Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 46: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, HS cần:

Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức này.

Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam

II. Thiết bị dạy học:

Các tranh ảnh, băng hình của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và Việt Nam.

Máy vi tính, máy chiếu.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 46: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 46: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức này. Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam Thiết bị dạy học: Các tranh ảnh, băng hình của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Máy vi tính, máy chiếu. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hđ1: Làm việc cả lớp GV đưa ra một số hình ảnh thể hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ chủ yếu: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp để học sinh có cái nhìn một cách khái quát về đặc điểm, quy mô của các hình thức này. Hđ2: GV giới thiệu về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Hđ3: Đưa 2 hình ảnh để giới thiệu cho hình thức tổ chức công nghiệp này. Phân xưởng chế biến điều Cơ sở chế biến gỗ Sơ đồ điểm công nghiệp: ? Có nhận xét gì về vị trí của xí nghiệp công nghiệp. ( XN phân bố phân tán, nằm trong khu dân cư, gần đường giao thông...) Hình ảnh về một xí nghiệp may. Số lượng công nhân tùy thuộc vào quy mô từng xí nghiệp. ? Hình thức tổ chức điểm công nghiệp có thuận lợi, khó khăn gì? Thuận lợi: § Cơ động, dễ ứng phó với các sự cố. § Dễ thay đổi thiết bị. § Không bị ràng buộc và không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác. Khó khăn: § Tốn kém vào đầu tư cơ sở hạ tầng. § Các chất phế thải bị lãng phí do không tận dụng được. § Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. Giá thành sản phẩm cao. Hđ 4: Dựa vào sơ đồ khu công nghiệpà có nhận xét gì? (gồm nhiều xí nghiệp, có vị trí thuận lợi: gần đường giao thông ,đường sắt, bộ,bến cảng, sân bay, cơ sở vật chất tương đối tốt, có bến bãi, kho vận hàng hóa...) Khu công nghiệp Lê Minh Xuân à nhận xét gì? Là khu vực có ranh giới nhất định, có vị trí khá thuận lợi: cách sân bay Tân Sơn Nhất 18 km, cách quận 1: 19 km, cách cảng Sài Gòn 20 km. Đồng thời nằm gần các đường giao thông đường bộ: quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, xa lộ Bình Thuận, giữa các xí nghiệp có sự hợp tác sản xuất ....) Đưa bản đồ khu công nghiệp Việt Nam- Singapo à ? Cho học sinh nhận xét Hình ảnh về mô hình khu công nghiệp ở Bắc Kinh? à Có sự quy hoạch rõ ràng, trong khu vực không có dân cư sinh sống, dịch vụ trọn gói, có sự liên kết, hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp làm giảm chi phí sản xuất, vị trí thuận lợi.... Liên hệ: Việt Nam có những KCN, KCX nào? à Đến 7/2002 có 68 KCN và 48 KCX( KCX Tân Thuận, Linh Trung 1&2, Đà Nẵng) có 1 khu công nghệ cao Hòa Lạc. Giới thiệu hình ảnh 2 khu công nghiệp: KCN Lê Minh Xuân KCN Việt Nam- Singapo à Khu vực tập trung các xí nghiệp công nghiệp, có khả năng hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp, chi phí sản xuất thấp, cơ sở vật chất khá tốt, .... Hđ 5: Dựa vào sơ đồ trung tâm công nghiệp à nhận xét? à Khu vực tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp ( cơ khí, chế tạo máy; sản xuất, lắp ráp điều hòa; sản xuất lắp ráp điện tử; chế biến, sản xuất đồ gỗ; dệt may; chế biến thực phẩm... gắn liền với đô thị, xen lẫn trong khu dân cư. Mạng lưới giao thông phát triển bao gồm: hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng. Cơ sở vật chất, hạ tầng khá hoàn chỉnh, có kho vận tải bốc xếp hàng hóa... Hình ảnh trung tâm công nghiệp Ditroi (Hoa Kỳ) –là một trung tâm công nghiệp lớn của một quốc gia có nền kinh tế phát triển, cơ sở vật chất, hạ tầng rất tốt và hiện đại. Các xí nghiệp, khu công nghiệp này có sự liên kết khá chặt chẽ với nhau. Giới thiệu trung tâm công nghiệp Thượng Hải qua bản đồ à nhận xét ? Thượng Hải là một thành phố đông dân, nguồn lao động dồi dào, là thành phố công nghiệp phát triển, có vị trí khá thuận lợi, hệ thống giao thông gồm cả mạng lưới đường sắt dày đặc, đường thủy với hệ thống cảng sông, cảng biển, có cả cảng quốc tế Thượng Hải; 2 sân bay quốc tế làHongqiao vàPudong, các xí nghiệp công nghiệp, khu công nhiệp trong trung tâm có sự liên kết rất chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ...à điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển. ? Liên hệ Việt Nam: Dựa vào bản đồ công nghiệp kể tên các trung tâm công nghiệp ở nước ta? à( TTCN Hà Nội, TTCN Hải Phòng, TTCN Đà Nẵng, TTCN Tp Hồ Chí Minh, TTCN Biên Hòa, TTCN Vũng Tàu. Hđ 6: Dựa vào sơ đồ vùng công nghiệp à nhận xét. à Là khu vực rộng lớn tập trung nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ gồm các ngành: hóa chất, dệt, thực phẩm, khai thác than, luyện kim đen, CN chế tạo máy...Mạng lưới giao thông dày đặc, rất phát triển: hệ thống đường bộ, đường sắt ... Giới thiệu hình ảnh vùng công nghiệp Liverpool(Anh) àlà thành phố lớn đồng thời là vùng công nghiệp rất phát triển nhiều ngành công nghiệp có sự trao đổi, giao lưu, liên kết với nhau khá chặt chẽ. ? Liên hệ Việt Nam: Kể tên các vùng công nghiệp ở nước ta dựa vào bản đồ công nghiệp chung? à Vùng công nghiệp Bắc Bộ Vùng công nghiệp Trung Bộ Vùng công nghiệp Đông Nam Bộ Lập bảng phân biệt các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Điểm CN Khu CN Trung tâm CN Vùng CN Khái niệm Hình thức TCLTCN đơn giản nhất. Hình thành và phát triển trong thời kỳ CNH Hình thức TCLTCN ở trình độ cao. Hình thức cao nhất của TCLTCN. Quy mô Nhỏ 1-2 XN, có vài chục, vài trăm hoặc vài nghìn công nhân. Từ 50 ha trở lên đến vài trăm ha. Gồm các KCN và nhiều XN có quan hệ chặt chẽ về SX, kỹ thuật kinh tế và quy trình công nghệ. Có không gian rộng lớn gồm nhiều XN, cụm CN, KCN, trung tâm CN, có mối liên hệ với nhau. Ví dụ Cơ sở chế biến chè ở Mộc Châu ( Sơn La), chế biến cà phê ở Tây Nguyên... KCN ĐàNẵng, KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Singapo,.... TTCN Tp Hồ Chí Minh, TTCN Hải Phòng, TTCN Ditroi (Hoa Kì), TTCN Thượng Hải... Vùng CN Loren (Pháp), vùng CN Bơcminham(Anh),vùng CN hóa chất Rua(Đức). IV Hoạt động nối tiếp: HS làm các câu hỏi trắc nhiệm để củng cố bài V . Đánh giá: HS phân biệt được điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. I.Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Góp phần thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. II.Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Điểm công nghiệp: a.Khái niệm: Là điểm dân cư với một, hai xí nghiệp sản xuất độc lập trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ. b. Đặc điểm: Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán, giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất. Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, có công nghệ sản phẩm hòan chỉnh. c. Quy mô: Vài chục hoặc vài trăm, hàng nghìn công nhân tùy thuộc tính chất từng xí nghiệp. 2. Khu công nghiệp tập trung: a.Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh thị trường trên thế giới. b. Đặc điểm: Không có dân sinh sống, vị trí địa lý thuận lợi (gần các sân bay, bến cảng, đường sắt, đường ôtô). Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng. Chi phí sản xuất thấp. Dịch vụ trọn gói. Môi trường chính trị và luật pháp ổn định. c. Quy mô: Từ 50 ha trở lên đến vài trăm ha. 3. Trung tâm công nghiệp: a.Khái niệm: Là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn. b. Đặc điểm: Gồm nhiều xí nghiệp lớn, có thể xí nghiệp liên hợp, hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do xí nghiệp này quyết định. Các xí nghiệp này dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vị trí thuận lợi. c. Quy mô: Gồm các khu chế xuất và nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, kinh tế, và quá trình công nghệ. 4. Vùng công nghiệp: a. Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đặc điểm: Vùng công nghiệp ngành: Là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. Ví dụ: Vùng công nghiệp hóa chất Rua ở CHLB Đức, vùng công nghiệp luyện kim Uran của Liên bang Nga.... Vùng công nghiệp tổng hợp: thường gọi là vùng công nghiệp. Có không gian rộng lớn gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau. Có một số nhân tố tương đồng(sử dụng chung một vài loại về tài nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi, cùng sử dụng nhiều lao động, cùng sử dụng chung hệ thống năng lượng, giao thông vận tải...). Có một vài ngành chủ đạo tạo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ: Vùng CN Xôphia ( Bungari): Có trung tâm là thủ đô Xôphia, với các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, thuộc da, đóng giày, in và thực phẩm.

File đính kèm:

  • docbai 46-giao an.doc
  • pptbai 46-powerpoint.ppt
Giáo án liên quan