Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 7: Hệ quả địa lý các chuyển động của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1 - Về kiến thức

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế và Sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất.

- Hiểu được bản chất của đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất. Ngày đêm dài ngắn theo mùa.

2 – Về ký năng

+ Xác định các múi giờ trên trái đất, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động ở trên bề mặt đất, đường chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời.

+ Xác định góc chiếu của tia sáng mặt trời vào các ngày : 21/3; 22/6; 23/9 và 22/12 ở các hình vẽ và rút ra kết luận: Trục của trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt trời dẫn đến sự thay đổi các góc chiếu ở 4 vị trí đặc biệt, hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

+ Phóng to các hình vẽ trong bài.

+ Quả địa cầu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ Bài cũ : Trình bày các chuyển động chính của trái đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 7: Hệ quả địa lý các chuyển động của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29 tháng 9 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình nâng cao Tiết 7 Bài 6 Hệ quả Địa lý các chuyển động của trái đất I. Mục tiêu bài học 1 - Về kiến thức - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế và Sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất. - Hiểu được bản chất của đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. 2 – Về ký năng + Xác định các múi giờ trên trái đất, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động ở trên bề mặt đất, đường chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời.... + Xác định góc chiếu của tia sáng mặt trời vào các ngày : 21/3; 22/6; 23/9 và 22/12 ở các hình vẽ và rút ra kết luận: Trục của trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt trời dẫn đến sự thay đổi các góc chiếu ở 4 vị trí đặc biệt, hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa. II. Thiết bị dạy học + Phóng to các hình vẽ trong bài. + Quả địa cầu. III. Hoạt động dạy học + Bài cũ : Trình bày các chuyển động chính của trái đất. + Mở bài: Trái đất chuyển động không ngừng quanh trục và xung quanh mặt trơì. Vậy những chuyển động đó đã gây nên những hậu quả gì ? Hôm nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này . Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ 1: cả lớp Nghiên cứu SGK+ vốn hiểu biết em hãy xác định + nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất? + GV bổ sung và chuẩn kiến thức ............................................................. HĐ 2: cá nhân + Quan sát hình 6.1+SGK Hãy cho biết: Trái Đất chia làm bao nhiêu múi giờ, mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến? + Nhìn vào bản đồ các múi giờ trên thế giới, em hãy cho biết Việt Nam nằm trong múi giờ số mấy và có cùng múi giờ với các quốc gia nào? - GV giải thích cho HS hiểu vì sao lại phải sử dụng đường chuyển ngày quốc tế + GV bổ sung và chuẩn kiến thức .............................................................. HĐ 3: cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình 6.2 trong SGK hãy cho biết: * Sự lệch hướng chuyển động... ở 2 BC * Nguyên nhân * Tác động ..... + HS trả lời. + GV bổ sung và chuẩn kiến thức .............................................................. HĐ 4: Nhóm ( chia lớp thành 4 nhóm) * Nhóm 1 + Dựa vào hình 6.3 và 6.4 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: - Nguyên nhân của chuyển động biểu kiến ? - Khu vực nào trên Trái Đất Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm? - Khu vực nào trên Trái Đất Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm? - Khu vực ngoại chí tuyến Mặt Trời có lên thiên đỉnh không? ........................................................... *Nhóm 2 + Dựa vào hình 6.4 và 6.5 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: - Vì sao có hiện tượng mùa trên trái đất - Vị trí và khoảng thời gian các mùa... - Vì sao các mùa lại trái ngược nhau ở 2 bán cầu ? .............................................................. * Nhóm 3+4 + Dựa vào hình 6.4 và 6.5 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: - Thời gian nào, mùa nào nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm? nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm ? - Thời gian nào, mùa nào nửa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm? nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm ? - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi theo vĩ độ ? Vì sao ? * Đại diện các nhóm trả lời, GV chuẩn kiến thức. I. hệ quả chuyển động tự quay của trái đất 1. Sự luân phiên ngày đêm Nguyên nhân (1) Trái Đất hình cầu (2) Trái Đất tự quay quanh trục Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất kết quả .............................................................. 2. Giờ trên Trái Đất vả đường chuyển ngày quốc tế - Bề mặt Trái Đất chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15º kinh độ. - Giờ của các múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở các múi giờ bên trái múi giờ số 0 - Múi giờ số 0 đuợc lấy làm khu vực giờ gốc, giờ tính theo giờ của khu vực giờ gốc là giờ GMT. - Việt Nam nằm trong múi giờ số 7 - Kinh tuyến 180º là kinh tuyến đổi ngày quốc tế ............................................................... 3 . Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể - Các vật thể chuyển động trên Trái Đất(các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đờng đạn bay...) đều chịu tác động của lực Côriôlit. - Các vật chuyển động trên bán cầu Bắc bị lệch về bên phải của huớng chuyển động. - Các vật chuyển động ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái của huớng chuyển động ............................................................. II. hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất. 1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời. - K/N : ......... - Trục của trái đất nghiêng và không đổi phương...... ............................................................ 2. Hiện tượng mùa. - Một năm chia thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông - ở các nước miền ôn đới 4 ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là 4 ngày khời đầu cho 4 mùa. - ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc. ............................................................. 3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi quay quanh Mặt Trời ’ hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - ở xích đạo quanh năm có ngày đêm bằng nhau - ở 2 cực quanh năm có 6 tháng là ngày, 6 tháng là đêm. IV. Đánh giá + GV gọi 2 HS lên, mối HS tổng kết lại 1 hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quay xung quanh mặt trời của Trái Đất. + Yêu cầu HS giải thích câu ca dao sau: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” + GV tổng kết lại cho chính xác và ra bài tập về nhà. V. Hoạt động nối tiếp - Làm bài tập 3 trong SGK. Trang 32

File đính kèm:

  • docTiet 7 Bai 6 NC.doc
Giáo án liên quan