gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu CN, trung tâm CN có mối liên hệ với nhau. - Có nét tương động về tài nguyên, vị trí địa lí, nhiều khu lao động cùng sử dụng chung năng lượng, giao thông vận tải. - Có một vài ngành chủ đạo tạo hướng chuyên môn hoá. *Phân bố:Những vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: vùng Loa ( Pháp), vùng Rua (Đức). 4. Củng cố : -Quan sát hình 33 trang 132 SGK hãy xác định tên các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo đúng vị trí. 5. Dặn dò : -Làm các câu hỏi và bài tập trang 132 SGK. -Chuẩn bị đồ dung cho bài thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Sinh viên kí tên

File đính kèm:

  • docBAI 33MOT SO HINH THUC CHU YEU CUA TO CHUC LANH THO CONG NHIEP.doc