Hưỡng dẫn làm bài thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học

1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?

Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:

- Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.

- Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.

- Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.

2. Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH?

- Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.

- Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp.

- Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn.

- Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.

 

doc73 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hưỡng dẫn làm bài thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 . VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta: - Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước. - Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế. - Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH. 2. Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH? - Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu. - Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. - Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn. - Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới. 3. Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào? - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %). - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. - Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt. 4. Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. - Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ. - Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. - Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương. - Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chủ đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Nội dung1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Nêu đặc điểm vị trí địa lí? - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương,Gần trung tâm của khu vực ĐNÁ - Vừa gắn với lục địa Á-Âu vừa thông ra TBDg. Trên đất liền: phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp Biển đông. Trên biển giáp: Trung Quốc, camphuchia, thailan, malaixia, xingapo, indonexia, brunay, philippin. - Nằm trong múi giờ số 7 - Tọa độ địa lý : Điểm xa nhất Trên đất liền Trên biển + Cực Bắc : 23o23’ B xã Lũng Cú ( Hà Giang ) + Cực Nam: 8o34’ B xã Đ.Mũi (Cà Mau ) 6o50’B + C Đông : 109o24’Đ xã Vạn Thạnh(Khánh Hoà) 117o20’Đ + Cực Tây: 102o9’ Đ xã Xín Thầu ( Điện Biên) 101o Đ 2. Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta? bao gồm: a. Vùng đất gồm đất liền & hải đảo : - D.tích 331 212 Km2 ( 2006) - Địa giới dài 4600 km : + Giáp TQ : 1.400 Km + Giáp Lào : 2.100 Km + Giáp CPC : 1.100 Km Biên giới thường là đỉnh núi, sống núi, sông, được thông thương với các nước qua các cửa khẩu - Bờ biển: + Dài 3260 Km từ Móng Cái đến Hà Tiên + Qua 28 tỉnh thành có thể trực tiếp khai thác nguồn lợi BĐông - Hải đảo : + Khoảng > 4000 đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo vên bờ + Có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa (Đà Nẵng) & Trường Sa (Khánh Hoà ). b.Vùng biển: hơn 1 triệu Km2: Vùng biển Phạm vi Quyền hạn của nước ven biển Đường cơ sở Mép nước khi thủy triều xuống (Vùng có nhiều đảo ở thì được tính từ đường nối liền các đảo nằm ở vòng ngoài ) Nội thủy Là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, tiếp giáp với đất liền Có quyền như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.(Tàu nước ngoài không được qua lại) Lãnh hải cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển & được phân định trên vịnh với các nước hữu quan thuộc chủ quyền QG trên biển (Tàu nước ngoài được qua lại không gây hại, không cần xin phép) Tiếp giáp lãnh hải Là vùng rộng 12 HLí ngoài lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền của QG ven biển Có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh QP, kiểm soát thuế, y tế, môi trường, nhập cư.. Vùng đặc quyền kinh tế Là vùng rộng 200 HL tính từ đường cơ sở Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nước ngoài được tự do hằng hải, hàng không, đặt đường ống, cáp Thềm lục địa Là phần đáy biển tính tới độ sâu 200m nơi thềm hẹp dưới 200 hải lí cách đường CS thì được tính đến 200 Hải lí Có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ & quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa . C.Vùng trời : là khoảng không bao trùm trên lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo và bên ngoài lãnh hải nước ta 3. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta? a. Ý nghĩa về tự nhiên - Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt. - Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật. - Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng * Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới. à Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch) - Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. *Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới. 4. Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH? a. Vị trí địa lí: b. Thuận lợi: - Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. - Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. - Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Sinh vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại. c. Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm. 5. Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta? - Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. - Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản - Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển. - Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai. - Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển. Nội dung 2 . Đặc điểm chung của tự nhiên BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào? a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước. - Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ ở đồng bằng hạ lưu sông, quá trình caxtơ mạnh, d.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người : miền núi: làm ruộng bậc thang, đốt rừngà tăng xói mòn, đông bằng: đắp đê, 2. vị trí, đặc điểm của vùng núi đông bắc, trường sơn bắc, trường sơn nam? Vùng núi Vị trí Đặc điểm ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu sinh vật Đông bắc Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Chủ yếu là đồi núi thấp. - Hướng núi: vòng cung - Hướng nghiêng: Tây bắc – Đông Nam. - Các dãy núi chủ yếu: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Sông ngòi cũng có hướng vòng cung như sông cầu, s thương, S lục Nam. Các núi vòng cung mở rộng về phía trung Quốcà gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhậpà khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, sinh vật xuất hiện nhiều loài của vùng cận nhiệt đới. Đông bắc Giữa sông Hồng và sông Cả - Địa hình cao nhất nước ta - Hướng địa hình: Tây bắc – Đông Nam. - Hướng nghiêng: Tây bắc – Đông Nam. - Các dãy Núi chính: phía đông là dãy hoàng liên sơn đồ sộ, phía tây là các dãy núi trung bình Pu Đen Đinh, pu sam sao, ở giữa là các cao nguyên đá vôi. - Sông ngòi: theo hướng tây bắc- đông nam: sông đà, sông Mã, s Chu. Địa hình caoà khí hậu phân hóa theo độ cao( nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới); sinh vật cũng phân hóa theo độ cao. Trường Sơn Bắc Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. Cao ở 2 đầu( Nghệ an và TT Huế), thấp trũng ở giữa. - Chủ yếu là đồi núi thấp và trung bình chiếm ưu thế. - Hướng sông ngòi: + Phía bắc: có hướng Tây Bắc - Đông nam ( sông Danh, S Cả). + Phia nam: có hướng tây đông. Hình thành khí hậu Đông và tây trường sơn à gió fơn: gây khô hạn ở đông trường sơn(DH Nam Trung Bộ). Trường Sơn Nam Nam Bạch Mã xuống phía nam. - Địa hình bất đối xứng giữa phía đông và tây. - Phí đông là các khối núi con tum, cực Nam Trung Bộ: cao đồ sộ nghiêng dần về phía đông. - Phia staay là cao nguyên bazan Play Cu, Đăk Lawk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng với độ cao: 500-800-1000m. - Sông ngòi có hai hướng: Tây- đông hoặc đông tây. - Hình thành khí hậu đông và tây trường sơnàgió fơn. - Cảnh quan sinh vật thay đổi khác nhau giữa trường sơn đông và trường sơn tây theo mùa. 3. Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa vùng núi Đông Bắc - Tây Bắc và Trường Sơn Bắc – trường sn nam. Vùng núi Đông bắc Đông bắc Giống nhau Hướng nghiêng chung thấp dần từ TB xuống ĐN Khác nhau - Tây Bắc cao nhất nước ta, xen giữa là các cao nguyên đá vôi. - Hướng núi: TB-ĐN. - Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp. - Hướng núi: vòng cung. Vùng núi Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Giống nhau Đều là núi thấp và trung bình Khác nhau TSB: hướng tây bắc- đông nam là chủ yếu. không có cao nguyên. TSN: hướng vòng cung, kinh tuyến lệch tây, có các cao nguyên, sườn tây thoải, sườn đông dốc. Lưu ý: ngoài ra câu hỏi có thể chia nhỏ thành 4 câu như sau: 2. Địa hình núi vùng Đông Bắc có những đặc điểm gì? - Vị tri: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Đặc điểm: + với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. + Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. + Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam. + Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m. 3. Địa hình núi vùng Tây Bắc có những đặc điểm gì? ảnh hưởng của chúng đến phân hóa khí hậu? - Vị trí: Giữa sông Hồng và sông Cả - Đặc điểm: +, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) + Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây + Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu) - Ảnh hưởng: + Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao + Khí hậu phân hóa theo hướng địa hình. 4. Địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc có những đặc điểm gì? - Vị trí: Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Đặc điểm: + Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. + Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã-ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam. 5. Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì? - Vị trí: nam bạch mã xuống phía nam. - Đặc điểm: + Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ. + Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc. + Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500-800-1000 m: Plây-cu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam. 6. Hãy nêu nguồn gốc hình thành, đặc điểm và sự phân bố của bán bình nguyên và đồi núi trung du ở nước ta? Noäi dung Baùn bình nguyeân Ñoài trung du Nguoàn goác Taïi vuøng taân kieán taïo oån ñònh, ranh giôùi giöõa vuøng naâng vaø vuøng suït Chuyeån tieáp giöõa vuøng ñoàng baèng vaø mieàn nuùi Ñaëc ñieåm Beà maêt Löôïng soùng, ñoä cao tuyeät ñoái 100-200m, ñoä doác <80 Ñoä cao tuyeät ñoái 500m, ñoä doác 8-150 Phaân boáá Ñoâng nam boä, trung du phuù thoï, vónh phuùc, Roäng nhaát laø ñoâng baéc, töø ngaân sôn ñeán duyeân haûi 7. Vị trí, đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL và các đồng bằng duyên hải miền trung? Đồng bằng Diện tích Đặc điểm ĐB sông Hồng 15 nghìn Km2 - Nguyên nhân hình thành: do sông Hồng và S Thái Bình bồi đắp. - Đặc điểm: + Địa hình: cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt nhiều ô, dọc ven sông có hệ thông đê bao bọc. + Đất: phù xa ngọt là chủ yếu ( ngoài đê được bồi đắp thường xuyên). + D tích: khó mở rộng. ĐB S Cửu Long 40 nghìn Km2 - Nguồn gốc hình thành: do sông tiền và S Hậu bồi đắp. - Đặc điểm: + Địa hình: thấp và phẳng, không có đê, mang lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều nhiều vùng trủng: Đồng Tháp mười, Tứ Giác Long Xuyên. + Đất: được phù xa hàng năm( mùa lũ đất bị ngập nước, mùa cạn đất nhiễm phèn, mặn 2/3 d tích). Các đồng bằng DHMT 15 nghìn km2 - Ngồn gốc hình thành: biển đóng vai trò là chủ yếu và phù xa sông. - đặc điểm: + Nhỏ hệp, bị chia cắt bởi các dãy núi ăn ra phía biển. thường chia làm 3 giải: giáp biển là cồn cát, đầm phá, vụng, vĩnh; giữa là vùng thấp trũng. Trong cùng đã bòi tụ thành đồng bằng ( ĐB thanh hóa, nghệ an, quang nam, phú yên tương đối rộng). + Tính chất: ít phù xa , nhiều cát, nghèo dinh dưỡng. 8. Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình? Khu vực Thế mạnh Hạn chế Đồi núi - Tập chung nhiều khoáng sản: nội sinh ở vùng đồi núi như : đồng, chì, sắt, thiếc, niken, crôm, vàng, khóang sản ngoại sinh như: bôxit, apatit , đá vôi, than đálà nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp - Tài nguyên rừng: giàu có về thành phần loài động thực vật với nhiều loài quí hiếm - Đất: sản xuất nông nghiệp: + Các bề mặt cao nguyên phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. + Vùng cao có thể nuôi trồng được các loài cận nhiệt và ôn đới. + Vùng bán bình nguyên & đồi thể trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả - Sông ở miền núi có tiềm năng phát triển thủy điện. - Tiềm năng du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ - Địa hình núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông, cho việc khai thác các tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Nơi xảy ra nhiều thiên tai vào mùa mưa như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất - Có nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy sâu. - Xoáy lốc, mưa đá, sương muối, rét hại gây tác hại cho SX và đời sống Đồng bằng - Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản. - Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp - Phát triển hệ thống GTVT đường bộ, đường sông. - Bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. - ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trùng ngập nước. - ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn. - Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng. 9. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta? a. Khí hậu: - Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ. - Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. b. Sinh vật và thổ nhưỡng: - Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn núi cao. - Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi. 10. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? a. Thuận lợi: + Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựngThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. + Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn. + Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc giaNên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ + Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới. + Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh tháithuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan b. Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muốiKhó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai. 11. So s¸nh sù gièng nhau vµ kh¸c nhau gi÷a ®ång b»ng s«ng Hång vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long a. Gièng nhau - §Òu lµ c¸c ®ång b»ng ch©u thæ réng lín nhÊt n­íc ta. - H×nh thµnh trªn c¸c vïng sôt lón ë h¹ l­u c¸c con s«ng. - Bê biÓn ph¼ng, cã vÞnh biÓn n«ng, thÒm lôc ®Þa më réng. - §Þa h×nh t­¬ng ®èi b»ng ph¼ng thuËn lîi cho viÖc c¬ giíi ho¸. - §Êt phï sa mµu mì, thuËn lîi cho viÖc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. b. Kh¸c nhau ( Vị trí, diện tích, đặc điểm của hai đồng bằng xem câu 7). BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1. Biển Đông có những đặc điểm gì? ( khái quát về biển đông)? - Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2( lớn thứ 2 trong các biển thái bình dương). - Là biển tương đối kín, xung quanh có đảo, quần đảo bao bọc, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm( nhiệt độ cao > 230C, độ muối 30-330/00 và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú( cá > 2000 loài, > 100 loại tôm,). 2. Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam?( biểu hiện và ý nghĩa): Biểu hiện Ảnh hưởng( ý nghĩa): Khí hậu - Tăng ẩm cho các khối khí qua Biển mang lại lượng mưa và ẩm lớn > 80%. - Làm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết: biến thời tiết lạnh khô vào mùa đông sang lạnh - ẩm, dị bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. - Điều hòa khí hậu à làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương. - Tạo điều kiện cho cảnh quan TN nhiệt đới phát triển. Địa hình Đa dạng: vịnh cựa sông, bãi biển, cồn cát, đầm phá, vụng vịnh nước sâu, đảo ven bờ nhiều hang động( Hạ Long), san hô - Xây dựng cảng. - Nuôi trồng thủy, hải sản. - Phát triể: khu nghỉ mát, an dưỡng, tắm biển Các hệ- sinh thái vùng ven biển - HST rừng ngập mặn: 450.000ha( thứ 2 thế giới). - HST trên đất phèn( HST cửa sông). - HST trên các đảo( HST rạn san hô). - Mang lại nguồn TN lâm sản giàu có và độc đáo. - Môi trường nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch thuận lợi. TNTN vùng Biển - Khoáng sản: + Dầu mỏ, khí đốt: có 4 bể trầm tích: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng. + Ti tan: các bãi cát ven biển lớn. + Muối: thuận lợi nhất là Nam Trung Bộ. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và các dịch vụ liên quan: tiêu dùng và xuất khẩu - Hải sản:giàu TP loài, năng suất sinh học cao, nhất ven bờ: 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển, > 100 loài tôm; vài chục loài mực, hàng nghìn SV phù du. Một số loài có giá trị kinh tế lớn và đặc sản. vd: yến sào, đồ mồicac rạn san hô: Trường xa, H Sa. Thiên tai Bão, sạt lỡ bờ biển, nạn cát bay, cát chảy và hoang mạc hóa, gió mùa. ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của các vùng ven biển nước ta. BÀI 9 + 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ? Giải thích nguyên nhân? a. Tính chất nhiệt đới: - Biểu hiện: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước trên 200C( trừ vùng cao) + Tổng nhiệt độ: phía bắc ( 8000oC), phía nam từ 14oB trở vào(> 9500oC) + Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm + Tổng bức xạ: > 130 kcal/cm2/năm + Cân bằng bức xạ luôn luôn dương và đạt 75 kcal/cm2/năm - Nguyên nhân: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến: góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Biểu hiện: +Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500– 4000 mm. + Độ ẩm không khí cao trên 80%. + Cân bằng ẩm luôn luôn dương. - Nguyên nhân: Năm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, giáp biển đông; các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn. 2. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó? Giã mïa Nguån gèc Thêi gian ho¹t ®éng Ph¹m vi ho¹t ®éng H­íng giã KiÓu thêi tiÕt ®Æc tr­ng Giã mïa ®«ng Tõ ¸p cao Xibia Th¸ng 11-4 MiÒn B¾c ( Tõ d¸y b¹ch m· trë ra). §«ng B¾c T¹o ra mua ®«ng l¹nh ë miÒn b¾c: - Nöa ®Çu mïa ®«ng: l¹nh kh«. - Nöa sau mïa ®«ng: l¹nh Èmàm­a phïn cho vïng ven biÓn, §BSH, BTB. Giã mïa h¹ ¸p cao Ên §é D­¬ng ( ®Çu mïa) Th¸ng 5-7 C¶ n­íc T©y Nam - Nãng Èm ë Nam Bé vµ T©y Nguyªn - Nãng kh«: f¬n B¾c Trung Bé, §BSH, Nam T©y B¾c. ¸p cao cËn chÝ tuyÕn Nam.( gi÷a vµ cuèi mïa) Th¸ng 6-10 C¶ n­íc T©y Nam. riªng B¾c Bé cã h­íng §«ng Nam Nãng vµ m­a nhiÒu ë c¶ miÒn B¾c vµ miÒn Nam. KÕt h¬p víi ho¹t ®éng cña Héi t

File đính kèm:

  • docgiao an on tot nghiep danh cho hoc sinh tu hoc.doc