Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 56: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới

I. Mục tiêu bài học

1- Về kiến thức

+ Củng cố kiến thức về địa lý ngành công nghiệp năng lượng, một ngành cơ bản và quan trọng của công nghiệp nặng

+ Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng các nguồn năng lượng trong gần hai thế kỷ.

2- Về kỹ năng

+ Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, Dầu, Điện, Thép.

+ Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.

II. Thiết bị dạy học

+ Thước kẻ, bút chì, bút màu.

+ Máy tính cá nhân.

+ Giấy kẻ ôli.

III. Hoạt động dạy học.

+ GV nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 56: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 tháng 4 năm 2007 Lê Văn Đỉnh Chương trình nâng cao Tiết 56 Bài 47 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới. I. Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức + Củng cố kiến thức về địa lý ngành công nghiệp năng lượng, một ngành cơ bản và quan trọng của công nghiệp nặng + Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng các nguồn năng lượng trong gần hai thế kỷ. 2- Về kỹ năng + Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, Dầu, Điện, Thép. + Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ. II. Thiết bị dạy học + Thước kẻ, bút chì, bút màu. + Máy tính cá nhân. + Giấy kẻ ôli. III. Hoạt động dạy học. + GV nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ1 cá nhân + Học sinh vẽ biểu đồ vào vở ghi. + GV nhận xét và bổ sung cho học sinh các thiếu sót trong quá trình vẽ biểu đồ. ...................................... HĐ 2 Thảo luận nhóm + Các nhóm ( 4 nhóm ) cùng thảo luận một nội dung câu hỏi sau: * Phân tích và nhận xét sự thay đổi cơ cấu năng lượng của thế giới. * Giải thích. + Đại diện các nhóm trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. 1. Vẽ biểu đồ + Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ miền. + Chọn kích thước. + Các yêu cầu khác. .................................................................................... 2. Phân tích và nhận xét, giải thích: + Năng lượng truyền thống ( Than, củi) đang có xu hướng giảm : 1860: 80% đến 1920 còn 25% sau 1 thế kỷ còn 2% Vì: Củi, Gỗ là loại TN có thể phục hồi nhưng chậm nên gây ảnh hưởng nhiều mặt ( xói mòn đất, khí hậu nóng lên, ảnh hưởng xấu đến môi trường.) + Than đá: Tăng nhanh từ cuối thế kỷ 19 đạt cao nhất đầu thế kỷ 20, từ nửa sau thế kỷ 20 bắt đầu giảm do khai thác than gây ô nhiễm môi trường và chủ yếu có dầu mỏ thay thế. + Dầu mỏ, Khí đốt: Phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ 20. nhưng sang thế kỷ 21 giảm vì : Xung đột, khủng hoảng Dầu mỏ, cạn kiệt , hiện nay đã tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế. + Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện : Được sử dụng vào những năm 40 của thế kỷ 20 trong đó quan trọng nhất là nguồn Thuỷ năng chiếm 20%. + Năng lượng mới : Nguồn năng lượng sạch, được sử dụng vào cuối thế kỷ 20, dự tính vào giữa thế kỷ 21 nguông năng lượng mới sẽ chiếm 50% cơ cấu năng lượng của thế giới. IV. Đánh giá : GV tổng kết bài thực hành rút ra các bài học kinh nghiệm. V. Hoạt động nối tiếp: + HS hoàn thành tiếp ở nhà + Nghiên cứu bài: 48.

File đính kèm:

  • docTiet 56 Bai 47 NC.doc